Độc đáo ngôi đền cổ Ai Cập từng lấp lánh trong ánh vàng

Một nhóm nghiên cứu của Đại học Würzburg cho hay kết quả nghiên cứu ngôi đền cổ Edfu ở Ai Cập chỉ ra công trình này từng lấp lánh trong ánh vàng, có những bức tranh tường đầy màu sắc.

Mới đây, các chuyên gia thuộc Đại học Würzburg công bố kết quả nghiên cứu về ngôi đền cổ Edfu ở Ai Cập. Họ cho hay đã phát hiện dấu vết của vàng lá, tàn tích của những bức tranh đầy màu sắc trong công trình cổ xưa này.

Mới đây, các chuyên gia thuộc Đại học Würzburg công bố kết quả nghiên cứu về ngôi đền cổ Edfu ở Ai Cập. Họ cho hay đã phát hiện dấu vết của vàng lá, tàn tích của những bức tranh đầy màu sắc trong công trình cổ xưa này.

Theo nhóm nghiên cứu, đền Edfu từng lấp lánh trong ánh vàng. Các cột, cổng và tháp nhọn của ngôi đền được dát vàng lá trong giai đoạn từ năm 3.000 trước Công nguyên cho đến năm 323 trước Công nguyên.

Theo nhóm nghiên cứu, đền Edfu từng lấp lánh trong ánh vàng. Các cột, cổng và tháp nhọn của ngôi đền được dát vàng lá trong giai đoạn từ năm 3.000 trước Công nguyên cho đến năm 323 trước Công nguyên.

Các chuyên gia cũng tìm được những ghi chép về một số nơi trong ngôi đền được dát vàng. Tuy nhiên, bên trong đền Edfu có rất ít đồ trang trí bằng vàng lá bởi chúng rất dễ vỡ.

Các chuyên gia cũng tìm được những ghi chép về một số nơi trong ngôi đền được dát vàng. Tuy nhiên, bên trong đền Edfu có rất ít đồ trang trí bằng vàng lá bởi chúng rất dễ vỡ.

Bên trong đền Edfu - nơi thờ phụng thần chim ưng Horus, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra, phân tích các bức phù điêu đầy màu sắc. Họ nhận thấy người Ai Cập thời cổ đại đã dùng đôi bàn tay tài hoa để tạo nên những bức tranh tường tuyệt đẹp.

Bên trong đền Edfu - nơi thờ phụng thần chim ưng Horus, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra, phân tích các bức phù điêu đầy màu sắc. Họ nhận thấy người Ai Cập thời cổ đại đã dùng đôi bàn tay tài hoa để tạo nên những bức tranh tường tuyệt đẹp.

Tiến sĩ Victoria Altmann-Wendling, quản lý dự án và nghiên cứu viên trong Dự án Horus Be hẹdety tại Julius-Maximilians-Universität (JMU) Würzburg cho hay việc dát vàng lên các bức tượng và một số cấu trúc bên trong đền Edfu góp phần tạo nên không khí huyền bí, linh thiêng cũng như tượng trưng cho sự bất tử, thần thánh hóa của nơi này.

Tiến sĩ Victoria Altmann-Wendling, quản lý dự án và nghiên cứu viên trong Dự án Horus Be hẹdety tại Julius-Maximilians-Universität (JMU) Würzburg cho hay việc dát vàng lên các bức tượng và một số cấu trúc bên trong đền Edfu góp phần tạo nên không khí huyền bí, linh thiêng cũng như tượng trưng cho sự bất tử, thần thánh hóa của nơi này.

Theo Tiến sĩ Victoria, vào thời cổ đại, khi ánh nắng Mặt trời chiếu vào, ngôi đền Edfu sẽ trở nên rực rỡ, ấn tượng.

Theo Tiến sĩ Victoria, vào thời cổ đại, khi ánh nắng Mặt trời chiếu vào, ngôi đền Edfu sẽ trở nên rực rỡ, ấn tượng.

Bên cạnh phân tích và kiểm tra, nhóm nghiên cứu, phục chế cũng thực hiện công tác bảo tồn đền Edfu như làm sạch bụi bẩn, phan chim, bồ hóng... Họ cũng trùng tu, sửa chữa công trình để ngôi đền trường tồn với thời gian.

Bên cạnh phân tích và kiểm tra, nhóm nghiên cứu, phục chế cũng thực hiện công tác bảo tồn đền Edfu như làm sạch bụi bẩn, phan chim, bồ hóng... Họ cũng trùng tu, sửa chữa công trình để ngôi đền trường tồn với thời gian.

Mời độc giả xem video: Mãn nhãn màn “rước kiệu bay” tại ngôi đền nổi tiếng nhất xứ Nghệ.

Tâm Anh (theo Ancient-origins, Artnet)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/doc-dao-ngoi-den-co-ai-cap-tung-lap-lanh-trong-anh-vang-2033565.html
Zalo