Di tích quốc gia đặc biệt tháp Vĩnh Hưng

Tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu (cách Quốc lộ 1 từ cầu Dần Xây khoảng 15 km), tháp Vĩnh Hưng là một tháp cổ có kiến trúc tháp thuộc nền văn hóa Óc Eo còn sót lại duy nhất ở Tây Nam Bộ, khung niên đại từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII sau Công nguyên.

Trong những cuộc khai quật tháp Vĩnh Hưng, các nhà khảo cổ học đã tìm được nhiều hiện vật tượng bằng đồng, gốm, đá quý... hết sức giá trị. Trong đó, có 5 hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia: Tượng Nữ thần Laksmi, tượng Thần Sada Shiva, đầu tượng Thần Shiva, phù điêu Nữ thần Uma và tượng Nam thần.

Với ý nghĩa lịch sử đó, năm 1992, tháp Vĩnh Hưng được xếp hạng Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. Ðặc biệt, ngày 18/7/2024 vừa qua, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 694/QÐ-TTg xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt (đợt 15) đối với 3 di tích, trong đó có Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng.

Tính đến thời điểm này, Bạc Liêu có 2 di tích quốc gia đặc biệt là Di tích Căn cứ Cái Chanh (xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân) và Di tích Khảo cổ Vĩnh Hưng.

Quần thể di tích đặc biệt tháp Vĩnh Hưng tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Quần thể di tích đặc biệt tháp Vĩnh Hưng tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Tháp Vĩnh Hưng là một tháp cổ có kiến trúc văn hóa Óc Eo còn sót lại duy nhất ở Tây Nam Bộ, khung niên đại từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII sau Công nguyên.

Tháp Vĩnh Hưng là một tháp cổ có kiến trúc văn hóa Óc Eo còn sót lại duy nhất ở Tây Nam Bộ, khung niên đại từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII sau Công nguyên.

UBND tỉnh Bạc Liêu và các cơ quan quản lý đã tiến hành trùng tu, tôn tạo một phần tháp cổ Vĩnh Hưng để bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

UBND tỉnh Bạc Liêu và các cơ quan quản lý đã tiến hành trùng tu, tôn tạo một phần tháp cổ Vĩnh Hưng để bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

Bảo vật quốc gia Ðầu tượng Thần Shiva có 3 mắt, niên đại thế kỷ XII. Shiva là vị thần quan trọng nhất, xuất hiện trong suốt thời kỳ văn hóa Óc Eo.

Bảo vật quốc gia Ðầu tượng Thần Shiva có 3 mắt, niên đại thế kỷ XII. Shiva là vị thần quan trọng nhất, xuất hiện trong suốt thời kỳ văn hóa Óc Eo.

Trong phòng trưng bày hiện vật tại tháp Vĩnh Hưng có tượng Nữ thần Laksmi (phục chế) - đây là một trong 5 bảo vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia,

Trong phòng trưng bày hiện vật tại tháp Vĩnh Hưng có tượng Nữ thần Laksmi (phục chế) - đây là một trong 5 bảo vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia,

Năm 1992, Bộ Văn hóa, Thông tin và Thể thao Trần Hoàn đã ký Quyết định số 983 VHQĐ xếp hạng tháp Vĩnh Hưng là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia. Đây là một trong những di tích được công nhận sớm nhất tỉnh Bạc Liêu.

Năm 1992, Bộ Văn hóa, Thông tin và Thể thao Trần Hoàn đã ký Quyết định số 983 VHQĐ xếp hạng tháp Vĩnh Hưng là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia. Đây là một trong những di tích được công nhận sớm nhất tỉnh Bạc Liêu.

Huỳnh Lâm thực hiện

Nguồn Cà Mau: https://baocamau.vn/di-tich-quoc-gia-dac-biet-thap-vinh-hung-a35191.html
Zalo