Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2024 - Phiên thứ 4: Cần những giải pháp đột phá

Các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp nêu nhiều vấn đề tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn, đòi hỏi chính sách đủ mạnh để tháo gỡ, hỗ trợ

GS-TS HOÀNG VĂN CƯỜNG, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội:

Tháo điểm nghẽn thể chế

Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025 và hướng tới mức 2 con số trong giai đoạn tiếp theo là có cơ sở vì Việt Nam đang quay lại giai đoạn tăng trưởng mạnh như những năm 2016-2019. Bên cạnh động lực từ dòng vốn đầu tư nước ngoài và khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, các dự án luật được thông qua mới đây cũng sẽ tháo gỡ các điểm nghẽn, tạo động lực cho phát triển.

Về thể chế, pháp luật, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo thực hiện tinh thần pháp luật chỉ nên mang tính yêu cầu, còn lại cần trao quyền cho các bộ, ngành, địa phương. Điều này được kỳ vọng sẽ mang lại sự thay đổi trong thời gian tới. Ngoài ra, cần có sự cải cách về tư tưởng và quan điểm xây dựng, thực thi pháp luật theo hướng cơ chế thực thi phải thật sự hiệu quả. Triển khai cuộc cách mạng về bộ máy phải xác định rõ chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan, để không còn tình trạng phải xin phép nhiều cửa.

Về thể chế, pháp luật, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo thực hiện tinh thần pháp luật chỉ nên mang tính yêu cầu, còn lại cần trao quyền cho các bộ, ngành, địa phương. Điều này được kỳ vọng sẽ mang lại sự thay đổi trong thời gian tới. Ngoài ra, cần có sự cải cách về tư tưởng và quan điểm xây dựng, thực thi pháp luật theo hướng cơ chế thực thi phải thật sự hiệu quả. Triển khai cuộc cách mạng về bộ máy phải xác định rõ chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan, để không còn tình trạng phải xin phép nhiều cửa.

PGS-TS TRẦN ĐÌNH THIÊN, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam:

Bất động sản đang phục hồi từ đáy

Năm 2024 là một năm đầy bất thường đối với thế giới, trong khi Việt Nam có sự "khác thường" theo hướng tích cực mạnh mẽ hơn, dù hàm ý tiêu cực cũng không thể phủ nhận.

Quý I/2024, khu vực nội địa gặp rất nhiều khó khăn. Chưa từng có quý I nào rơi vào tình hình nặng nề như vậy với tăng trưởng cực kỳ thấp; số doanh nghiệp thành lập mới ít hơn nhiều so với số rút khỏi thị trường. Động lực tăng trưởng từ khu vực nội địa cần được quan tâm nhiều hơn.

Quý I/2024, khu vực nội địa gặp rất nhiều khó khăn. Chưa từng có quý I nào rơi vào tình hình nặng nề như vậy với tăng trưởng cực kỳ thấp; số doanh nghiệp thành lập mới ít hơn nhiều so với số rút khỏi thị trường. Động lực tăng trưởng từ khu vực nội địa cần được quan tâm nhiều hơn.

Những tín hiệu từ Mỹ cũng là lời cảnh báo cho Việt Nam. Tại sao Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ nhiều trong khi khu vực nội địa lại yếu? Điều này đòi hỏi phải nhận diện đúng bản chất để đưa ra giải pháp phù hợp, nhất là với các ngành chế biến, công nghiệp và nông nghiệp.

Về bất động sản, thị trường này đang bước vào giai đoạn phục hồi từ đáy, với giao dịch trong quý III/2024 tăng hơn 6% so với cùng kỳ năm trước. Sự hồi phục của bất động sản có khả năng tạo niềm tin mạnh mẽ cho thị trường. Nguồn vốn cũng bắt đầu chảy vào lĩnh vực này khi tỉ trọng trái phiếu doanh nghiệp tăng lên đáng kể.

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2024 - Phiên thứ 4: Động lực cho doanh nghiệp trong bối cảnh mới đã ghi nhận nhiều kiến giải, góp ý của các chuyên gia kinh tế, đại diện doanh nghiệp. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2024 - Phiên thứ 4: Động lực cho doanh nghiệp trong bối cảnh mới đã ghi nhận nhiều kiến giải, góp ý của các chuyên gia kinh tế, đại diện doanh nghiệp. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Ông ĐỖ NGỌC HƯNG - Tham tán thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ:

Cơ hội hưởng lợi từ chính sách mới của Mỹ

Các chính sách mới của chính quyền tân Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ ảnh hưởng đến kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Cụ thể là quan điểm muốn giảm thâm hụt thương mại về phía Mỹ.

