Diện mạo TP.HCM sau 50 năm thống nhất đất nước qua các công trình biểu tượng

Sau 50 năm thống nhất đất nước, TP.HCM trở thành đầu tàu kinh tế, trung tâm đổi mới sáng tạo của cả nước. Hàng loạt tòa nhà chọc trời cùng những công trình đột phá góp phần thay đổi diện mạo TP.HCM ngày một hiện đại, năng động và phát triển.

Sau 50 năm thống nhất đất nước, TP.HCMđã có nhiều thay đổi lớn, từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành siêu đô thị, trung tâm tài chính... hiện đại bậc nhất cả nước và khu vực.

Cầu Sài Gòn, tuyến Metro số 1, Cầu Ba Son, kênh Tàu Hủ, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè... cùng các công trình đột phá trong tương lai đang "thay da đổi thịt" cho TP.HCM.

 Cầu Sài Gòn cùng tuyến đường sắt đô thị Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) giữ vai trò giao thông huyết mạch, giúp kết nối TP Thủ Đức với các quận, huyện nội thành TP.HCM.

Cầu Sài Gòn cùng tuyến đường sắt đô thị Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) giữ vai trò giao thông huyết mạch, giúp kết nối TP Thủ Đức với các quận, huyện nội thành TP.HCM.

Cầu Sài Gòn (trước năm 1975 được gọi là cầu Tân Cảng), là một trong những cây cầu bắc qua sông Sài Gòn. Ngoài Cầu Sài Gòn 1 được xây dựng trước năm 1975, nối đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) với đường Võ Nguyên Giáp (TP Thủ Đức) thì cầu Sài Gòn 2 được khánh thành vào cuối năm 2013. Đến nay, khu vực hai đầu cầu Sài Gòn đã có thêm công viên, bến tàu thủy, nhà ga Metro...

 Khu vực Vinhome Tân Cảng với tòa nhà Landmark 81, công trình góp phần thay đổi diện mạo đô thị TP.HCM. Tại thời điểm khai trương, The Landmark 81 không chỉ trở thành tòa nhà cao nhất Đông Nam Á mà còn lập các kỷ lục khác như: tầng quan sát cao nhất Việt Nam, căn hộ cao nhất Việt Nam và nhà hàng, quán bar cao nhất Đông Nam Á...

Khu vực Vinhome Tân Cảng với tòa nhà Landmark 81, công trình góp phần thay đổi diện mạo đô thị TP.HCM. Tại thời điểm khai trương, The Landmark 81 không chỉ trở thành tòa nhà cao nhất Đông Nam Á mà còn lập các kỷ lục khác như: tầng quan sát cao nhất Việt Nam, căn hộ cao nhất Việt Nam và nhà hàng, quán bar cao nhất Đông Nam Á...

 Cầu Ba Son là cây cầu dây văng bắt qua sông Sài Gòn, kết nối giao thông, thương mại, du lịch khu vực trung tâm quận 1 với TP. Thủ Đức.

Cầu Ba Son là cây cầu dây văng bắt qua sông Sài Gòn, kết nối giao thông, thương mại, du lịch khu vực trung tâm quận 1 với TP. Thủ Đức.

Cầu Ba Son được khởi công xây dựng vào đầu năm 2015, hoàn thành và đưa vào sử dụng vào tháng 4-2022. Với kiến trúc hiện đại, cầu được lấy tên theo xưởng đóng tàu Ba Son, một địa danh lịch sử gắn liền với quá trình phát triển đô thị TP.HCM sau 50 năm thống nhất đất nước.

 Trung tâm quận 1 với tòa nhà Bitexco 69 tầng, công viên Bến Bạch Đằng, quảng trường Mê Linh... những công trình biểu tượng gắn liền với TP.HCM sau 50 năm thống nhất đất nước.

Trung tâm quận 1 với tòa nhà Bitexco 69 tầng, công viên Bến Bạch Đằng, quảng trường Mê Linh... những công trình biểu tượng gắn liền với TP.HCM sau 50 năm thống nhất đất nước.

 Sau nhiều chỉnh trang, khu công viên Công trường Mê Linh, nơi đặt tượng đài Đức thánh Trần Hưng Đạo (quận 1), chính thức đi vào hoạt động vào tháng 3-2022.

Sau nhiều chỉnh trang, khu công viên Công trường Mê Linh, nơi đặt tượng đài Đức thánh Trần Hưng Đạo (quận 1), chính thức đi vào hoạt động vào tháng 3-2022.

 Bến Bạch Đằng về đêm, khu vực thu hút hàng nghìn người dân và du khách vào mỗi dịp lễ, Tết và các sự kiện trọng đại của thành phố.

Bến Bạch Đằng về đêm, khu vực thu hút hàng nghìn người dân và du khách vào mỗi dịp lễ, Tết và các sự kiện trọng đại của thành phố.

