Dịch chuyển năng lượng tái tạo là hướng đi tất yếu của doanh nghiệp Việt

Nhận định Việt Nam không nằm ngoài xu hướng chuyển dịch năng lượng tái tạo, triển lãm về công nghệ, giải pháp truyền tải điện, tòa nhà thông minh chú trọng những công nghệ tiên tiến nhất về năng lượng xanh, là điểm đến không thể bỏ lỡ cho doanh nghiệp ngành điện, năng lượng tái tạo.

Sáng 4/9, triển lãm lần thứ 9 về Công nghệ, thiết bị và giải pháp điều phối và truyền tải điện tại Việt Nam (Electric & Power Vietnam 2024) cùng triển lãm Quốc tế lần thứ 16 về Công nghệ HVAC, hệ thống làm lạnh và tòa nhà thông minh tại Việt Nam (HVACR Vietnam 2024) đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, TP Hồ Chí Minh.

Hai triển lãm Electric & Power Vietnam 2024 và HVACR Vietnam 2024 do Công ty Informa Markets Việt Nam tổ chức. Các triển lãm thu hút hơn 350 đơn vị trưng bày và thương hiệu đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các đơn vị giới thiệu hàng nghìn thiết bị, dịch vụ và công nghệ hiện đại nhất đến với cộng đồng ngành điện và năng lượng, năng lượng tái tạo, lưới điện thông minh, hệ thống nhiệt, thông gió, điều hòa (HVAC) và làm lạnh tại Việt Nam.

Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 4 - 6/9, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC, quận 7, TP Hồ Chí Minh)

Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 4 - 6/9, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC, quận 7, TP Hồ Chí Minh)

Trước đó, theo báo cáo giữa năm nay của Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA, nhu cầu điện toàn cầu được dự báo tăng khoảng 4% vào năm 2024. Các nguồn năng lượng tái tạo cũng dự kiến sẽ phát triển nhanh chóng, với tỷ lệ trong cơ cấu toàn nguồn cung cấp điện tăng từ 30% vào năm 2023 lên 35% vào năm 2025.

Theo dự báo của Statista, sản lượng điện của Việt Nam năm 2024 dự kiến đạt 282,40 tỷ kWh, với tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) đạt 2,99% (2024 – 2029). Trong đó, sản lượng năng lượng tái tạo ước đạt 120,30 tỷ kWh, với tốc độ tăng trưởng CAGR là 3,39%.

Sự kiện dự kiến thu hút 7.000 khách tham quan, trong đó có nhiều chuyên gia chuyên ngành

Sự kiện dự kiến thu hút 7.000 khách tham quan, trong đó có nhiều chuyên gia chuyên ngành

Trong bối cảnh công suất các nguồn điện ngày càng tăng, hệ thống lưu trữ năng lượng (Energy Storage System – ESS) đang được xem là một giải pháp tiềm năng. Thị trường lưu trữ năng lượng khu vực châu Á – Thái Bình Dương được dự đoán sẽ đạt 75,56 tỷ USD vào năm 2032, với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm (CAGR) lên tới 14,2% (Precedence Research, 2023 – 2032). Xu hướng phát triển này phản ánh sự gia tăng mối quan tâm về an ninh năng lượng và nhu cầu cấp thiết với các giải pháp dự phòng điện.

Cùng với xu hướng thế giới, Việt Nam đang có một sự chuyển dịch lớn diễn ra trong cơ cấu sản lượng điện. Sản lượng từ điện tái tạo đã và đang gia tăng tỷ trọng nhanh chóng. Theo Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 500/QĐ–TTg ngày 15/5/2023, đến năm 2030, cơ cấu nguồn điện nghiêng mạnh sang các nguồn năng lượng tái tạo với tỷ lệ 27%, trong đó điện gió trên bờ chiếm 14,5% tổng công suất các nhà máy điện, điện gió ngoài khơi là 4%, điện mặt trời là 8,5%.

Mới đây nhất, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 80/2024/NĐ–CP ngày 3/7/2024 quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn. Cơ chế này được ban hành mang đến nhiều kỳ vọng cho doanh nghiệp điện tái tạo.

Tiểu Thúy

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/dich-chuyen-nang-luong-tai-tao-la-huong-di-tat-yeu-cua-doanh-nghiep-viet.html
Zalo