Hiện Việt Nam là đối tác xuất khẩu lớn thứ 3 vào Mỹ, sau Trung Quốc và Mexico. Việc Mỹ thâm hụt thương mại có thể khiến chính quyền nước này chú ý đến việc cân bằng thương mại với đối tác. Để kim ngạch thương mại hai chiều hài hòa, Việt Nam có thể tăng nhập nguyên liệu gỗ, hóa chất, công nghệ cao... từ Mỹ. Cần lưu ý thời gian tới, Mỹ có thể tăng cường các vụ điều tra phòng vệ thương mại nên các doanh nghiệp cần chú ý đến nguồn gốc hàng hóa.

Hiện Việt Nam là đối tác xuất khẩu lớn thứ 3 vào Mỹ, sau Trung Quốc và Mexico. Việc Mỹ thâm hụt thương mại có thể khiến chính quyền nước này chú ý đến việc cân bằng thương mại với đối tác. Để kim ngạch thương mại hai chiều hài hòa, Việt Nam có thể tăng nhập nguyên liệu gỗ, hóa chất, công nghệ cao... từ Mỹ. Cần lưu ý thời gian tới, Mỹ có thể tăng cường các vụ điều tra phòng vệ thương mại nên các doanh nghiệp cần chú ý đến nguồn gốc hàng hóa.

Với kế hoạch áp thuế hàng hóa nhập khẩu 10% của chính quyền tân Tổng thống Mỹ, Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng lớn bởi chính sách này áp dụng đồng thời với các quốc gia có hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ. Bên cạnh đó, dự báo chuỗi cung ứng hàng hóa thế giới sẽ dịch chuyển và Việt Nam có thể hưởng lợi.

Ông BÙI TRUNG THƯỚNG, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ:

Thị trường Ấn Độ bị bỏ quên

Ấn Độ có dân số đứng đầu thế giới và là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất, có khả năng trở thành một siêu cường kinh tế trong tương lai.

Với diện tích gấp 10 lần, dân số gấp 14 lần Việt Nam và kinh tế phát triển mạnh, Ấn Độ đang là thị trường bị các bộ, ngành, địa phương lẫn doanh nghiệp Việt Nam bỏ quên. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ấn Độ rất hạn chế, chỉ đạt dưới 2% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu - thấp hơn nhiều so với tiềm năng và kỳ vọng của hai nước.

Với diện tích gấp 10 lần, dân số gấp 14 lần Việt Nam và kinh tế phát triển mạnh, Ấn Độ đang là thị trường bị các bộ, ngành, địa phương lẫn doanh nghiệp Việt Nam bỏ quên. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ấn Độ rất hạn chế, chỉ đạt dưới 2% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu - thấp hơn nhiều so với tiềm năng và kỳ vọng của hai nước.

Ấn Độ xuất siêu sang Mỹ nhưng lại nhập siêu từ hầu hết các nước khác. Nhu cầu của Ấn Độ rất đa dạng - từ khách hàng có thu nhập thấp, trung bình, cao đến rất cao. Những mặt hàng có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang Ấn Độ bao gồm máy móc, thiết bị, điện tử và hàng tiêu dùng. Đây là những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang Ấn Độ.

Ông NGUYỄN ĐỨC LỆNH, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh TP HCM:

Tỉ giá và thị trường ngoại hối ổn định

Năm 2025, ngành ngân hàng được kỳ vọng sẽ tiếp tục đáp ứng tốt nhất các nhu cầu về vốn và dịch vụ ngân hàng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nhiệm vụ cốt lõi của ngành ngân hàng là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với mục tiêu tăng trưởng đầy thách thức của năm 2025 là đạt khoảng 7%, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu với việc triển khai các chính sách lãi suất hợp lý, kiểm soát ổn định tỉ giá, đồng thời duy trì các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế.

Nhiệm vụ cốt lõi của ngành ngân hàng là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với mục tiêu tăng trưởng đầy thách thức của năm 2025 là đạt khoảng 7%, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu với việc triển khai các chính sách lãi suất hợp lý, kiểm soát ổn định tỉ giá, đồng thời duy trì các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế.

Thời gian qua, các gói tín dụng hỗ trợ, như gói cho ngành nông thủy sản, đã được thực hiện hiệu quả. Bên cạnh đó, gói hỗ trợ 120.000 tỉ đồng (sau đó nâng lên thành 140.000 tỉ đồng) dành cho thị trường bất động sản, đặc biệt là phát triển nhà ở xã hội, tiếp tục mang lại hiệu quả tích cực.

