Đoạn duy nhất bị xóa trong Tây Du Ký 1986, Dương Khiết không dám phát sóng, chứa bí mật thâm sâu?

Dù có xem đi xem lại Tây Du Ký 1986 hàng chục lần, nhiều người cũng không biết rằng bộ phim này từng có đoạn bị xóa bỏ. Nội dung của nó là gì.

Tây Du Ký 1986 được đánh giá là phiên bản truyền hình thành công nhất của Tây Du Ký. Đã gần 40 năm trôi qua, có rất nhiều phiên bản mới ra mắt nhưng chỗ đứng của bộ phim này vẫn vô cùng vững vàng. Đạo diễn Dương Khiết cùng đoàn phim đã tạo nên một siêu phẩm mà không cần đến kỹ xảo hiện đại, diễn viên quá đình đám hay bất cứ phương thức truyền thông rầm rộ nào.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo dõi Tây Du Ký 1986 nhiều lần, khán giả gần như đã thuộc làu từng diễn biến, cảnh quay. Nhưng chắc hẳn nhiều người không biết, phiên bản truyền hình nổi tiếng này có một cảnh quay bị xóa. Cảnh quay đó có nội dung gì? Tại sao đến cả đạo diễn Dương Khiết cũng không dám phát sóng nó sau khi quay? Được biết, sau này đạo diễn Trương Kỳ Trung cũng đã quay lại đoạn này nhưng cũng không thể qua được khâu kiểm duyệt.

Đoạn phim được nói đến chính là 3 ngày ở địa phủ của Đường Thái Tông. Có người nói nó bị xóa vì mang yếu tố mê tín dị đoan. Nhưng có “thuyết âm mưu” cho rằng, phân đoạn đó ẩn chứa kế hoạch của Như Lai.

Hồi thứ 8 của Tây Du Ký, Như Lai quyết định khởi động việc đi lấy kinh vì Nam Thiệu Bộ Châu không coi họ ra gì. Mục đích chính của Như Lai là muốn mang kinh sách đến để “tẩy não” họ. Nhưng nếu người của Linh Sơn tự mang kinh sách đến có thể sẽ bị đánh đuổi. Thế nên cách tốt nhất là để người của Đại Đường tự đến lấy.

Nhưng người đi lấy kinh cũng là một bài toán đau đầu. Bởi nếu người đó không kiên trì, giữa đường bỏ cuộc thì sao? Hoặc trong trường hợp lấy kinh xong lại không muốn đi truyền bá, chỉ cất làm của riêng thì sẽ như thế nào?

Cách của Như Lai là để đệ tử thứ hai của mình đầu thái đến Đông thổ Đại Đường, vừa danh chính ngôn thuận lại vừa kiểm soát được hiệu quả lấy kinh. Tuy nhiên nếu việc này không được sự đồng ý của người đứng đầu Đại Đường khi đó – Lý Thế Dân thì cũng không là gì, kinh thư mang về có thể còn bị ném đi. Thế nên một kế hoạch kéo Lý Thế Dân vào cuộc đã được dựng lên.

Viên Thủ Thành, người bị Quan Âm kiểm soát đã dùng một trận mưa đưa Long Vương sông Kinh Hà đến thác mộng cho Đường Thái Tông, thỉnh cầu vị hoàng đế cứu mình. Long Vương bấy giờ phạm tội vi phạm ý chỉ của Ngọc Hoàng nhưng kỳ lạ lại đến nhờ vả một người trần mắt thịt như Lý Thế Dân? Đường Thái Tông nghe xong lại triệu Ngụy Trưng vào cung đánh cờ, tránh để Long Vương bị làm hại. Nhưng sai lầm của Long Vương là không nói rõ thời gian mình bị hành quyết. Thế nên khi đến giờ, Ngụy Trưng ngủ ngay trước mặt Đường Thái Tông, xử trảm Long Vương trong mơ. Hồn phách của Long Vương đeo bám Đường Thái Tông, đòi kéo vị hoàng đế xuống địa phủ tranh biện.

Đường Thái Tông đến địa phủ, Diêm Vương lệnh cho thuộc hạ mang sổ Nam Tào ra tra xét và biết đường tuổi thọ của vị hoàng đế sẽ hết vào năm Trinh Quán thứ 13 (Nhất thập tam niên), cũng tức là năm đó. Một phán quan thấy vậy liền viết thêm hai nét vào chữ “Nhất”, biến nó thành chữ “Tam” rồi gửi lại sổ. Như vậy vị hoàng đế thọ được thêm 20 năm.

Trước khi Đường Thái Tông về lại dương gian, ông được du ngoạn 18 tầng Địa phủ. Khi đi qua Uổng Tử Thành, ông chứng kiến vô số oan hồn vô chủ. Sau khi trở về từ âm phủ, vị hoàng đế liền mở pháp hội cầu siêu, đồng thời hạ lệnh cho Huyền Trang sang Tây Thiên thỉnh kinh. Như vậy, người đứng đầu Đại Đường đã từng bước từng bước “lọt bẫy” của Như Lai mà không hay biết.

Giả thuyết này đưa ra nhận được nhiều sự đồng tình, nhưng cũng không ít ý kiến bác bỏ, cho rằng nó làm mất đi ý nghĩa cao cả của việc Đường Tăng lên đường lấy kinh. Bất chấp sự thật ra sao, ẩn ý của tác giả Ngô Thừa Ân như thế nào, chỉ biết khi lên phim, cảnh quay 3 ngày ở địa phủ của Đường Thái Tông đã bị cắt bỏ.

Theo SHTT&ST

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/doan-duy-nhat-bi-xoa-trong-tay-du-ky-1986-duong-khiet-khong-dam-phat-song-chua-bi-mat-tham-sau/20240714020815003
Zalo