Điện Thái Hòa mở cửa đón khách sau 3 năm trùng tu

Chiều 23-11-2024, tại sân điện Thái Hòa và khu vực điện Cần Chánh – Đại Nội Huế đã diễn ra chương trình 'Cố đô Huế – Nơi di sản thăng hoa'. Sự kiện bao gồm lễ khánh thành điện Thái Hòa, đón nhận Bằng công nhận Di sản Tư liệu UNESCO và động thổ phục hồi điện Cần Chánh.

Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã tái hiện lễ thiết đại triều dưới thời Nguyễn. Ảnh: Hiếu Trương

Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã tái hiện lễ thiết đại triều dưới thời Nguyễn. Ảnh: Hiếu Trương

Mở đầu chương trình, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế đã trình diễn Lễ thiết triều – tái hiện tinh hoa văn hóa cung đình triều Nguyễn thông qua hình thức sân khấu hóa, mang đến không gian uy nghi, trang trọng của một triều đại huy hoàng. Tiếp đó, Thừa Thiên Huế công bố hoàn thành điện Thái Hòa và đón nhận bằng công nhận Di sản Tư liệu UNESCO.

Ảnh: Hiếu Trương

Ảnh: Hiếu Trương

Theo Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, điện Thái Hòa nằm trong Đại Nội Huế, được xây dựng vào năm 1805 dưới thời vua Gia Long, là biểu trưng quyền lực của triều Nguyễn. Nơi đây diễn ra các buổi triều nghi quan trọng của triều đình như lễ đăng quang, sinh nhật vua, đón tiếp sứ thần và các buổi đại triều.

Tái hiện thánh chỉ Vua ban. Ảnh: Hiếu Trương

Tái hiện thánh chỉ Vua ban. Ảnh: Hiếu Trương

Trải qua biến cố chiến tranh và thiên tai, điện Thái Hòa đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều cấu kiện gỗ mục ruỗng, không đảm bảo an toàn; phần mái ngói hư hại do bão, phải che chắn tạm thời bằng bạt.

Ảnh: Hiếu Trương

Ảnh: Hiếu Trương

Tháng 11-2021, điện Thái Hòa được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trùng tu với tổng kinh phí 128 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước. Trước lúc hạ giải điện Thái Hòa, Trung tâm đã tổ chức hội thảo, tham vấn các nhà nghiên cứu văn hóa và số hóa 3D nhằm lưu giữ nguyên bản.

Không gian bên trong điện Thái Hòa sau trùng tu. Ảnh: Hiếu Trương

Không gian bên trong điện Thái Hòa sau trùng tu. Ảnh: Hiếu Trương

Góc mái ngói điện Thái Hòa. Ảnh: Hiếu Trương

Góc mái ngói điện Thái Hòa. Ảnh: Hiếu Trương

Điện Thái Hòa được tu bổ, gia cường nền móng, khôi phục nền lát gạch, bậc cấp đá Thanh Hóa, tường gạch; khôi phục màu sắc nguyên trạng; tu bổ, phục hồi hệ khung gỗ, hệ mái, hệ vách ván, cửa bằng gỗ; sơn son thếp vàng; mái lợp ngói và hệ thống trang trí pháp lam...

Du khách tham quan điện Thái Hòa trong chiều 23-11. Ảnh: Hiếu Trương

Du khách tham quan điện Thái Hòa trong chiều 23-11. Ảnh: Hiếu Trương

Dự án cũng tiến hành phục hồi ngai vàng, bửu tán và các đồ nội thất; gia cường, cân chỉnh sân nền khuôn viên điện; hệ thống tường chắn đất; phục hồi lan can; tôn tạo vườn cây, tiểu cảnh và hệ thống điện chiếu sáng…

Bên trong không gian điện Thái Hòa - nơi đặt ngai vàng triều Nguyễn. Ảnh: Hiếu Trương

Bên trong không gian điện Thái Hòa - nơi đặt ngai vàng triều Nguyễn. Ảnh: Hiếu Trương

Trong khuôn khổ chương trình, đại diện UNESCO đã trao Bằng công nhận Di sản Tư liệu UNESCO: Ghi danh “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng” vào danh mục Ký ức Thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Chín đỉnh đồng không chỉ là minh chứng cho kỹ thuật đúc đồng đỉnh cao mà còn là biểu tượng về sự thống nhất và bền vững của quốc gia.

Đại diện UNESCO trao Bằng công nhận Di sản Tư liệu UNESCO: Ghi danh “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng” vào danh mục Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Hiếu Trương

Đại diện UNESCO trao Bằng công nhận Di sản Tư liệu UNESCO: Ghi danh “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng” vào danh mục Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Hiếu Trương

Nhân dịp này, Thừa Thiên Huế tổ chức lễ động thổ phục hồi điện Cần Chánh – nơi làm việc hằng ngày của triều đình nhà Nguyễn. Bị phá hủy trong chiến tranh, điện Cần Chánh giờ đây sẽ được khôi phục để tiếp tục kể câu chuyện về sự thịnh trị và văn hóa đặc sắc của triều Nguyễn.

Hiếu Trương

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://sgtt.thesaigontimes.vn/dien-thai-hoa-mo-cua-don-khach-sau-3-nam-trung-tu/
Zalo