Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Sáng 12/2, tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự và phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 19 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Bình Dương.

Toàn cảnh phiên thảo luận tại Tổ 19

Toàn cảnh phiên thảo luận tại Tổ 19

Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Lợi điều hành phiên họp.

Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) bố cục gồm 8 chương, 72 điều (giảm 9 chương tương ứng với 53% số chương, 101 điều tương ứng với 58,4% số điều so với Luật năm 2015).

Nội dung dự thảo Luật tập trung 07 vấn đề đổi mới quan trọng, mang tính đột phá về quy trình xây dựng pháp luật như: Tiếp tục đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường kiểm soát quyền lực; phân định rõ thẩm quyền lập pháp và lập quy; Bổ sung quy định Chính phủ ban hành nghị quyết quy phạm; Đổi mới việc xây dựng Chương trình lập pháp của Quốc hội; Đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Về trách nhiệm của các cơ quan trình dự án luật; Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Phiên thảo luận Tổ

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Phiên thảo luận Tổ

Phát biểu tại phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, việc sửa đổi Luật để kịp thời thể chế hóa Kết luận số 119-KL/TW ngày 20/01/2025 của Bộ Chính trị về định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật; bám sát Đề án đổi mới quy trình xây dựng pháp luật bảo đảm “chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, vừa qua quá trình thẩm tra được tiến hành song song với quá trình xây dựng dự án Luật ngay từ khâu xây dựng ý tưởng, đề cương... Công tác phối hợp diễn ra thường xuyên, chặt chẽ nhằm đảm bảo Hồ sơ dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đạt chất lượng cao nhất trình Quốc hội; đảm bảo mục tiêu đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.

Các vị đại biểu Quốc hội tham gia phiên thảo luận tại Tổ 19

Các vị đại biểu Quốc hội tham gia phiên thảo luận tại Tổ 19

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, cần bám sát yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, xây dựng luật ngắn gọn, chỉ quy định những vấn đề khung, vấn đề mang tính nguyên tắc, thuộc thẩm quyền của Quốc hội, những vấn đề thực tiễn biến động thường xuyên giao Chính phủ, các cơ quan quy định để bảo đảm linh hoạt trong lãnh đạo, điều hành. Do đó, dự thảo Luật lần này chỉ quy định cụ thể về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH, văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước và văn bản quy phạm pháp luật liên tịch. Đồng thời, giao Chính phủ quy định cụ thể về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương.

Liên quan tới một số nội dung cụ thể tại dự thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, cần chú trọng khâu đánh giá tác động chính sách, đảm bảo thực chất tránh hình thức; dự thảo Luật này không quy định về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ. Đồng thời, cũng cần rà soát bảo đảm quy định tại dự thảo phải thể hiện rõ trách nhiệm của các chủ thể trong thực hiện các quy trình. Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, về quy định liên quan tới thời hạn gửi hồ sơ thẩm tra, vấn đề lùi thời điểm trình cũng như quy định về tham vấn chính sách.

Ngoài ra, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần quan tâm đẩy mạnh và tăng cường hơn nữa chức năng giám sát của Quốc hội, đặc biệt là công tác giám sát văn bản quy phạm pháp luật; giữa công tác xây dựng pháp luật và công tác giám sát có mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết, bổ trợ lẫn nhau.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Lợi điều hành phiên họp

Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Lợi điều hành phiên họp

Cho ý kiến tại phiên họp về nội dung này, đa số đại biểu tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật; góp phần đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện thể chế đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Dự thảo Luật đã cơ bản bám sát, thể chế hóa đầy đủ định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật theo Kết luận số 119-KL/TW ngày 20/01/2025 của Bộ Chính trị và yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật. Bên cạnh đó, các ý kiến cũng đề nghị tiếp tục rà soát để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, nhất là với các dự án luật khác được Quốc hội xem xét, thông qua tại cùng Kỳ họp.

Đồng thời, các đại biểu cũng tập trung cho ý kiến về một số nội dung trọng tâm như: phản biện xã hội và tham vấn chính sách; thông qua và điều chỉnh Chương trình lập pháp hằng năm; quy trình xây dựng chính sách; việc xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền đối với các vấn đề lớn của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật...

Các vị đại biểu Quốc hội tham gia phiên thảo luận tại Tổ 19

Các vị đại biểu Quốc hội tham gia phiên thảo luận tại Tổ 19

Góp ý tại phiên họp, đại biểu Phan Đức Hiếu – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình tán thành việc bổ sung các quy định nâng cao chất lượng của báo cáo đánh giá tác động chính sách. "Đây là nội dung rất quan trọng vì quy định được đưa ra nếu đánh giá tác động không kỹ lưỡng, không chính xác thì sẽ có nhiều tác động đến các nhóm đối tượng...", đại biểu Phan Đức Hiếu nhấn mạnh.

Do đó, để hoàn thiện quy định liên quan tới nội dung này, đại biểu Phan Đức Hiếu đề nghị, quy định tại khoản 2 Điều 28 cần chỉnh lý thành “các giải pháp khác nhau để giải quyết từng vấn đề” và đánh giá tác động của từng nhóm giải pháp này đến từng nhóm đối tượng khác nhau, bao gồm cả tác động tiêu cực và tích cực.

