Đây mới là cách thờ cúng ông Địa cuối năm đúng cách mang tài lộc cho gia chủ

Hiện nay, nhiều gia đình thờ cúng thần tài với mong ước may mắn, thịnh vượng. Nhất là với các hộ kinh doanh thì việc đặt bàn thờ thần tài mang một ý nghĩa hết sức linh thiêng, là lời cầu nguyện cho gia đình buôn bán tốt đẹp, sung túc.

Ý nghĩa hình tượng thần tài – ông Địa theo phong thủy

Theo quan niệm phong thủy từ thời xa xưa, hình tượng thần tài và ông Địa được biết đến như một cặp được thờ chung với nhau. Nhưng thực chất mỗi vị lại đại diện cho 5 vị thần.

Hình tượng thần tài đại diện chung cho 5 vị gồm:Hắc Thần Tài; Thanh Thần Tài; Bạch Thần Tài; Xích Thần Tài; Hoàng Thần Tài.

Trong đó Hoàng Thần Tài là vị có vai trò quan trọng và chủ chốt. Thần tài được người Việt biết đến với hình tượng một vị thần đội mũ mão, trang phục trang nghiêm chỉnh tề trên tay cầm cục vàng thỏi lớn – kim ngân lượng.

Là biểu tượng mang ý nghĩa về sự may mắn, tài lộc, sự vinh hiển, phú quý và những thuận lợi trong việc làm ăn kinh doanh.

Hình tượng ông Địa cũng đại diện cho 5 ông: Đông phương Thanh Đế; Tây phương Bạch Đế; Nam phương Xích Đế; Bắc phương Hắc Đế; Trung ương Huỳnh Đế.

Hình tượng ông Địa cũng đại diện cho 5 ông: Đông phương Thanh Đế; Tây phương Bạch Đế; Nam phương Xích Đế; Bắc phương Hắc Đế; Trung ương Huỳnh Đế.

Hình tượng ông Địa cũng đại diện cho 5 ông: Đông phương Thanh Đế; Tây phương Bạch Đế; Nam phương Xích Đế; Bắc phương Hắc Đế; Trung ương Huỳnh Đế.

Mang nhiều ý nghĩa về sự bảo vệ, che chở và kiểm soát người ra vào trong gia đình, cửa hàng, công ty… Đồng thời bảo hộ cho những người sinh sống và làm việc tại nơi được thờ cúng.

Cúng ông Địa thần Tài gồm những gì? Lễ vật dâng cúng

Theo truyền thống người Hoa trọng việc khấn vái, thờ cúng thần Tài. Còn đối với phong tục thờ cúng của người Việt thì hình ảnh ông Địa lại quen thuộc hơn.

Lễ vật thờ cúng thần Tài thường được chọn là heo quay, vịt quay, cua biển và chuối chín vàng. Trong khi đó, đồ thờ cúng ông Địa thông thường là chuối xiêm, thuốc lá hay ly cà phê.

Đặc biệt, vào trong những ngày vía thần Tài người ta thường dâng lên bàn thờ các lễ vật cụ thể như: 1 bình hoa, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua biển, 1 miếng thịt heo quay, 1 xấp tiền vàng mã, 1 đĩa mâm ngũ quả, 1 chai rượu.

Điểm chung của cả 2 ông thần Tài – ông Địa là thích sạch sẽ. Vậy nên gia chủ lưu ý phải thường xuyên lau dọn, vệ sinh ban thờ và giữ cho khu vực thờ cúng luôn thoáng mát, sạch sẽ.

Nếu như bàn thờ bẩn, cũ hoặc hỏng vỡ sẽ làm mất đi sự linh thiêng của khu vực thờ cúng. Bên cạnh đó mọi người luôn tin khi bàn thờ thần Tài – ông Địa ngăn nắp, sạch sẽ thì công việc sẽ ăn nên làm ra, phát tài, phát lộc.

Cách cúng thần Tài hàng ngày

Thờ thần Tài – ông Địa hàng ngày gia chủ chỉ cần đặt lên ban thờ các lễ vật gồm: Hộp bánh, đĩa hoa quả, chén nước, hoa tươi. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý vào những điều sau để tránh thất lễ với các vị. Đồng thời mang lại sự linh thiêng cho không gian thờ cúng:

Hàng ngày chỉ đốt nhang vào mỗi buổi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 18h – 19h.

