Độc đáo Tết Bunpimay của người Lào trên đất Tây Nguyên

Trong 2 ngày 12 và 13/4, tại Khu du lịch đảo nổi huyện Buôn Đôn, UBND huyện Buôn Đôn phối hợp cùng Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Buôn Đôn và đón Tết cổ truyền Bunpimay - Lào năm 2025.

Theo tục lệ, vào những ngày giữa tháng 4 Dương lịch hằng năm, khi những cánh hoa gạo ở Tây Nguyên bắt đầu nở rộ, cũng là lúc người Lào cư trú, sinh sống trên mảnh đất đầy nắng và gió này lại tưng bừng đón lễ hội năm mới lớn nhất trong năm.

Ông Phạm Trung Nghĩa, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn cho biết, vào những năm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, một bộ phận cộng đồng người Lào đã đến giao thương và định cư tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Đến nay, số người Lào sinh sống trên vùng đất này có khoảng 110 hộ với 250 khẩu và hàng năm cứ đến dịp Tết cổ truyền Bunpimay, bà con lại tổ chức đón Tết theo nghi thức, phong tục cổ truyền.

Ông Phạm Trung Nghĩa, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn cho biết, vào những năm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, một bộ phận cộng đồng người Lào đã đến giao thương và định cư tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Đến nay, số người Lào sinh sống trên vùng đất này có khoảng 110 hộ với 250 khẩu và hàng năm cứ đến dịp Tết cổ truyền Bunpimay, bà con lại tổ chức đón Tết theo nghi thức, phong tục cổ truyền.

Bunpimay (lễ hội năm mới) hay còn gọi là Lễ hội Hotnam (Té nước), là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm của người Lào, được người dân gìn giữ, tổ chức vào tháng 4 Dương lịch hằng năm theo đúng những nghi thức, phong tục tập quán truyền thống, nét văn hóa hết sức đặc sắc của người Lào.

Bunpimay (lễ hội năm mới) hay còn gọi là Lễ hội Hotnam (Té nước), là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm của người Lào, được người dân gìn giữ, tổ chức vào tháng 4 Dương lịch hằng năm theo đúng những nghi thức, phong tục tập quán truyền thống, nét văn hóa hết sức đặc sắc của người Lào.

Vào ngày đầu tiên của Bunpimay Lào (ngày cuối cùng của năm cũ), buổi sáng người Lào quét dọn, lau chùi nhà cửa sạch sẽ, chuẩn bị nước thơm và hoa. Vào buổi chiều, người dân tới chùa để làm lễ cúng Phật, cầu nguyện, nghe các nhà sư giảng đạo. Sau đó, người dân rước tượng Phật ra một gian riêng và mở cửa để mọi người có thể vào tắm Phật.

Vào ngày đầu tiên của Bunpimay Lào (ngày cuối cùng của năm cũ), buổi sáng người Lào quét dọn, lau chùi nhà cửa sạch sẽ, chuẩn bị nước thơm và hoa. Vào buổi chiều, người dân tới chùa để làm lễ cúng Phật, cầu nguyện, nghe các nhà sư giảng đạo. Sau đó, người dân rước tượng Phật ra một gian riêng và mở cửa để mọi người có thể vào tắm Phật.

Nước thơm sau khi tưới lên các tượng Phật sẽ được hứng lại đem về nhà bởi theo quan niệm, đây là nước phúc đức, nước may mắn, do đó họ đưa về nhà vẩy lên đầu con cháu, vào mọi thành viên trong gia đình và khắp nhà… với niềm tin sẽ mang lại hạnh phúc và may mắn cho mọi người và đồ vật.

Nước thơm sau khi tưới lên các tượng Phật sẽ được hứng lại đem về nhà bởi theo quan niệm, đây là nước phúc đức, nước may mắn, do đó họ đưa về nhà vẩy lên đầu con cháu, vào mọi thành viên trong gia đình và khắp nhà… với niềm tin sẽ mang lại hạnh phúc và may mắn cho mọi người và đồ vật.

Trong những ngày Tết cổ truyền Bunpimay của Lào, một trong những hoạt động không thể thiếu đó là té nước. Đây được xem là nghi lễ mang tính đặc trưng nhất trong dịp này với ý nghĩa thanh tẩy, gột rửa đi hết những điềm xui rủi, bệnh tật, tội lỗi năm cũ, đón chào một năm tươi mới sắp sang.

Trong những ngày Tết cổ truyền Bunpimay của Lào, một trong những hoạt động không thể thiếu đó là té nước. Đây được xem là nghi lễ mang tính đặc trưng nhất trong dịp này với ý nghĩa thanh tẩy, gột rửa đi hết những điềm xui rủi, bệnh tật, tội lỗi năm cũ, đón chào một năm tươi mới sắp sang.

