Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật 2025: Nhận diện vướng mắc, đề xuất giải pháp từ thực tiễn doanh nghiệp
Chiều 14/7, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về Kế hoạch tổ chức Diên đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2025.
Tại cuộc họp, bà NgôQuỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý đãtrình bày tóm tắt nội dung, kế hoạch tổ chức và những điểm mới của Diễn đànKinh doanh và Pháp luật năm 2025 (Diễn đàn).
Theo đó, dựkiến chủ đề của Diễn đàn năm nay là “Hỗ trợ pháp lý toàn diện, thựcchất, hiệu quả - Đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển” với 2 phiên thảo luận bám sát tinhthần của Nghị quyết số 68/NQ-TW về phát triển kinh tế tư nhân. Các đại biểu thamdự diễn đàn sẽ tập trung trao đổi, thảo luận nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn về thểchế để hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới.

Cụ thể, chủ đề phiênthảo luận 1 là đơn giản hóa điều kiện gia nhập thị trường và hoạt động củadoanh nghiệp. Các đại biểu đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ điểm nghẽn về thểchế và khó khăn, vướng mắc trong công tác tổ chức thi hành pháp luật như cắt giảmxóa bỏ các rào cản tiếp cận thị trường đảm bảo môi trường kinh doanh thôngthoáng, minh bạch, rõ ràng, nhất quán, ổn định lâu dài, dễ tuân thủ, chi phí thấp;thực hiện cắt giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, ít nhất 30%chi phí tuân thủ pháp luật, ít nhất 30% điều kiện kinh doanh trong năm 2025 vàtiếp tục cắt giảm mạnh trong những năm tiếp theo; minh bạch hóa, số hóa, thôngminh hóa, tự động hóa, áp dụng triệt để trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn trongthực hiện các quy trình, thủ tục hành chính, nhất là về gia nhập, rút lui khỏithị trường, đất đai, quy hoạch, đầu tư, xây dựng, thuế, hải quan, bảo hiểm, sởhữu trí tuệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn...
Phiên thảo luận 2có chủ đề: hỗ trợ pháp lý cho khối kinh tế tư nhân trong tiếp cận nguồn lực vềvốn, đất đai, công nghệ và chuyển đổi số. Các đại biểu sẽ đề xuất các giải phápvề hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của khối kinh tế tư nhân trong tiếp cận tiếpcận cơ hội kinh doanh và các nguồn lực của nền kinh tế, nhất là vốn, đất đai,công nghệ, nhân lực, dữ liệu và các nguồn lực hợp pháp khác của đất nước theoquy định của pháp luật.
Cũng theo bà Ngô QuỳnhHoa, điểm mới quan trọng của Diễn đàn năm nay là lần đầu tiên diễn đàn được tổchức trong bối cảnh có chỉ đạo trực tiếp từ Bộ Chính trị, với trọng tâm là triểnkhai, thể chế hóa và thực hiện Nghị quyết số 66 và 68 của Quốc hội. Đây là nềntảng tạo nên sự khác biệt căn bản so với các kỳ trước, thể hiện rõ định hướngchính trị và pháp lý xuyên suốt trong hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp.
Đặc biệt, đối tượngthụ hưởng của Diễn đàn năm nay được mở rộng đáng kể, không chỉ dừng lại ở doanhnghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ, mà còn bao gồm cả hộ kinh doanh và cá nhânkinh doanh – những chủ thể lần đầu tiên được đưa vào phạm vi hỗ trợ pháp lýtheo yêu cầu của các nghị quyết. Việc mở rộng này cho thấy sự bao quát và toàndiện hơn trong chính sách pháp lý, phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế-xãhội hiện nay.

Tại cuộc họp, đạidiện Văn phòng chính phủ, VCCI, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật vàTrợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp) cùng các đại biểu đã đề xuất kiến nghị về nội dungcũng như hình thức tổ chức Diễn đàn.
Kết luận cuộc họp,Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc ghi nhận những ý kiến tâm huyết, thẳng thắn của cácđại biểu từ thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, Thứ trưởng thốngnhất điều chỉnh chủ đề Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2025 theo hướng sátvới thực tiễn, bám sát hơi thở cuộc sống, phản ánh đúng nhu cầu xã hội và yêu câùquản lý nhà nước.
Cụ thể, chủ đề sẽtập trung vào việc nhận diện và đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanhnghiệp trong quá trình vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Diễnđàn dự kiến chia thành hai phiên thảo luận: Phiên thứ nhất tập trung nhận diệnbất cập, vướng mắc thực tiễn; phiên thứ hai đề xuất các giải pháp hoàn thiện thểchế và tổ chức thực hiện.
Về hình thức tổchức, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc đề nghị cần triển khai theo quy trình chặtchẽ, thiết thực và có trọng tâm. Trước hết, thông qua các hiệp hội doanh nghiệpđể lấy ý kiến rộng rãi từ nhiều loại hình doanh nghiệp về những khó khăn, vướngmắc khi vận hành mô hình chính quyền hai cấp, từ đó phân loại cụ thể các nhóm vấnđề. Trên cơ sở đó, tổng hợp và chuyển các nhóm khó khăn đến từng bộ, ngành cóliên quan để tổ chức làm việc, phối hợp giải quyết, gắn với yêu cầu hoàn thiệnthể chế và xác định rõ mốc thời gian xử lý.
Các ý kiến đề xuấttừ doanh nghiệp cần được tổng hợp, phân nhóm theo nội dung tiêu biểu; tổ chứcphần giải đáp thắc mắc của các bộ, ngành liên quan; lắng nghe thêm một số ý kiếnphát biểu trực tiếp từ địa phương; và kết thúc bằng phần kết luận, định hướngchỉ đạo của Trung ương.
Thứ trưởng cũngnhấn mạnh việc tham mưu để Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chủ trì Diễn đàn vayều cầu thành phần tham dự không được bỏ sót bất kỳ bộ, ngành nào. Đồng thơìgiao Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý chỉ đạo rà soát, hoànchỉnh kế hoạch tổ chức Diễn đàn, bảo đảm tiến độ và chất lượng theo yêu cầu.