Đọ sức mạnh quân sự Ấn Độ và Pakistan

Ấn Độ bất ngờ tập kích tên lửa vào Pakistan, thổi bùng căng thẳng hạt nhân và đặt ra câu hỏi. Liệu Islamabad đủ sức cầm cự trước đối thủ vượt trội về quân số lẫn khí tài?

Rạng sáng 7/5, Ấn Độ đã bắn tên lửa nhằm vào nhiều địa điểm ở Pakistan, bao gồm cả khu vực Kashmir do Pakistan quản lý, trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa hai nước láng giềng. Ảnh: Telegram

Rạng sáng 7/5, Ấn Độ đã bắn tên lửa nhằm vào nhiều địa điểm ở Pakistan, bao gồm cả khu vực Kashmir do Pakistan quản lý, trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa hai nước láng giềng. Ảnh: Telegram

Bộ Quốc phòng Ấn Độ tuyên bố nhấn mạnh hành động quân sự của nước này “có trọng tâm, chừng mực và không mang tính chất leo thang” và “không cơ sở quân sự của Pakistan bị nhắm mục tiêu”. Cũng theo tuyên bố, đã có tổng cộng 9 địa điểm bị nhắm mục tiêu. Ảnh: Reuters

Bộ Quốc phòng Ấn Độ tuyên bố nhấn mạnh hành động quân sự của nước này “có trọng tâm, chừng mực và không mang tính chất leo thang” và “không cơ sở quân sự của Pakistan bị nhắm mục tiêu”. Cũng theo tuyên bố, đã có tổng cộng 9 địa điểm bị nhắm mục tiêu. Ảnh: Reuters

Ngay sau đó cùng ngày, quân đội Pakistan xác nhận Ấn Độ đã tấn công bằng tên lửa không đối đất nhằm vào 5 địa điểm ở Pakistan, gồm Kotli, Ahmadpur East, Muzaffarabad, Bagh và Muridke. Vụ tấn công đã khiến ít nhất 3 dân thường, trong đó có 1 trẻ em, thiệt mạng và 14 người khác bị thương. Ảnh: Arab News

Ngay sau đó cùng ngày, quân đội Pakistan xác nhận Ấn Độ đã tấn công bằng tên lửa không đối đất nhằm vào 5 địa điểm ở Pakistan, gồm Kotli, Ahmadpur East, Muzaffarabad, Bagh và Muridke. Vụ tấn công đã khiến ít nhất 3 dân thường, trong đó có 1 trẻ em, thiệt mạng và 14 người khác bị thương. Ảnh: Arab News

Diễn biến này càng làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân giữa hai quốc gia đều sở hữu gần 200 đầu đạn hạt nhân. Theo dữ liệu từ Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí (Arms Control Association), Ấn Độ hiện có khoảng 172 đầu đạn, trong khi Pakistan sở hữu khoảng 170. Ảnh: al Jazeera

Diễn biến này càng làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân giữa hai quốc gia đều sở hữu gần 200 đầu đạn hạt nhân. Theo dữ liệu từ Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí (Arms Control Association), Ấn Độ hiện có khoảng 172 đầu đạn, trong khi Pakistan sở hữu khoảng 170. Ảnh: al Jazeera

Năm 1998, Ấn Độ tuyên bố chính sách “không sử dụng trước” vũ khí hạt nhân, nghĩa là chỉ sử dụng để đáp trả, tuy nhiên trong những năm gần đây nước này đã xem xét lại lập trường này. Trong khi đó, Pakistan không có chính sách tương tự. Ảnh: Reuters

Năm 1998, Ấn Độ tuyên bố chính sách “không sử dụng trước” vũ khí hạt nhân, nghĩa là chỉ sử dụng để đáp trả, tuy nhiên trong những năm gần đây nước này đã xem xét lại lập trường này. Trong khi đó, Pakistan không có chính sách tương tự. Ảnh: Reuters

Một nghiên cứu năm 2019 do Đại học Rutgers đồng thực hiện cho biết, nếu hai nước xảy ra chiến tranh hạt nhân, 100 triệu người có thể thiệt mạng ngay lập tức—và thậm chí còn nhiều người hơn có thể chết vì nạn đói hàng loạt nếu cuộc xung đột dẫn đến một "mùa đông hạt nhân". Ảnh minh họa

Một nghiên cứu năm 2019 do Đại học Rutgers đồng thực hiện cho biết, nếu hai nước xảy ra chiến tranh hạt nhân, 100 triệu người có thể thiệt mạng ngay lập tức—và thậm chí còn nhiều người hơn có thể chết vì nạn đói hàng loạt nếu cuộc xung đột dẫn đến một "mùa đông hạt nhân". Ảnh minh họa

