Dệt may đối mặt với tình trạng thiếu năng lực sản xuất

Hết quý II/2024, đơn hàng dồi dào trở lại, nhưng làm thế nào để đáp ứng được năng lực sản xuất lại đang là khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp dệt may.

Đơn hàng năm 2024 không thiếu nhưng ngành dệt may vẫn đang thiếu lao động. Bởi nửa đầu 2023, gần 80.000 lao động trong ngành dệt may mất việc làm. Nhiều doanh nghiệp đang bị áp lực do không đủ năng lực sản xuất.

Bà Trần Thị Hà, Giám đốc Chi nhánh Công ty Pro Sports cho biết: ''Do thiếu lao động cộng với việc nhận đơn hàng hơi bị dư so với năng lực, bởi vậy, có những thời điểm doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ không đảm bảo xuất hàng đúng hạn. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp sẽ liên kết với các đơn vị khác để hợp tác sản xuất; song song với đó là đẩy mạnh công tác tuyển dụng và giữ người”.

Ông Nguyễn Đức Thăng, Giám đốc điều hành Tổng Công ty may Đáp Cầu chia sẻ: “Doanh nghiệp phải tìm cách để tăng năng suất lao động và phải tìm một số công ty liên kết sản xuất, để đáp ứng được kế hoạch và thời gian giao hàng cho khách hàng”.

Đơn hàng năm 2024 không thiếu nhưng ngành dệt may vẫn đang thiếu lao động.

Đơn hàng năm 2024 không thiếu nhưng ngành dệt may vẫn đang thiếu lao động.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất cũng đang đối mặt với nhiều thách thức như thời gian giao hàng ngắn, bên cạnh đó là những khó khăn trong vận tải biển hiện nay.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho hay: "Trong ngành thời trang hiện nay, các khách hàng ép tiến độ giao hàng càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên do thời gian vận chuyển kéo dài, nên thời gian sản xuất phải rút ngắn lại, kèm theo đó là rất nhiều những rủi ro như cung cấp nguyên phụ liệu không kịp, thời gian sản xuất không đảm bảo thì sẽ vi phạm hợp đồng hoặc thua thiệt”.

Liên kết với các doanh nghiệp khác để sản xuất là giải pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhằm đảm bảo thời gian giao hàng cho khách hàng.

Liên kết với các doanh nghiệp khác để sản xuất là giải pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhằm đảm bảo thời gian giao hàng cho khách hàng.

Năm 2024, xuất khẩu của nhóm hàng dệt may, dự kiến tiếp tục tăng trưởng 10%, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 44 tỷ USD. Như vậy, khi sản xuất thay đổi, chất lượng đáp ứng yêu cầu của các nhà nhập khẩu lớn thì dệt may vẫn là nhóm hàng hóa có lợi thế của Việt Nam để đạt các mục tiêu tăng trưởng đề ra.

Nhật Minh

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/det-may-doi-mat-voi-tinh-trang-thieu-nang-luc-san-xuat-262633.htm
Zalo