 Một phần kênh Tàu Hủ nhìn từ trên cao (đoạn tiếp giáp với sông Sài Gòn). Với tuổi đời hơn 200 năm, kênh Tàu Hủ là một trong những kênh rạch lâu đời nhất Sài Gòn, giúp kết nối giao thương giữa TP.HCM với các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Sau hàng thế kỷ, ngày nay dọc dòng kênh là hàng loạt nhà cao tầng, cầu đi bộ, công trình kiến trúc lịch sử...

Một phần kênh Tàu Hủ nhìn từ trên cao (đoạn tiếp giáp với sông Sài Gòn). Với tuổi đời hơn 200 năm, kênh Tàu Hủ là một trong những kênh rạch lâu đời nhất Sài Gòn, giúp kết nối giao thương giữa TP.HCM với các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Sau hàng thế kỷ, ngày nay dọc dòng kênh là hàng loạt nhà cao tầng, cầu đi bộ, công trình kiến trúc lịch sử...

 Trục đường Võ Nguyên Giáp (Xa lộ Hà Nội cũ) với tuyến Metro số 1 nhìn từ trên cao, góp phần định hình phát triển đô thị TP.HCM.

Trục đường Võ Nguyên Giáp (Xa lộ Hà Nội cũ) với tuyến Metro số 1 nhìn từ trên cao, góp phần định hình phát triển đô thị TP.HCM.

Tuyến Metro số 1 được khởi công từ năm 2012, đến tháng 12-2024 vận hành chính thức toàn tuyến, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển hệ thống giao thông công cộng của TP.HCM. Đây là tuyến tàu điện ngầm đầu tiên được xây dựng và đưa vào khai thác tại TP với chiều dài 19,7 km, kết nối trung tâm quận 1 với khu vực phía Đông TP.HCM.

 Với tổng chiều dài gần 10km, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè chảy qua các quận 1, 3, Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh và đổ ra sông Sài Gòn. Sau khi được cải tạo, cảnh quan hai bên tuyến đường ngày một khang trang hơn, hòa mình vào các công trình, biểu tượng TP.HCM sau 50 năm đổi mới. Trong ảnh: Đoạn kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè uốn lượn qua cầu Kiệu (quận Phú Nhuận).

Với tổng chiều dài gần 10km, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè chảy qua các quận 1, 3, Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh và đổ ra sông Sài Gòn. Sau khi được cải tạo, cảnh quan hai bên tuyến đường ngày một khang trang hơn, hòa mình vào các công trình, biểu tượng TP.HCM sau 50 năm đổi mới. Trong ảnh: Đoạn kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè uốn lượn qua cầu Kiệu (quận Phú Nhuận).

 Bán đảo Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) nằm đối diện quận 1 đang dần thay đổi diện mạo với các tòa nhà cao tầng, công viên bờ sông, khu dân cư... Dự kiến Trung tâm tài chính Việt Nam tại TP.HCM sẽ được xây dựng trên bán đảo này.

Bán đảo Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) nằm đối diện quận 1 đang dần thay đổi diện mạo với các tòa nhà cao tầng, công viên bờ sông, khu dân cư... Dự kiến Trung tâm tài chính Việt Nam tại TP.HCM sẽ được xây dựng trên bán đảo này.

 Hơn 30 năm xây dựng và phát triển, khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7) đã trở thành khu đô thị hiện đại của TP.HCM. Các công trình kiến trúc, không gian xanh... đã góp phần thay đổi đáng kể diện mạo đô thị TP.HCM sau 50 năm đổi mới.

Hơn 30 năm xây dựng và phát triển, khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7) đã trở thành khu đô thị hiện đại của TP.HCM. Các công trình kiến trúc, không gian xanh... đã góp phần thay đổi đáng kể diện mạo đô thị TP.HCM sau 50 năm đổi mới.

 Vòng xoay Lăng Cha Cả (quận Tân Bình) là một trong những nút giao thông quan trọng của TP.HCM. Khu vực là nơi tiếp giáp với các trục đường chính như: Cộng Hòa, Hoàng Văn Thụ, Trần Quốc Hoàn, Lê Văn Sỹ, Bùi Thị Xuân. Sau 50 năm, nhiều công trình hiện đại, cầu vượt, cao ốc được xây dựng làm "thay da đổi thịt" cho khu vực này.

Vòng xoay Lăng Cha Cả (quận Tân Bình) là một trong những nút giao thông quan trọng của TP.HCM. Khu vực là nơi tiếp giáp với các trục đường chính như: Cộng Hòa, Hoàng Văn Thụ, Trần Quốc Hoàn, Lê Văn Sỹ, Bùi Thị Xuân. Sau 50 năm, nhiều công trình hiện đại, cầu vượt, cao ốc được xây dựng làm "thay da đổi thịt" cho khu vực này.

THUẬN VĂN

Nguồn PLO: https://plo.vn/dien-mao-tphcm-sau-50-nam-thong-nhat-dat-nuoc-qua-cac-cong-trinh-bieu-tuong-post842460.html
Zalo