Đi qua cổng làng

Đến một ngôi làng nào đó mà thấy còn có cổng làng, tự nhiên cảm thấy thú vị. Cổng làng càng cũ, sự thú vị càng tăng lên. Nếu cổng làng lại ẩn khuất hoặc được trùm phủ bởi bóng cây cổ thụ, có thể là cây đa, cây gạo, cây si, hay cây bồ đề thì lại càng khiến nhiều người nán lại, ngồi xuống để uống chén nước, và ngẫm nghĩ về một vẻ đẹp thuần chất của làng Việt.

Cổng làng - dấu xưa còn lại - Ảnh: Thư Hoàng

Cổng làng - dấu xưa còn lại - Ảnh: Thư Hoàng

Quả vậy, cùng với cây đa, bến nước, sân đình thì cổng làng cũng là một chỉ dấu quan trong của một ngôi làng. Chỉ có điều, sự phát triển quá nhanh của nhiều làng quê đã khiến nhiều nơi không giữ được những chiếc cổng làng cổ kính. Nhiều nơi, vì tiếc vì nhớ vẻ đẹp của cổng làng đã dựng lên những chiếc cổng làng mới, to cao, vững chắc hơn để ô tô có thể đi qua… Thế nhưng, những chiếc cổng làng mới dường như lại ít có sự ăn nhập với cảnh quan xung quanh.

Theo nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng, cổng làng xưa được làm cùng thông số với kiến trúc đình đền chùa, không quá cao to. Tuy nhiên, hiện tại ở nhiều làng quê đang xuất hiện việc xây sửa cổng làng nhưng không chú ý đến tính tổng thể này. Người ta đua nhau xây to, với đủ các hình thức, chất liệu, màu sắc thậm chí sặc sỡ và làm mất đi những giá trị văn hóa nội tại.

“Chức năng của làng và kiến trúc làng ngày nay đã khác. Việc xây dựng một cổng làng kiểu cổ xưa không còn phù hợp. Nếu còn cổng cũ thì nên giữ nguyên làm di sản văn hóa, nếu không còn cũng nên xây mới cho phù hợp với khung cảnh kiến trúc hiện đại nói chung. Tất nhiên cổng làng đóng vai trò hình ảnh đầu tiên của cái làng do đó nó cần được nghiên cứu và thiết kế cẩn thận” - ông Phan Cẩm Thượng nhấn mạnh.

Cổng làng Mễ Trì Thượng.

Cổng làng Mễ Trì Thượng.

Cổng làng Đại Từ (Hà Nội).

Cổng làng Đại Từ (Hà Nội).

Cổng làng Bùng (Phùng Xá, Thạch Thất, Hà Nội).

Cổng làng Bùng (Phùng Xá, Thạch Thất, Hà Nội).

Cổng làng ở Bắc Giang.

Cổng làng ở Bắc Giang.

THẠCH THẾ VINH

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/di-qua-cong-lang-5694398.html
Zalo