Độc đáo ngôi đình cổ hơn 300 năm tuổi ở Hải Phòng

Đình Kiền Bái, xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên (TP Hải Phòng) được xây dựng vào thời Lê Hy Tông, niên hiệu Chính Hòa thứ 6 (năm 1685). Đến nay, sau hơn 300 năm tồn tại, ngôi Đình vẫn giữ nguyên được nét độc về nghệ thuật điêu khắc, trạm trổ gỗ quý.

Đình Kiền Bái được dựng quay hướng Nam, thẳng về phía Ngòi Mai nơi phía trước của đình có một con lạch nhỏ thông nước với sông Kiền (có tên là Ngòi Mai)

Đình Kiền Bái được dựng quay hướng Nam, thẳng về phía Ngòi Mai nơi phía trước của đình có một con lạch nhỏ thông nước với sông Kiền (có tên là Ngòi Mai)

Sử sách ghi rõ, đình Kiền Bái thờ vị thần Đào Lôi Công làm Thành Hoàng làng, là người đã có công giúp ba đời Vua Lý thế kỉ XI (Lý Thái Tổ, Lý Thái Tôn, Lý Thánh Tông) trị vì đất nước, giữ yên bờ cõi. Ngoài ra Đình còn thờ một vị Thành Hoàng nữa là Đức Thánh Cả Bích Ngọc Đại Vương, người có công khai hoang, chiêu mộ dân lập ấp để tạo lên vùng Hổ Bái Trang – Kiền Bái ngày nay.

Đình Kiền Bái được khởi công xây dựng vào thời vua Lê Hy Tông, niên hiệu Chính Hòa thứ 6 (năm 1685). Đến nay, sau hơn 300 năm tồn tại, ngôi Đình vẫn giữ được nguyên bản ban đầu. Hàng năm hội đình Kiền Bái được mở vào ngày 10 - 13/11 âm lịch. Hội đình đã được lưu truyền hàng trăm năm nay, là một nét sinh hoạt văn hóa dân gian rất đặc biệt, đồng thời thể hiện đời sống tinh thần phong phú, truyền thống đạo lý cao đẹp của người dân làng Kiền Bái, Thủy Nguyên.

Đình Kiền Bái thờ hai vị Thành Hoàng, chỉ có dịp lễ hội vào ngày 10 - 13/11 âm lịch hàng năm cửa rồng mới được mở là nơi thờ chính của hai vị Thành Hoàng làng

Đình Kiền Bái thờ hai vị Thành Hoàng, chỉ có dịp lễ hội vào ngày 10 - 13/11 âm lịch hàng năm cửa rồng mới được mở là nơi thờ chính của hai vị Thành Hoàng làng

Được khởi công xây dựng vào thời vua Lê Hy Tông, niên hiệu Chính Hòa thứ 6 (năm 1685), đến nay, sau hơn 300 năm, đình Kiền Bái vẫn giữ được nguyên bản như thời kỳ đầu. Đây cũng là ngôi đình duy nhất ở Hải Phòng còn giữ được hệ thống ván sàn thời khởi dựng

Được khởi công xây dựng vào thời vua Lê Hy Tông, niên hiệu Chính Hòa thứ 6 (năm 1685), đến nay, sau hơn 300 năm, đình Kiền Bái vẫn giữ được nguyên bản như thời kỳ đầu. Đây cũng là ngôi đình duy nhất ở Hải Phòng còn giữ được hệ thống ván sàn thời khởi dựng

Nghệ thuật điêu khắc, trang trí ở Đình Kiền Bái chủ yếu tập trung ở tòa Tiền tế, nơi được coi là điểm gặp gỡ giữa trời, đất, thần linh và con người. Trên các ván gió, đầu dư, cách gà, cốn, lan can, đầu bẩy… tất cả đều trở thành trang trí lý tưởng, nơi các bậc nghệ nhân xưa thể hiện tài hoa của mình bằng những tác phẩm nghệ thuật có giá trị được lưu truyền cho đến tận bây giờ

Nghệ thuật điêu khắc, trang trí ở Đình Kiền Bái chủ yếu tập trung ở tòa Tiền tế, nơi được coi là điểm gặp gỡ giữa trời, đất, thần linh và con người. Trên các ván gió, đầu dư, cách gà, cốn, lan can, đầu bẩy… tất cả đều trở thành trang trí lý tưởng, nơi các bậc nghệ nhân xưa thể hiện tài hoa của mình bằng những tác phẩm nghệ thuật có giá trị được lưu truyền cho đến tận bây giờ

Trong số các tác phẩm chạm khắc, rồng vẫn là một đề tài chiếm vị thế chủ đạo, xung quanh rồng lớn là bầy rồng con đang quấn quýt trong mây thể hiện cảnh hội tụ đoàn viên ước mơ con đàn cháu đống của người xưa

Trong số các tác phẩm chạm khắc, rồng vẫn là một đề tài chiếm vị thế chủ đạo, xung quanh rồng lớn là bầy rồng con đang quấn quýt trong mây thể hiện cảnh hội tụ đoàn viên ước mơ con đàn cháu đống của người xưa

