Độc đáo màn kiệu 'bay' giữa phố Hà Nội 5 năm mới có một lần

Sáng 5/2 (mùng 8 tháng Giêng Âm lịch), lễ hội làng Phú Đô (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) chính thức được diễn ra sau 5 năm, đặc sắc nhất với màn kiệu 'bay'.

VIDEO: Xem kiệu 'bay' giữa phố phường Hà Nội.

Ngay từ sáng sớm mùng 8 tháng Giêng (5/2), người làng Phú Đô đóng cửa hàng quán, dọn dẹp đường làng, ngõ xóm sạch sẽ, tinh tươm; nhiều nhà bày biện hẳn mâm lễ tươm tất trước nhà để nghênh đón kiệu.

Ngay từ sáng sớm mùng 8 tháng Giêng (5/2), người làng Phú Đô đóng cửa hàng quán, dọn dẹp đường làng, ngõ xóm sạch sẽ, tinh tươm; nhiều nhà bày biện hẳn mâm lễ tươm tất trước nhà để nghênh đón kiệu.

Khoảng 8h, lễ hội làng Phú Đô (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) chính thức được diễn ra tại đình Phú Đô. Lễ hội này được tổ chức 5 năm một lần.

Khoảng 8h, lễ hội làng Phú Đô (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) chính thức được diễn ra tại đình Phú Đô. Lễ hội này được tổ chức 5 năm một lần.

Các đoàn rước lần lượt vào trong đình làm lễ trước khi rước kiệu.

Các đoàn rước lần lượt vào trong đình làm lễ trước khi rước kiệu.

Vì lễ hội 5 năm mới tổ chức 1 lần nên người dân háo hức chờ giây phút đánh trống khai mạc và chiêm ngưỡng màn kiệu "bay".

Vì lễ hội 5 năm mới tổ chức 1 lần nên người dân háo hức chờ giây phút đánh trống khai mạc và chiêm ngưỡng màn kiệu "bay".

Theo ngọc phả, đình Phú Đô thờ các vị thành hoàng gồm Lý Thiên Bảo (tức Đức Thánh Cả, anh trai của Lý Nam Đế), Đinh Dự và Mãn Đường Hoa (Tổ sư nghề ca trù), 2 bà hoàng người làng Phú Đô là Nguyễn Thị An (Hoàng hậu vua Lê Anh Tông), Nguyễn Thị Phương (Nguyên phi), Hồ Nguyên Thơ (Tổ nghề bún).Để tỏ lòng biết ơn công lao các vị thành hoàng, cứ 5 năm làng Phú Đô lại tổ chức rước Thánh một lần (từ mùng 8 đến mùng 9 tháng Giêng Âm lịch). Lễ rước lớn được tiến hành từ đình làng xuống bãi Tế Yến, đền Hai Bà Hoàng, đền Cầu Đôi…

Theo ngọc phả, đình Phú Đô thờ các vị thành hoàng gồm Lý Thiên Bảo (tức Đức Thánh Cả, anh trai của Lý Nam Đế), Đinh Dự và Mãn Đường Hoa (Tổ sư nghề ca trù), 2 bà hoàng người làng Phú Đô là Nguyễn Thị An (Hoàng hậu vua Lê Anh Tông), Nguyễn Thị Phương (Nguyên phi), Hồ Nguyên Thơ (Tổ nghề bún).Để tỏ lòng biết ơn công lao các vị thành hoàng, cứ 5 năm làng Phú Đô lại tổ chức rước Thánh một lần (từ mùng 8 đến mùng 9 tháng Giêng Âm lịch). Lễ rước lớn được tiến hành từ đình làng xuống bãi Tế Yến, đền Hai Bà Hoàng, đền Cầu Đôi…

Khoảng 9h, các kiệu rước lần lượt được đưa ra khỏi đình. Có 7 kiệu rước, trong đó có kiệu Đức Thánh Cả, Đức Ông, 1 kiệu Long đình, 2 kiệu Hương án, 1 kiệu bún được nam thanh niên trong làng rước. Kiệu Hai Bà được nữ rước.

Khoảng 9h, các kiệu rước lần lượt được đưa ra khỏi đình. Có 7 kiệu rước, trong đó có kiệu Đức Thánh Cả, Đức Ông, 1 kiệu Long đình, 2 kiệu Hương án, 1 kiệu bún được nam thanh niên trong làng rước. Kiệu Hai Bà được nữ rước.

Dòng người tấp nập chạy theo kiệu "bay" giữa phố thị.

Dòng người tấp nập chạy theo kiệu "bay" giữa phố thị.

Màn kiệu "bay" khắp các con ngõ, phố tạo nên một không khí sôi động trong những ngày đầu xuân năm mới.

Màn kiệu "bay" khắp các con ngõ, phố tạo nên một không khí sôi động trong những ngày đầu xuân năm mới.

Kiệu được đưa đi khắp làng, chặng đường khoảng 2 km, xoay chuyển liên tục.

Kiệu được đưa đi khắp làng, chặng đường khoảng 2 km, xoay chuyển liên tục.

Người dân quan niệm rằng nghi thức xoay kiệu đó là các Thánh đang ‘thăng hoa’ trước khi vào đình.

Người dân quan niệm rằng nghi thức xoay kiệu đó là các Thánh đang ‘thăng hoa’ trước khi vào đình.

Nam thanh tuy khỏe mạnh nhưng cũng "khốn khổ" bởi kiệu xoay liên tục. Những người già trong làng cho biết, khi kiệu xoay là "Thánh" đang vui.

Nam thanh tuy khỏe mạnh nhưng cũng "khốn khổ" bởi kiệu xoay liên tục. Những người già trong làng cho biết, khi kiệu xoay là "Thánh" đang vui.

Nhiều người bị căng cơ, chuột rút khi rước kiệu hàng giờ đồng hồ.

Nhiều người bị căng cơ, chuột rút khi rước kiệu hàng giờ đồng hồ.

Một người khiêng kiệu bị ngã, kiệu vừa nghiêng thì ngay lập tức nhiều người lao vào đỡ dựng lên.

Một người khiêng kiệu bị ngã, kiệu vừa nghiêng thì ngay lập tức nhiều người lao vào đỡ dựng lên.

Kiệu Hai Bà được rước trong lễ hội.

Kiệu Hai Bà được rước trong lễ hội.

 Những cô gái rất vất vả để giữ thăng bằng cho kiệu

Những cô gái rất vất vả để giữ thăng bằng cho kiệu

Một thiếu nữ đuối sức sau hàng giờ đồng hồ rước kiệu "bay".

Một thiếu nữ đuối sức sau hàng giờ đồng hồ rước kiệu "bay".

Dù mệt nhưng những người tham gia rước kiệu càng rước càng hăng hái và hào hứng.

Dù mệt nhưng những người tham gia rước kiệu càng rước càng hăng hái và hào hứng.

Mặc dù là ngày thường nhưng lễ hội vẫn thu hút được hàng nghìn người dân, du khách đến trảy hội.

Mặc dù là ngày thường nhưng lễ hội vẫn thu hút được hàng nghìn người dân, du khách đến trảy hội.

Người dân và du khách đứng chật kín sân trước chùa.

Người dân và du khách đứng chật kín sân trước chùa.

Nam Giang

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/doc-dao-man-kieu-bay-giua-pho-ha-noi-5-nam-moi-co-mot-lan-post1714543.tpo
Zalo