Độc đáo trò chơi đánh tu lu của người Mông (Điện Biên) trong ngày Tết
Từ bấy lâu nay, mỗi dịp 'Tết đến Xuân về', người dân tộc Mông (Điện Biên) lại tổ chức nhiều trò chơi dân gian độc đáo như: Ném pao, đẩy gậy, rồng ấp trứng, bắn nỏ, đánh tu lu... Trong đó, trò chơi đánh quay (tu lu) thu hút số đông các bạn trẻ và thanh niên trai tráng trong làng đến tham gia.
![Theo tìm hiểu, người Mông tại tỉnh Điện Biên từ lâu đã biết sử dụng con quay làm bạn. Đây là món đồ chơi mà anh hoặc bố làm cho họ và theo họ mỗi ngày “Tết đến Xuân về”. Con quay tu lu đã gắn liền với tuổi thơ mỗi người dân tộc Mông, khi 5- 6 tuổi, những đứa trẻ Mông đã được bố mẹ, ông bà làm cho tu lu để chơi cùng bạn bè.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_01_197_51374115/b05839b705f9eca7b5e8.jpg)
Theo tìm hiểu, người Mông tại tỉnh Điện Biên từ lâu đã biết sử dụng con quay làm bạn. Đây là món đồ chơi mà anh hoặc bố làm cho họ và theo họ mỗi ngày “Tết đến Xuân về”. Con quay tu lu đã gắn liền với tuổi thơ mỗi người dân tộc Mông, khi 5- 6 tuổi, những đứa trẻ Mông đã được bố mẹ, ông bà làm cho tu lu để chơi cùng bạn bè.
![Trò chơi tu lu đòi hỏi người chơi không những phải có thể lực tốt mà còn phải có sự khéo léo, phán đoán chính xác.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_01_197_51374115/8fa2054d3903d05d8912.jpg)
Trò chơi tu lu đòi hỏi người chơi không những phải có thể lực tốt mà còn phải có sự khéo léo, phán đoán chính xác.
![Do khi chơi tu lu thường va đập mạnh, nên người chơi thường chọn những loại gỗ cứng, dẻo như: Nghiến, đinh, sến... để làm tu lu. Sau khi chọn được gỗ sẽ đẽo gọt tạo thành hình dạng con quay có hai đầu, đầu nhọn đóng một chiếc đinh cứng làm điểm quay, đầu còn lại được gọt bằng làm điểm đánh của những người chơi khác.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_01_197_51374115/8ba0004f3c01d55f8c10.jpg)
Do khi chơi tu lu thường va đập mạnh, nên người chơi thường chọn những loại gỗ cứng, dẻo như: Nghiến, đinh, sến... để làm tu lu. Sau khi chọn được gỗ sẽ đẽo gọt tạo thành hình dạng con quay có hai đầu, đầu nhọn đóng một chiếc đinh cứng làm điểm quay, đầu còn lại được gọt bằng làm điểm đánh của những người chơi khác.
![Con tu lu được đẽo gọt to, nhỏ khác nhau để phù hợp với thể lực của từng người chơi, trung bình nặng từ 300g - 500g. Dây quay tu lu trong tiếng Mông gọi là lua, được se bằng sợi lanh, dài hơn 1m, nối với một đoạn gậy (tiếng Mông gọi là pa) làm bằng cành cây cứng, hay cành trúc thẳng, nhỏ, cỡ bằng ngón tay cái, dài khoảng 40-60 cm.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_01_197_51374115/3d20b9cf85816cdf3590.jpg)
Con tu lu được đẽo gọt to, nhỏ khác nhau để phù hợp với thể lực của từng người chơi, trung bình nặng từ 300g - 500g. Dây quay tu lu trong tiếng Mông gọi là lua, được se bằng sợi lanh, dài hơn 1m, nối với một đoạn gậy (tiếng Mông gọi là pa) làm bằng cành cây cứng, hay cành trúc thẳng, nhỏ, cỡ bằng ngón tay cái, dài khoảng 40-60 cm.
![Để có lực quay tốt nhất, dây quay phải đảm bảo độ dài, chắc và phải mềm, đầu dây cuốn vào con tu lu được buộc vào một chiếc lông gà trống dài khoảng 10- 15 cm, khi cuốn vào quay, lông gà thấm nước tăng độ dính bám (ma sát) vào tu lu, không trơn trượt khi cầm trên tay.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_01_197_51374115/2a27afc893867ad82397.jpg)
Để có lực quay tốt nhất, dây quay phải đảm bảo độ dài, chắc và phải mềm, đầu dây cuốn vào con tu lu được buộc vào một chiếc lông gà trống dài khoảng 10- 15 cm, khi cuốn vào quay, lông gà thấm nước tăng độ dính bám (ma sát) vào tu lu, không trơn trượt khi cầm trên tay.
