Xây dựng Tượng đài Công an nhân dân tại thành phố Hồ Chí Minh
Bố cục nhân vật của tượng đài là hình ảnh lực lượng cảnh sát cơ động, cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, cảnh sát giao thông và công an cơ sở, cùng hình tượng bà Mẹ Việt Nam và em bé thiếu nhi, thể hiện hình tượng người chiến sĩ công an luôn hết lòng 'vì bình yên cuộc sống' của nhân dân.
Chiều 27/11, Cục Công tác đảng và công tác chính trị (X03, Bộ Công an) thông tin về Dự án xây dựng Tượng đài Công an nhân dân "Vì bình yên cuộc sống" đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại họp báo, Thiếu tướng Nguyễn Công Bảy, Phó Cục trưởng Cục Công tác đảng và công tác chính trị, Bộ Công an cho biết: Đây là công trình văn hóa mang tính biểu tượng, khái quát cao có giá trị nghệ thuật mang ý nghĩa chính trị, lịch sử, giáo dục truyền thống nhằm tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân và lực lượng Công an nhân dân.
Đây sẽ là nơi tổ chức các hoạt động cộng đồng, góp phần tuyên truyền, giáo dục tới cán bộ chiến sĩ và người dân về truyền thống cách mạng của lực lượng công an.
Tượng đài cao khoảng 9,5m, có 7 nhân vật, gồm: Mẹ Việt Nam, em bé thiếu nhi và 5 chiến sĩ công an đại diện 5 lực lượng.
Bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, chế độ và bảo vệ nhân dân là vinh dự và trách nhiệm của lực lượng công an. Thực tế đã chứng minh, lực lượng Công an nhân dân trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, cũng như vai trò, nhiệm vụ hiện nay, mỗi cán bộ, chiến sĩ, dù thuộc lực lượng nào (an ninh, cảnh sát, hậu cần -kỹ thuật, tham mưu, xây dựng lực lượng); đơn vị công tác nào (cơ quan Bộ, Công an địa phương) đều đã và đang nỗ lực phấn đấu để luôn hoàn thành trọng trách cao cả đó.
Tuy nhiên, giải thích lý do chọn 4 lực lượng nêu trên để làm tượng đài, Thiếu tướng Nguyễn Công Bảy cho biết: Những lực lượng này tiếp xúc, gần với nhân dân nhất, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc gìn giữ bình yên cuộc sống người dân.
Chính vì lý do đó, tượng đài điêu khắc thể hiện hình tượng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là biểu tượng của sự dũng cảm, hi sinh, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ đem đến cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân.
Tuy nhiên, giải thích lý do chọn 4 lực lượng nêu trên để làm tượng đài, Thiếu tướng Nguyễn Công Bảy cho biết: Những lực lượng này tiếp xúc, gần với nhân dân nhất, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc gìn giữ bình yên cuộc sống người dân.
Chính vì lý do đó, tượng đài điêu khắc thể hiện hình tượng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là biểu tượng của sự dũng cảm, hy sinh, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ đem đến cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân.
Tượng đài được đặt tại Công viên Âu Lạc (khu vực tiếp giáp ngã 6 Cộng Hòa), đường Trần Phú, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tượng được đúc đồng bằng công nghệ mới bảo đảm yếu tố bền vững, trang nghiêm, gần gũi và hài hòa không gian, cảnh quan thực tế.
Sau hơn một năm triển khai, tượng đài hiện đang được lắp đặt và xây dựng, hoàn thiện cảnh quan chung quanh, dự kiến hoàn thành trong tháng 12.
Bộ Công an sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khánh thành công trình đúng dịp Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.
Đây là công trình hướng tới Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), đặc biệt hướng đến Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945-19/8/2025).
Mục đích xây dựng tượng đài nhằm tôn vinh sự hi sinh, cống hiến của lực lượng Công an nhân dân trong sự nghiệp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội - vì bình yên cuộc sống của nhân dân.