Đề xuất 6 cơ chế đặc thù làm đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

Dự án sẽ được chỉ định thầu, không phải lập đề xuất dự án khi vay vốn ưu đãi, không phải thẩm định chủ trương đầu tư...

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải GTVT Trần Hồng Minh trình bày Tờ trình chiều 13/2.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải GTVT Trần Hồng Minh trình bày Tờ trình chiều 13/2.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải GTVT Trần Hồng Minh trình bày Tờ trình chiều 13/2.

6 nhóm cơ chế đặc thù

Chiều 13/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải GTVT Trần Hồng Minh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Minh, đường sắt đô thị là trục "xương sống" của hệ thống vận tải công cộng đô thị; đầu tư phát triển đường sắt đô thị là tất yếu khách quan, giải pháp quan trọng, căn cơ để phát triển đô thị hiện đại, bền vững, gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Dự thảo Nghị quyết gồm 11 điều, nêu 6 nhóm chính sách đặc thù gồm: Huy động nguồn vốn; Trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư; Phát triển đô thị theo mô hình TOD (mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng); Phát triển công nghiệp đường sắt, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực; Chính sách vật liệu xây dựng và bãi đổ thải; Các quy định áp dụng riêng cho TP. Hồ Chí Minh.

Trong đó, đối với nhóm chính sách về huy động nguồn vốn, Thủ tướng Chính phủ được quyết định bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm cho địa phương; sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương hàng năm và các nguồn vốn hợp pháp khác mà không phải theo thứ tự ưu tiên; huy động vốn ODA, vốn vay ưu đãi mà không phải lập Đề xuất dự án.

HĐND Thành phố có trách nhiệm bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm vốn ngân sách địa phương, nguồn tăng thu, tiết kiệm chi và nguồn vốn hợp pháp khác.

Dự án được bố trí vốn qua nhiều kỳ trung hạn, UBND Thành phố được bố trí vốn đề triển khai trước một số công việc phục vụ cho dự án (chuẩn bị, đầu tư, GPMB,...).

Về nhóm chính sách về trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư, Chính phủ đề xuất dự án đường sắt đô thị không phải lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư mà được thực hiện ngay thủ tục lập, thẩm định, quyết định đầu tư...

Tránh khoảng trống pháp lý trong quá trình triển khai, thực hiện

Thẩm tra Tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Kinh tế nhận thấy các nhóm chính sách trên được xây dựng trên cơ sở kế thừa các chính sách đặc thù, đặc biệt đã được Quốc hội cho phép trong thời gian qua tại Luật Thủ đô, Nghị quyết số 172 về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Do đó, Ủy ban cơ bản thống nhất với đề xuất của Chính phủ.

Góp ý thêm về chính sách huy động nguồn vốn, Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ trong trường hợp giảm hoặc bổ sung thêm dự án so với phụ lục danh mục dự án kèm theo Nghị quyết, thì số vốn ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương để thực hiện dự án sẽ được xác định như thế nào để tránh khoảng trống pháp lý trong quá trình triển khai, thực hiện.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh

Về lập tổng mức đầu tư, dự thảo gói thầu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, Nghị quyết xác định có 2 loại dự án là dự án đường sắt đô thị và dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD.

Theo đó, tại điểm a xác định loại dự án được áp dụng chính sách là dự án đường sắt đô thị và dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD, tuy nhiên tại điểm b, c lại chỉ xác định là dự án.

Mặt khác, Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam chỉ cho phép áp dụng chính sách này đối với dự án tuyến đường sắt, không bao gồm dự án thuộc khu vực TOD. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị cần thuyết minh, làm rõ hơn nữa về nội dung này.

Về trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư, Ủy ban Kinh tế nhận thấy, dự thảo Nghị quyết quy định các dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD được chỉ định thầu nhằm rút ngắn thời gian thực hiện các dự án. Theo Ủy ban Kinh tế, đối với việc chỉ định thầu các gói thầu thuộc dự án đường sắt đô thị là phù hợp, do tính chất đặc biệt cần đẩy nhanh tiến độ của loại dự án này.

Tuy nhiên, đối với các dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD đề nghị cân nhắc thực hiện công tác chỉ định thầu để bảo đảm tính cạnh tranh, minh bạch và hiệu quả trong việc khai thác, phát triển khu vực TOD.

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

(Kèm theo Tờ trình số: 08/TTr-BGTVT ngày 06 tháng 02 năm 2025)

1. Thành phố Hà Nội

2. Thành phố Hồ Chí Minh

*Ghi chú: Đối với các dự án thực hiện đầu tư sau năm 2035, tùy theo nhu cầu vận tải, khả năng nguồn lực đầu tư và khả năng kết nối, thành phố quyết định việc triển khai dự án sớm hơn.

Minh Minh

Nguồn ĐTCK: https://tinnhanhchungkhoan.vn/de-xuat-6-co-che-dac-thu-lam-duong-sat-do-thi-tai-ha-noi-tp-ho-chi-minh-post363345.html
Zalo