![Cận cảnh người Mông buộc dây vào những con quay để chơi tu lu dịp Tết Nguyên đán.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_01_197_51374115/be5838b704f9eda7b4e8.jpg)
Cận cảnh người Mông buộc dây vào những con quay để chơi tu lu dịp Tết Nguyên đán.
![Sân chơi tu lu thường là một bãi đất rộng, mặt sân bằng phẳng, xung quanh rộng rãi, đảm bảo an toàn cho cuộc chơi và đủ rộng cho người xem đến cổ vũ.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_01_197_51374115/adbd2a52161cff42a60d.jpg)
Sân chơi tu lu thường là một bãi đất rộng, mặt sân bằng phẳng, xung quanh rộng rãi, đảm bảo an toàn cho cuộc chơi và đủ rộng cho người xem đến cổ vũ.
![Trong tiếng Mông, dây của con quay gọi là lua, được se bằng sợi lanh, dài hơn 1m, nối với một đoạn gậy (tiếng Mông gọi là pa) làm bằng cành cây cứng, hay cành trúc thẳng, nhỏ, cỡ ngón tay cái, dài khoảng 40-60 cm.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_01_197_51374115/bc9b3c74003ae964b02b.jpg)
Trong tiếng Mông, dây của con quay gọi là lua, được se bằng sợi lanh, dài hơn 1m, nối với một đoạn gậy (tiếng Mông gọi là pa) làm bằng cành cây cứng, hay cành trúc thẳng, nhỏ, cỡ ngón tay cái, dài khoảng 40-60 cm.
![Trong phần thi biểu diễn tu lu, thường chọn ra 2 đội chơi, mỗi đội 3 - 5 người, lần lượt từng người tham gia cuộc thi biểu diễn quay tu lu xuống sân chơi, tu lu đội nào quay được nhiều thời gian nhất sẽ là đội thắng cuộc. Còn để thể hiện được tài năng thực sự của người chơi, sẽ là phần thi chọi tu lu. Phần thi này có hai cách chơi là chọi tu lu tĩnh (tiếng Mông gọi là tàu tùa) và chọi tu lu động (tàu lua).](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_01_197_51374115/4cb3cd5cf112184c4103.jpg)
Trong phần thi biểu diễn tu lu, thường chọn ra 2 đội chơi, mỗi đội 3 - 5 người, lần lượt từng người tham gia cuộc thi biểu diễn quay tu lu xuống sân chơi, tu lu đội nào quay được nhiều thời gian nhất sẽ là đội thắng cuộc. Còn để thể hiện được tài năng thực sự của người chơi, sẽ là phần thi chọi tu lu. Phần thi này có hai cách chơi là chọi tu lu tĩnh (tiếng Mông gọi là tàu tùa) và chọi tu lu động (tàu lua).
![Hiện nay, thi đấu tu lu thường chơi theo hình thức chọi tu lu động, hình thức này chia ra làm hai đội, khi chơi cử nhóm trưởng rút thăm xem ai được quyền ưu tiên. Đội ưu tiên là đội được dùng tu lu để chọi trước, đội còn lại phải quay tu lu để đội bạn đánh.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_01_197_51374115/3027b2c88e8667d83e97.jpg)
Hiện nay, thi đấu tu lu thường chơi theo hình thức chọi tu lu động, hình thức này chia ra làm hai đội, khi chơi cử nhóm trưởng rút thăm xem ai được quyền ưu tiên. Đội ưu tiên là đội được dùng tu lu để chọi trước, đội còn lại phải quay tu lu để đội bạn đánh.
![Ngày nay, đánh tu lu của đồng bào dân tộc Mông đã và đang trở thành trò chơi được nhiều người yêu thích, thu hút đông đảo các dân tộc khác đến xem và tìm hiểu.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_01_197_51374115/e77f649058deb180e8cf.jpg)
Ngày nay, đánh tu lu của đồng bào dân tộc Mông đã và đang trở thành trò chơi được nhiều người yêu thích, thu hút đông đảo các dân tộc khác đến xem và tìm hiểu.
![Ngoài trò chơi tu lu, các cô gái người Mông còn nhiều trò chơi khác trong dịp Tết Nguyên đán hàng năm như: Ném pao, đẩy gậy, rồng ấp trứng, bắn nỏ... tạo nên một nét văn hóa đặc trưng tại tỉnh Điện Biên.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_01_197_51374115/d16f4d8071ce9890c1df.jpg)
Ngoài trò chơi tu lu, các cô gái người Mông còn nhiều trò chơi khác trong dịp Tết Nguyên đán hàng năm như: Ném pao, đẩy gậy, rồng ấp trứng, bắn nỏ... tạo nên một nét văn hóa đặc trưng tại tỉnh Điện Biên.