Nhìn chung cả năm 2024, ngành ngân hàng đã thực hiện tốt vai trò của mình trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỉ giá, thị trường ngoại hối và thị trường vàng. Những kết quả này càng đáng ghi nhận trong bối cảnh đồng USD biến động mạnh, các đồng tiền lớn khác mất giá, giá vàng toàn cầu diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn và xung đột vũ trang tại một số khu vực vẫn căng thẳng.

Ông ĐỖ HÀ NAM, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam:

Doanh nghiệp cà phê rủi ro cao

Ngành nông nghiệp Việt Nam hiện đứng thứ 15 trên thế giới về xuất khẩu, với nhiều ngành giữ vị trí hàng đầu như hồ tiêu, cà phê và gạo.

Diện tích và năng suất lúa không tăng, nhưng xuất khẩu năm nay có thể đạt kỷ lục 9 triệu tấn. Với ngành cà phê, cả thế giới sử dụng cà phê Robusta của Việt Nam và giá cà phê Robusta chưa bao giờ cao như bây giờ.

Diện tích và năng suất lúa không tăng, nhưng xuất khẩu năm nay có thể đạt kỷ lục 9 triệu tấn. Với ngành cà phê, cả thế giới sử dụng cà phê Robusta của Việt Nam và giá cà phê Robusta chưa bao giờ cao như bây giờ.

Năm nay, nông dân Việt Nam điều tiết thị trường, doanh nghiệp chỉ làm dịch vụ. Nông dân biết từ nay đến tháng 4-2025, chỉ có Việt Nam thu hoạch cà phê nên không vội bán, làm giá cà phê tiếp tục tăng - có lúc lên tới 130.000 đồng/kg trong khi giá thành chưa tới 40.000 đồng/kg.

Diễn biến này dẫn đến rủi ro cao cho doanh nghiệp thương mại cà phê, nhiều doanh nghiệp phá sản. Để tồn tại, doanh nghiệp phải đầu tư thêm vào sơ chế, chế biến để tạo thêm nguồn thu từ giá trị gia tăng thay vì chỉ hưởng chênh lệch giá.

Ông TRẦN NHƯ TÙNG, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam:

Năm 2025, dệt may có thể tăng trưởng 10%

Năm 2024, ngành dệt may có nhiều khởi sắc với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 44 tỉ USD, tăng 10% so với năm ngoái. Những kết quả đạt được trong năm 2024 cùng với những chính sách đã được cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng trong nhiệm kỳ trước cho thấy trên lý thuyết, xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn có thể tiếp tục tăng trưởng. Mục tiêu tăng trưởng năm 2025 khoảng 10%, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 47 - 48 tỉ USD là khả thi.

Tuy nhiên, khó khăn của ngành vẫn còn nhiều. Các doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn vào cải tiến sản xuất và nguồn nhân lực. Ngoài ra, doanh nghiệp nước ta đặc biệt lo ngại tình trạng doanh nghiệp dệt may Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam nhằm tận dụng lợi thế từ các FTA, lấy xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến toàn ngành dệt may.

Tuy nhiên, khó khăn của ngành vẫn còn nhiều. Các doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn vào cải tiến sản xuất và nguồn nhân lực. Ngoài ra, doanh nghiệp nước ta đặc biệt lo ngại tình trạng doanh nghiệp dệt may Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam nhằm tận dụng lợi thế từ các FTA, lấy xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến toàn ngành dệt may.

Nhà báo - TS TÔ ĐÌNH TUÂN, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động:

Tin tưởng nền kinh tế đạt nhiều dấu ấn nổi bật

Năm 2024 là một năm đầy biến động song nền kinh tế Việt Nam vẫn vươn lên mạnh mẽ đáng ghi nhận, mang lại hy vọng cho chặng đường phía trước.

Khi đối mặt với những thách thức lớn, tôi tin tưởng sâu sắc rằng chúng ta sẽ tiếp tục tạo nên sự thay đổi tích cực, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Nếu không có thêm những biến động lớn, bất khả kháng trong năm 2025 và các năm tiếp theo, tôi tin rằng kinh tế Việt Nam sẽ đạt được nhiều dấu ấn nổi bật.

Sau 3 giờ diễn ra, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2024 - Phiên thứ 4: Động lực cho doanh nghiệp trong bối cảnh mới đã ghi nhận nhiều ý kiến giá trị từ các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp, khơi mở những vấn đề hữu ích cho nền kinh tế Việt Nam. Khép lại diễn đàn, chúng ta hy vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ từng bước vượt qua thách thức, phát triển bền vững và mạnh mẽ trong tương lai.

THANH NHÂN - HOÀI DƯƠNG ghi

Nguồn NLĐ: https://nld.com.vn/dien-dan-kinh-te-viet-nam-2024-phien-thu-4-can-nhung-giai-phap-dot-pha-196241212221611311.htm
Zalo