Về lực lượng quân sự, Ấn Độ cũng có lợi thế về số lượng binh sĩ đang phục vụ. Theo Reuters, Ấn Độ có 1.237.000 quân nhân trong lục quân, 75.500 người trong hải quân, 149.000 người trong không quân và 13.350 trong lực lượng tuần duyên. Trong khi đó, Pakistan có 560.000 quân nhân trong lục quân, 70.000 trong không quân và 30.000 trong hải quân. Ảnh: Bloomberg

Về lực lượng quân sự, Ấn Độ cũng có lợi thế về số lượng binh sĩ đang phục vụ. Theo Reuters, Ấn Độ có 1.237.000 quân nhân trong lục quân, 75.500 người trong hải quân, 149.000 người trong không quân và 13.350 trong lực lượng tuần duyên. Trong khi đó, Pakistan có 560.000 quân nhân trong lục quân, 70.000 trong không quân và 30.000 trong hải quân. Ảnh: Bloomberg

Reuters cũng cho biết Ấn Độ sở hữu 9.743 khẩu pháo và 3.740 xe tăng chiến đấu, trong khi Pakistan có 4.619 khẩu pháo và 2.537 xe tăng. Ấn Độ có 730 máy bay và 16 tàu ngầm, còn Pakistan có 452 máy bay và 8 tàu ngầm. Ngoài ra, theo tổ chức Global Firepower, Ấn Độ có lực lượng dự bị lên tới 1.155.000 quân, trong khi Pakistan có 550.000 quân dự bị. Ảnh: Reuters

Reuters cũng cho biết Ấn Độ sở hữu 9.743 khẩu pháo và 3.740 xe tăng chiến đấu, trong khi Pakistan có 4.619 khẩu pháo và 2.537 xe tăng. Ấn Độ có 730 máy bay và 16 tàu ngầm, còn Pakistan có 452 máy bay và 8 tàu ngầm. Ngoài ra, theo tổ chức Global Firepower, Ấn Độ có lực lượng dự bị lên tới 1.155.000 quân, trong khi Pakistan có 550.000 quân dự bị. Ảnh: Reuters

Bà Manjari Chatterjee Miller, thành viên cao cấp phụ trách khu vực Ấn Độ, Pakistan và Nam Á tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR), nói với Newsweek rằng mặc dù ngân sách và năng lực quân sự của Ấn Độ vượt trội Pakistan, nhưng đó không phải là yếu tố then chốt. Ảnh: Reuters

Bà Manjari Chatterjee Miller, thành viên cao cấp phụ trách khu vực Ấn Độ, Pakistan và Nam Á tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR), nói với Newsweek rằng mặc dù ngân sách và năng lực quân sự của Ấn Độ vượt trội Pakistan, nhưng đó không phải là yếu tố then chốt. Ảnh: Reuters

"Vấn đề quan trọng hơn là liệu quân đội của cả hai nước có thể gây ra tổn thất nghiêm trọng và thương vong lớn nếu chiến tranh xảy ra hay không – và câu trả lời rõ ràng là có," bà Miller nhận định. Ảnh: X

"Vấn đề quan trọng hơn là liệu quân đội của cả hai nước có thể gây ra tổn thất nghiêm trọng và thương vong lớn nếu chiến tranh xảy ra hay không – và câu trả lời rõ ràng là có," bà Miller nhận định. Ảnh: X

Giáo sư Kanishkan Sathasivam, chuyên ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Salem State, nói với Newsweek rằng sức mạnh quân sự của hai bên "không chênh lệch lớn" như sự chênh lệch về dân số và GDP, bởi Pakistan đã đảm bảo năng lực quân sự của mình luôn duy trì "ít nhất cùng cấp độ với Ấn Độ" kể từ sau thất bại trong cuộc chiến năm 1971. Ảnh: Getty Images

Giáo sư Kanishkan Sathasivam, chuyên ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Salem State, nói với Newsweek rằng sức mạnh quân sự của hai bên "không chênh lệch lớn" như sự chênh lệch về dân số và GDP, bởi Pakistan đã đảm bảo năng lực quân sự của mình luôn duy trì "ít nhất cùng cấp độ với Ấn Độ" kể từ sau thất bại trong cuộc chiến năm 1971. Ảnh: Getty Images