Đi kèm với rồng là con vật như phượng, lân trong bộ tứ linh (Long – Ly – Quy – Phượng ), thế kỷ XIX trở thành một đề tài trang trí chủ đạo các công trình kiến trúc dân gian truyền thống của người Việt

Đi kèm với rồng là con vật như phượng, lân trong bộ tứ linh (Long – Ly – Quy – Phượng ), thế kỷ XIX trở thành một đề tài trang trí chủ đạo các công trình kiến trúc dân gian truyền thống của người Việt

Bên cạnh đó những con vật thân quen ở làng quê như lợn, dê, ngựa, voi, cá… cũng được chạm khắc rất sống động thể hiện ước mong về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc của người xưa

Bên cạnh đó những con vật thân quen ở làng quê như lợn, dê, ngựa, voi, cá… cũng được chạm khắc rất sống động thể hiện ước mong về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc của người xưa

Đình còn có những tiểu cảnh đậm vẻ làng quê yên bình như lợn ăn lá dáy, mèo ngủ ngày, người cưỡi voi, ngựa voi âu yếm, voi chiến đua tài...

Đình còn có những tiểu cảnh đậm vẻ làng quê yên bình như lợn ăn lá dáy, mèo ngủ ngày, người cưỡi voi, ngựa voi âu yếm, voi chiến đua tài...

Trong đình còn lưu giữ nhiều hoành phi câu đối cổ hàng trăm năm

Trong đình còn lưu giữ nhiều hoành phi câu đối cổ hàng trăm năm

Ông Vũ Đình Thỉnh, Trưởng ban khánh tiết đình, đền, tứ phủ Kiền Bái cho biết: "Theo thời gian hàng trăm năm nhưng ngôi đình Kiền Bái vẫn giữ nguyên được nguyên bản kiến trúc đến các hệ thống cột. Riêng ngoài kiến trúc chạm khắc còn lưu giữ từ xa xưa, đình hiện còn nhiều hiện vật cổ như 2 cái ngõng cổ để 2 bên cửa chính bên ngoài đình và 2 cái ngõng nhỏ để bên trong đình"

Ông Vũ Đình Thỉnh, Trưởng ban khánh tiết đình, đền, tứ phủ Kiền Bái cho biết: "Theo thời gian hàng trăm năm nhưng ngôi đình Kiền Bái vẫn giữ nguyên được nguyên bản kiến trúc đến các hệ thống cột. Riêng ngoài kiến trúc chạm khắc còn lưu giữ từ xa xưa, đình hiện còn nhiều hiện vật cổ như 2 cái ngõng cổ để 2 bên cửa chính bên ngoài đình và 2 cái ngõng nhỏ để bên trong đình"

Ngoài ra, đình còn giữ được hai sập thờ đá, đặt ở trước sân, đối xứng qua gian giữa tiền tế, sập thờ đá được làm vào năm Quý Tỵ (năm 1893)

Ngoài ra, đình còn giữ được hai sập thờ đá, đặt ở trước sân, đối xứng qua gian giữa tiền tế, sập thờ đá được làm vào năm Quý Tỵ (năm 1893)

Hàng năm hội đình Kiền Bái hàng năm là dịp để người dân làng và những người xa quê về đình chiêm bái, đồng thời thể hiện đời sống tinh thần phong phú, truyền thống đạo lý cao đẹp của người dân

Hàng năm hội đình Kiền Bái hàng năm là dịp để người dân làng và những người xa quê về đình chiêm bái, đồng thời thể hiện đời sống tinh thần phong phú, truyền thống đạo lý cao đẹp của người dân

Ông Thỉnh cho biết: "Độc đáo nhất của lễ hội đình làng Kiền là người làng ở tuổi 49 tuổi sẽ được dâng hương, dâng lễ lên để thờ nhị vị thần Hoàng làng và đồng thời sẽ có một linh vật để công đức vào đình làng. Năm nay là hội đồng hương Bính Thìn 1976 dâng sập thờ có thếp bằng vàng thật để cung tiến"

Ông Thỉnh cho biết: "Độc đáo nhất của lễ hội đình làng Kiền là người làng ở tuổi 49 tuổi sẽ được dâng hương, dâng lễ lên để thờ nhị vị thần Hoàng làng và đồng thời sẽ có một linh vật để công đức vào đình làng. Năm nay là hội đồng hương Bính Thìn 1976 dâng sập thờ có thếp bằng vàng thật để cung tiến"

Các cụ ở độ tuổi 50 - 100 làm lễ trình làng tại lễ hội đình làng

Các cụ ở độ tuổi 50 - 100 làm lễ trình làng tại lễ hội đình làng

Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, ngày 12/12/1986 Bộ văn hóa quyết định công nhận đình Kiền Bái là “Di tích kiến trúc – nghệ thuật”. Ngày 6/12/1994, đình Kiền Bái được Bộ văn hóa cấp bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa

Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, ngày 12/12/1986 Bộ văn hóa quyết định công nhận đình Kiền Bái là “Di tích kiến trúc – nghệ thuật”. Ngày 6/12/1994, đình Kiền Bái được Bộ văn hóa cấp bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa

V. Hùng

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhonline.vn/doc-dao-ngoi-dinh-co-hon-300-nam-tuoi-o-hai-phong-d203397.html
Zalo