Liên quan tới quy định tại khoản 4 Điều 31 về nội dung thẩm định chính sách, để bảo đảm báo cáo đánh giá tác động có chất lượng thực sự, không mang tính hình thức, đại biểu Phan Đức Hiếu cũng đề xuất, cần bổ sung nội dung thẩm định và đánh giá chất lượng của báo cáo. Trong tất cả hồ sơ dự án luật, nghị quyết phải bổ sung đầy đủ báo cáo đánh giá tác động cập nhật theo Dự thảo.

 Đại biểu Mai Thị Phương Hoa – Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa – Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định

Đồng tình với nhiều nội dung tại dự thảo Luật, đại biểu Mai Thị Phương Hoa – Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định nhấn mạnh, việc sửa đổi lần này là một cuộc đại cách mạng trong công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Định hướng xây dựng luật là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tiễn trong giai đoạn hiện nay để xây dựng được một quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật vừa bảo đảm chất lượng của luật vừa rút ngắn thời gian đến mức tối đa.

Đối với quy định về lùi thời điểm trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua luật, pháp lệnh, nghị quyết tại khoản 4 Điều 38 và điểm b, khoản 11 Điều 40, đại biểu tỉnh Nam Định bày tỏ nhất trí với đề xuất của Chính phủ, để bảo đảm quyền trình dự án luật, pháp lệnh của cơ quan trình và đồng thời bảo đảm yêu cầu đối với cơ quan trình chịu trách nhiệm đến cùng.

Đại biểu Võ Trọng Kim – Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định

Đại biểu Võ Trọng Kim – Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định

Quan tâm tới quy định về phản biện xã hội và tham vấn chính sách, đại biểu Võ Trọng Kim – Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định cho rằng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện hiệu quả cần lưu ý tới cơ chế hỗ trợ, bố trí điều kiện phù hợp, đảm bảo khả thi trên thực tế.

Về quy định tham vấn chính sách, đại biểu Vũ Trọng Kim cũng lưu ý, cần nghiên cứu xác định rõ trách nhiệm chủ thể tiến hành tham vấn, đối tượng tham vấn. Trong đó, quan tâm đối tượng nào cần tiến hành tham vấn sâu phù hợp với phạm vi điều chỉnh của từng dự án Luật.

+ Cũng tại phiên thảo luận, các đại biểu cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội tập trung vào 35/102 điều của Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành. Các nội dung sửa đổi, bổ sung được bố cục trong 2 điều, Điều 1 sửa đổi, bổ sung 18 điều và bãi bỏ 17 điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Điều 2 quy định về hiệu lực thi hành.

Nội dung cơ bản của dự thảo Luật tập trung sửa đổi, bổ sung quy định về Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; về Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đồng thời, điều chỉnh một số nội dung có liên quan đến việc phân định thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội với thẩm quyền của Chính phủ và các cơ quan nhà nước khác; kết hợp sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản liên quan đến hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội mà qua tổng kết thực tiễn hoạt động từ năm 2016 đến nay có phát sinh vướng mắc, bất cập.

Đại biểu Trần Công Phàn - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương

Đại biểu Trần Công Phàn - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương

Thảo luận tại Tổ 19, đa số ý kiến đại biểu tán thành với sự cần thiết ban hành, phạm vi sửa đổi, bổ sung và các nội dung cơ bản của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội. Nội dung của dự thảo Luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất với hệ thống pháp luật và tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, các đại biểu tập trung cho ý kiến vào một số nội dung cụ thể liên quan tới quy định về việc phân định thẩm quyền của Quốc hội với thẩm quyền của Chính phủ và các cơ quan trong bộ máy nhà nước, về Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội...

*** Một số hình ảnh tại Phiên thảo luận Tổ 19:

Toàn cảnh phiên thảo luận tại Tổ 19

Toàn cảnh phiên thảo luận tại Tổ 19

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Phiên thảo luận Tổ

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Phiên thảo luận Tổ

Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Lợi điều hành phiên họp

Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Lợi điều hành phiên họp

Các đại biểu Quốc hội tham gia phiên thảo luận tại Tổ 19

Các đại biểu Quốc hội tham gia phiên thảo luận tại Tổ 19

Các đại biểu Quốc hội tham gia phiên thảo luận tại Tổ 19

Các đại biểu Quốc hội tham gia phiên thảo luận tại Tổ 19

Đại biểu Võ Trọng Kim – Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định

Đại biểu Võ Trọng Kim – Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định

Các đại biểu Quốc hội tham gia phiên thảo luận tại Tổ 19

Các đại biểu Quốc hội tham gia phiên thảo luận tại Tổ 19

Các đại biểu Quốc hội tham gia phiên thảo luận tại Tổ 19

Các đại biểu Quốc hội tham gia phiên thảo luận tại Tổ 19

 Đại biểu Mai Thị Phương Hoa – Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa – Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định

Đại biểu Trần Công Phàn - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương

Đại biểu Trần Công Phàn - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương

Các đại biểu Quốc hội tham gia phiên thảo luận tại Tổ 19

Các đại biểu Quốc hội tham gia phiên thảo luận tại Tổ 19

Các đại biểu Quốc hội tham gia phiên thảo luận tại Tổ 19

Các đại biểu Quốc hội tham gia phiên thảo luận tại Tổ 19

Phiên thảo luận tại Tổ 19 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)./.

Phiên thảo luận tại Tổ 19 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)./.

Lê Anh - Nghĩa Đức

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-doan-dai-bieu-quoc-hoi.aspx?itemid=92560
Zalo