Để tỏ lòng tôn kính, người trẻ tuổi té nước lên những người lớn tuổi để chúc họ sống lâu và thịnh vượng. Tất cả mọi người, dù lạ hay quen, dù sang hay nghèo, khi được gia chủ tiếp đón đều nhận những tình cảm ân cần như nhau thông qua những gáo nước sạch và mát dội lên người khi đến thăm để gột rửa điều xấu xa, bệnh tật và cầu chúc năm mới sống lâu, mạnh khỏe. Theo quan niệm của người Lào, người nào càng được té nước nhiều, áo quần ướt đẫm thì sẽ gặp nhiều may mắn trong năm, đồng thời cũng như sự minh chứng là mình được nhiều người yêu mến.

Để tỏ lòng tôn kính, người trẻ tuổi té nước lên những người lớn tuổi để chúc họ sống lâu và thịnh vượng. Tất cả mọi người, dù lạ hay quen, dù sang hay nghèo, khi được gia chủ tiếp đón đều nhận những tình cảm ân cần như nhau thông qua những gáo nước sạch và mát dội lên người khi đến thăm để gột rửa điều xấu xa, bệnh tật và cầu chúc năm mới sống lâu, mạnh khỏe. Theo quan niệm của người Lào, người nào càng được té nước nhiều, áo quần ướt đẫm thì sẽ gặp nhiều may mắn trong năm, đồng thời cũng như sự minh chứng là mình được nhiều người yêu mến.

Trong dịp lễ, ngoài hoạt động té nước, Lễ buộc chỉ cổ tay (còn gọi là lễ Sou khoẳn) là phong tục tập quán tâm linh gắn với đời sống của người dân Lào từ lâu đời và không thể thiếu vào dịp năm mới, với những ý nghĩa đem lại sự bình an, may mắn cho người được buộc chỉ.

Trong dịp lễ, ngoài hoạt động té nước, Lễ buộc chỉ cổ tay (còn gọi là lễ Sou khoẳn) là phong tục tập quán tâm linh gắn với đời sống của người dân Lào từ lâu đời và không thể thiếu vào dịp năm mới, với những ý nghĩa đem lại sự bình an, may mắn cho người được buộc chỉ.

Họ buộc những sợi chỉ màu và gửi lời chúc hạnh phúc và sức khỏe đến người được buộc. Tục lệ này tuy đơn giản nhưng phản ánh sâu sắc tính cách hiền hòa của người dân Lào. Họ không bao giờ cầu cho mình mà chỉ cầu cho người khác, bởi theo họ khi làm điều gì tốt lành cho người khác, thì điều tốt lành ấy cũng sẽ đến với mình. Trong suốt ngày Tết, ai có nhiều chỉ buộc cổ tay thì được coi là người sẽ gặp may mắn cả năm.

Họ buộc những sợi chỉ màu và gửi lời chúc hạnh phúc và sức khỏe đến người được buộc. Tục lệ này tuy đơn giản nhưng phản ánh sâu sắc tính cách hiền hòa của người dân Lào. Họ không bao giờ cầu cho mình mà chỉ cầu cho người khác, bởi theo họ khi làm điều gì tốt lành cho người khác, thì điều tốt lành ấy cũng sẽ đến với mình. Trong suốt ngày Tết, ai có nhiều chỉ buộc cổ tay thì được coi là người sẽ gặp may mắn cả năm.

Ngoài các nghi lễ cầu may, Bunpimay còn có rất nhiều hoạt động khác như: Phóng sinh cá, chim, rùa để làm việc thiện; lễ rước Nàng Chúa xuân (Nang Sangkhane), đắp cát...

Ngoài các nghi lễ cầu may, Bunpimay còn có rất nhiều hoạt động khác như: Phóng sinh cá, chim, rùa để làm việc thiện; lễ rước Nàng Chúa xuân (Nang Sangkhane), đắp cát...

Tết Bunpimay, tết cổ truyền người Lào tại Buôn Đôn không chỉ là ngày hội của một cộng đồng, mà còn là biểu tượng đẹp đẽ của tình đoàn kết, sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc anh em trên vùng đất biên cương thiêng liêng của tỉnh Đắk Lắk.

Văn Thành

Nguồn CAND: https://cand.com.vn/chuyen-dong-van-hoa/doc-dao-tet-bunpimay-cua-nguoi-lao-tren-dat-tay-nguyen-i765016/
Zalo