Đi lễ chùa đầu năm biết những điều này để sốt sắng và ơn ích
Đi lễ chùa đầu năm là truyền thống bao đời của người Việt. Tuy nhiên, khi đi lễ chùa cần biết rõ những lễ nghi cơ bản mới thực sự ý nghĩa, sinh ơn.
Đi lễ chùa đầu năm là truyền thống bao đời của người Việt. Tuy nhiên, khi đi lễ chùa cần biết rõ những lễ nghi cơ bản mới thực sự ý nghĩa, sinh ơn.
![Ảnh: Phạm Thị Yến](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_09_598_51429804/82d924fe1eb0f7eeaea1.jpg)
Ảnh: Phạm Thị Yến
Trước khi hành lễ
Bước đầu tiên của việc đi lễ chùa chính là lựa chọn địa điểm một ngôi chùa nào đó mà chúng ta thực sự muốn đi với tâm nguyện để đi đúng nơi, chuẩn bị chu đáo lễ vật trước khi đi hành lễ.
Đặc biệt, dù đi bất cứ địa điểm nào cũng nên đặt cái tâm của mình ở đó để cầu may mắn, bình an cho cả năm.
Trang phục khi đi lễ chùa chỉnh tề, trang trọng
![Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_09_598_51429804/a02105063f48d6168f59.jpg)
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Đền, chùa là chốn trang nghiêm. Vì thế, người đi lễ chùa cần phải biết cách thể hiện sự tôn trọng của mình với các bậc thánh thần, trước hết là qua trang phục.
Khi đi lễ chùa, tốt nhất nên mặc áo dài vừa duyên dáng, thanh lịch lại đúng với văn hóa truyền thống của người Việt. Hoặc có thể mặc quần áo dài tay, kín đáo để thể hiện sự tôn nghiêm nơi linh thiêng của các bậc thánh hiền.
Sắm sửa lễ vật khi đi lễ đầu năm
Người đi chùa nên chuẩn bị các loại lễ vật chay như hương (nhang), hoa quả, bánh oản (bánh in - gần giống một loại bánh nếp, bánh đậu xanh), xôi, chè...
Chốn chùa linh thiêng, cần hạn chế sử dụng đồ mặn làm lễ, nhằm tránh mang theo oán niệm từ các sinh linh động vật bị giết hại.
Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm các lễ chay: Hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè... không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả...
Sắm sửa lễ mặn chỉ được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện.
Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.
Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức.
Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu... không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.
3 bước hành lễ khi đi chùa đầu năm
Đặt lễ vật
Khi đi chùa đầu năm, bước hành lễ đầu tiên mà bạn cần làm là đặt lễ vật và thắp hương tại bàn thờ Đức Ông.
Theo nhà Phật, Đức Ông là người có tấm lòng quảng đại, luôn giúp đỡ những người khó khăn. Và đặc biệt, Ông luôn hướng về Phật, làm tất cả mọi điều để phụng sự cho Phật Giáo. Chính bởi tấm lòng từ bi này mà Ông được coi là vị Long Thần Hộ Pháp trông giữ chùa. Ngày nay, tại tất cả các nhà chùa tại Việt Nam đều có thờ Đức Ông.
Thắp nhang, lễ phật
Sau khi đã lễ tại bàn thờ Đức Ông, hãy di chuyển sang khu vực Chính Điện, đặt lễ, thắp nhang, thỉnh ba hồi chuông và làm lễ Chư Phật, Bồ Tát. Tiếp theo, là đi khấn vái tại những ban thờ khác với 3 lễ hoặc 5 lễ.
Tạ lễ và hạ lễ
Sau khi đã hết một tuần hương, bạn hãy vái ba lạy để tiến hành tạ lễ và hạ lễ. Nếu như có tiền vàng mã, bạn hãy đem đi hóa và thụ lộc. Cuối cùng, đừng quên ghé nhà trai giới để thăm hỏi các vị sư trong chùa.
Những bài văn khấn khi đi lễ chùa
Bài văn khấn dành cho lễ Phật
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Hôm nay là ngày…….. tháng…….. năm Tân Sửu
Tín chủ con là …………………………
Ngụ tại………………………
Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi Chùa …….. dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy:
Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan âm Đại sĩ, và Thánh hiền Tăng.
Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc.
Ngày nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, không làm điều dữ, nguyện làm việc lành, nguyện trông ơn Phật, Quan âm Đại sĩ chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an quy làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đảo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.
Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn trưởng Cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.
Tâm nguyện lòng thành kính bái thỉnh cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Bài văn khấn dành cho Quan Thế âm Bồ Tát
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế âm Bồ Tát.
Con xin kính lạy đức Viên thông Giáo chủ thùy từ chứng giám.
Tín chủ con là…………………………………………………………………………
Ngụ tại…………………………………………………………………………………..
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…….tín chủ con thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.
Cúi xin đức Đại sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con, như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh,thiện nguyện nêu cao. Đức ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử con cùng toàn thể gia quyến ba tháng đông, chín tháng hè luôn được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vượng tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tong tâm.
Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ đồ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Bài văn khấn dành cho Địa Tạng Vương Bồ Tát
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương.
Nam mô Đại bi, Đại nguyện, Đại thánh, Đại từ Bản tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Kính lễ Đức U Minh giáo chủ thùy từ chứng giám.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm Canh Tý
Tín chủ con là: ……………………………
Ngụ tại:…………………………………………
Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Cửu hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen báu.
Cúi xin Đức Địa Tạng Vương không rời bản nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo Lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến, như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ, nhờ ánh ngọc Minh Châu tiêu trừ tội cấu, trí tuệ mở mang, được mây từ che chở, tâm đạo khai hoa, não phiền nhẹ bớt. Khi còn sống thực hành thiện nguyện, noi gương Đại Sỹ, cứu độ chúng sinh.