“Xét về quân số và các trang bị chủ lực, quân đội Pakistan bằng khoảng 60% của Ấn Độ”, ông cho biết. “Tuy nhiên, vì gần như toàn bộ lực lượng Pakistan được triển khai đối phó với Ấn Độ, trong khi Ấn Độ còn phải chia quân để đối đầu với Trung Quốc ở phía đông, nên Pakistan thực tế có thể tạo ra sức mạnh tương đương Ấn Độ tại khu vực biên giới chung”. Ảnh minh họa

“Xét về quân số và các trang bị chủ lực, quân đội Pakistan bằng khoảng 60% của Ấn Độ”, ông cho biết. “Tuy nhiên, vì gần như toàn bộ lực lượng Pakistan được triển khai đối phó với Ấn Độ, trong khi Ấn Độ còn phải chia quân để đối đầu với Trung Quốc ở phía đông, nên Pakistan thực tế có thể tạo ra sức mạnh tương đương Ấn Độ tại khu vực biên giới chung”. Ảnh minh họa

Bà Miller cho biết Ấn Độ “gần như không còn lựa chọn nào ngoài việc sớm đáp trả”, trong bối cảnh áp lực từ truyền thông và công chúng trong nước yêu cầu một phản ứng mạnh mẽ. Việc hạ nhiệt căng thẳng trở nên khó khăn hơn, bởi các điểm nóng, những phát ngôn mang tính đối đầu từ lãnh đạo hai nước, và quan hệ Mỹ - Pakistan ngày càng xấu đi khiến tình hình trở nên “dễ bùng nổ”. Ảnh: Getty Images

Bà Miller cho biết Ấn Độ “gần như không còn lựa chọn nào ngoài việc sớm đáp trả”, trong bối cảnh áp lực từ truyền thông và công chúng trong nước yêu cầu một phản ứng mạnh mẽ. Việc hạ nhiệt căng thẳng trở nên khó khăn hơn, bởi các điểm nóng, những phát ngôn mang tính đối đầu từ lãnh đạo hai nước, và quan hệ Mỹ - Pakistan ngày càng xấu đi khiến tình hình trở nên “dễ bùng nổ”. Ảnh: Getty Images

"Những lo ngại về hạt nhân luôn có cơ sở mỗi khi có xung đột quân sự giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, có người cho rằng chính những lo ngại đó đã khiến cả Ấn Độ và Pakistan kiềm chế trong quá khứ và chỉ tham gia vào các cuộc xung đột hạn chế”, bà nói. Ông Sathasivam cho biết "rất lo ngại" về tình hình hiện nay, đặc biệt trước "lập trường hiếu chiến một cách kỳ lạ" của Ấn Độ trong việc đối đầu với Pakistan. Ảnh: Zuma

"Những lo ngại về hạt nhân luôn có cơ sở mỗi khi có xung đột quân sự giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, có người cho rằng chính những lo ngại đó đã khiến cả Ấn Độ và Pakistan kiềm chế trong quá khứ và chỉ tham gia vào các cuộc xung đột hạn chế”, bà nói. Ông Sathasivam cho biết "rất lo ngại" về tình hình hiện nay, đặc biệt trước "lập trường hiếu chiến một cách kỳ lạ" của Ấn Độ trong việc đối đầu với Pakistan. Ảnh: Zuma

“Và trong bất kỳ kịch bản chiến tranh lớn nào giữa Ấn Độ và Pakistan, những lo ngại về vũ khí hạt nhân thực sự là điều đáng lưu tâm. Nếu một cuộc tấn công của Ấn Độ khiến phòng tuyến của Pakistan sụp đổ nhanh chóng và quân Ấn tiến sâu vào lãnh thổ Pakistan, thì phía Pakistan sẽ có động cơ rất lớn để sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật nhằm chặn đà tiến công của Ấn Độ”, ông nói. Ảnh: Hum English

“Và trong bất kỳ kịch bản chiến tranh lớn nào giữa Ấn Độ và Pakistan, những lo ngại về vũ khí hạt nhân thực sự là điều đáng lưu tâm. Nếu một cuộc tấn công của Ấn Độ khiến phòng tuyến của Pakistan sụp đổ nhanh chóng và quân Ấn tiến sâu vào lãnh thổ Pakistan, thì phía Pakistan sẽ có động cơ rất lớn để sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật nhằm chặn đà tiến công của Ấn Độ”, ông nói. Ảnh: Hum English

Phước Hải (Theo Newsweek)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/do-suc-manh-quan-su-an-do-va-pakistan-2102891.html
Zalo