Điều khiến các nhà đầu tư trăn trở khi làm phim bom tấn

Cho ra đời các bộ phim đi vào lịch sử điện ảnh là mơ ước của nhiều đạo diễn. Có điều, những bộ phim với cảnh quay mãn nhãn thường tiêu tốn kinh phí lớn, khiến giới đầu tư e ngại.

 Việc dàn dựng đại cảnh cho phim Titanic đã tốn một khoản kinh phí không nhỏ. Ảnh minh họa: IMDb.

Việc dàn dựng đại cảnh cho phim Titanic đã tốn một khoản kinh phí không nhỏ. Ảnh minh họa: IMDb.

Trong trường hợp không thể tìm ra giải pháp tối ưu với các điều kiện hạn chế, lựa chọn tốt thứ hai là lựa chọn ít thiệt hại nhất. Trên thực tế, do những hạn chế khách quan và chủ quan, chúng ta thường chỉ đạt tám, chín phần mười so với mong muốn của bản thân. Sông có khúc người có lúc, theo đuổi lý tưởng hoàn hảo và đặt ra kỳ vọng bất thả khi thì thường thất bại. Bởi vậy con người đều đang lựa chọn phương án tốt thứ hai một cách vô thức.

Ví dụ, kỳ thi đại học là một lựa chọn tối ưu thứ hai. Thi đại học chắc chắn không phải chương trình tuyển chọn nhân tài tốt nhất. Nó chỉ phân loại dựa trên điểm số chứ không xem xét đến các khía cạnh khác. Nhưng ở giai đoạn hiện nay, nó là “hệ thống ít tồi tệ nhất” và tương đối công bằng.

Sự chênh lệch về mức độ phát triển giữa các vùng miền và giữa thành thị với nông thôn đang là một thực trạng lớn của Trung Quốc. Nếu áp dụng cách đánh giá khác, học sinh ở những vùng lạc hậu (chiếm phần lớn tổng số học sinh cả nước) có thể sẽ phải đối mặt với tình cảnh không có trường học hoặc không thể thi vào các trường danh tiếng. Điều này làm cho giáo dục mất đi ý nghĩa ban đầu là đào tạo nhân lực góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

Làm sao để tránh kết cục xấu nhất?

Phải thừa nhận rằng kỳ thi tuyển sinh đại học là hệ thống hiệu quả và khả thi nhất, bởi vì nó thiết lập một tiêu chuẩn tương đối khách quan ở mức độ tối đa và trên phạm vi lớn nhất, từ đó đảm bảo cơ hội bình đẳng cho hầu hết mọi người.

Một ví dụ khác, vé tàu giá rẻ là lựa chọn tốt thứ hai. Giáo sư Tiết Triệu Phong từng viết một bài báo chỉ ra rằng giá vé dịp Tết Nguyên Đán quá thấp đã gây lãng phí cho cả nước. Ông tin rằng tăng giá vé tàu là cách duy nhất để giải quyết tình trạng hành khách xếp hàng dài, đầu cơ tràn lan và tình trạng hỗn loạn tại các ga tàu trong mùa du lịch Tết. Theo ông, mọi người có nhu cầu vô hạn với bất kỳ hàng hóa nào, giá thấp sẽ dẫn đến thiếu hụt. Cách duy nhất để loại bỏ tình trạng đó là tăng giá đủ cao.

Xét từ góc độ kinh tế học, những gì giáo sư Tiết Triệu Phong nói là lẽ dĩ nhiên. Giá cả tăng lên thì nhu cầu giảm xuống, phù hợp với quy luật của kinh tế học. Tuy nhiên, việc giải thoát này phải trả giá bằng việc tăng chi phí về nhà của một số nhóm người và giảm phúc lợi xã hội của một số nhóm người khác.

Theo cách sắp xếp của hệ thống hiện tại, hành khách dù vất vả vẫn có thể về quê ăn Tết mà không cần tăng chi phí giá vé. Mặc dù vận tải đường sắt chưa đủ đáp ứng nhu cầu hành khách, nhưng tổng doanh thu vận tải vẫn đạt mức tăng đáng kể và giữ tiếng tốt khi không tăng giá.

Vì vậy, không tăng giá vé tàu thực chất là một dạng cân bằng được hình thành bởi chính sách công trên cơ sở công bằng và hiệu quả. Mặc dù không phải lựa chọn tốt nhất nhưng so với tăng giá thì đây là “lựa chọn ít tồi tệ nhất”.

Vậy chúng ta không cần cố gắng theo đuổi cuộc sống hoàn hảo nữa ư?

Đầu tiên, “tốt thứ hai” không phải lựa chọn tồi mà là lựa chọn thứ hai khi không thể đạt được trạng thái lý tưởng nhất do hạn chế từ điều kiện khách quan. Điều này không đồng nghĩa với việc ta sẽ dễ dàng đạt được mà chẳng cần cố gắng.

Thứ hai, chúng ta luôn ca ngợi những người cầu toàn trong cuộc sống, nhưng cái gọi là “sự hoàn hảo” thường ẩn chứa rất nhiều nuối tiếc và đánh đổi. Thật ra cách gọi “người theo chủ nghĩa hoàn hảo” không chính xác, nên nói họ là “những người luôn nỗ lực để tiệm cận hoàn hảo”.

Ví dụ, đạo diễn James Cameron được gọi là “người cầu toàn”. Ông không chỉ có tài năng mà còn luôn kiên trì cố gắng nhằm đạt đến sự hoàn hảo. Sau khi quay Titanic, Cameron đã chuẩn bị suốt mười bốn năm để quay Avatar, chi 14 triệu USD phát triển thiết bị quay phim với sự hợp tác từ trụ sở R&D của Tập đoàn Sony Nhật Bản để đạt hiệu ứng 3D tốt nhất, trước đó còn luyện tập bằng cách quay một bộ phim 3D khác là Hành trình vào trung tâm Trái Đất (Journey to the center of the Earth).

Ngay cả khi Kẻ hủy diệt trước đó thành công rực rỡ, khi quay Titanic, Cameron mất uy tín ở Hollywood do khoản bội chi nghiêm trọng, đến mức phải bỏ tiền lương, chỉ nhận tiền bản quyền để có thêm kinh phí quay phim. Titanic thành công rực rỡ mang lại cho ông vốn liếng và khả năng để thực hiện bộ phim Avatar sau này, nhưng ông cũng mất mười bốn năm để chuẩn bị.

Không có ai hoàn hảo, chúng ta chỉ có thể tiệm cận hoàn hảo. Khi làm bất cứ việc gì, bạn cần chấp nhận khuyết điểm mới hoàn thành được nhiệm vụ. Ngay cả khi cuối cùng đã hoàn thành, kết quả chắc chắn sẽ còn thiếu sót. Ở quy mô lớn hơn, bản thân cuộc sống cũng đâu hoàn hảo. Đời ai chẳng gập ghềnh? Ai chẳng có một chút tiếc nuối khi chết? Đây là sự thật buộc phải chấp nhận.

Tạ Tôn Bác/ Skybooks & NXB Thế giới

Nguồn Znews: https://znews.vn/dieu-khien-cac-nha-dau-tu-tran-tro-khi-lam-phim-bom-tan-post1548170.html
Zalo