Hàng ngày chỉ đốt nhang vào mỗi buổi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 18h – 19h.

Hàng ngày chỉ đốt nhang vào mỗi buổi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 18h – 19h. Mỗi lần nên đốt 5 cây nhang. Nên thay nước trắng, nước trong lọ hoa khi đốt nhang.

Những lưu ý trong cách cúng ông Địa thần Tài vào ngày vía thần Tài

Nên đặt mâm cúng trong nhà, đồ lễ đơn giản nhưng phải sạch sẽ và thành tâm.

Nên thắp hương vào buổi sáng tầm 6-7h trước khi mở cửa hàng.

Trước khi thay nước cần vệ sinh sạch sẽ đồ đựng nước, cũng không nên rót nước quá đầy ly.

Trước các ngày như ngày Rằm, mùng 1, vía thần Tài gia chủ cần lau dọn bàn thờ thật cẩn thận, sạch sẽ. Bạn nên lau bằng nước lá bưởi hoặc rượu pha chung với nước. Khăn dùng cũng cần phải sạch sẽ và chỉ sử dụng riêng cho việc lau dọn ban thờ.

Nên chọn các loại hoa tươi, ít mùi để trưng trên bàn thờ. Nên sử dụng đèn dầu, hoặc nến nhằm mang lại hơi ấm, sự linh thiêng cho không gian thờ cúng.

Không được để các con vật chạy lung tung quanh khu vực thờ. Hoa quả thờ cúng cũng không được để quá lâu mà nên lấy xuống.

Đồ cúng lễ cúng xong chia cho người trong nhà không chia cho người ngoài. Gạo, muối khi cúng xong có thể cất đi dùng lại cho tài lộc được lưu giữ không vươn ra ngoài.

Cách thờ cúng, bài trí bàn thờ ông Địa thu hút tài lộc

Từ bên ngoài nhìn vào, bên trái là Thần tài, bên phải sẽ là ông Địa. Ở giữa hai ông sẽ là: 1 hũ gạo, 1 hũ muối và 1 hũ nước đầy. Lưu ý là cả 3 hũ này đến cuối năm mới được thay mới.

Ở chính giữa bàn thờ là một bát nhang, bát nhang khi bốc cũng sẽ có những phong tục và yêu cầu nhất định. Nên dán keo 502 vào chân bát nhang tránh bát bị động hoặc xê dịch sẽ bị cho là không tốt cho việc làm ăn.

Cách bố trí bàn thờ ông Địa đúng cách và hài hòa sẽ giúp mang lại nhiều may mắn trong làm ăn, công việc.

Cách bố trí bàn thờ ông Địa đúng cách và hài hòa sẽ giúp mang lại nhiều may mắn trong làm ăn, công việc.

Dựa theo nguyên lý là: "Đông Bình – Tây Quả". Từ phía ngoài nhìn vào gia chủ nên đặt hoa bên tay phải, trái cây bên tay trái. Trái cây nên được xếp theo ngũ quả.

Khay được xếp 5 chén nước hình chữ Nhất được bán chung với bộ bàn thờ, gia chủ nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập, tượng trưng cho Ngũ Phương, Ngũ Hành tương sinh và phát triển.

Có thể đặt thêm 1 ông Cóc lên bộ bàn thờ và nên để bên trái từ ngoài nhìn vào. Ban sáng cho Cóc quay ra, tối thì quay Cóc hướng vào.

Ngoài cùng trên mặt đất gia chủ cũng nên chọn một cái tô sứ đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước – đây được xem là một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi.

Trong ngày rằm, mùng 1, lễ Tết cần thắp 5 nén theo hình chữ thập. Nên sử dụng các loại hương cuốn để tạo ra cuốn tàn đẹp và tụ khí cho bàn thờ. Chân hương chỉ nên được đốt và hóa cùng tiền vàng vào ngày 23 tháng chạp. Sau đó dùng rượu đổ lên trên tro tàn khi đốt.

* Thông tin trong bài mang tính tham khảo.

Đinh Huế (t/h)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/day-moi-la-cach-tho-cung-ong-dia-cuoi-nam-dung-cach-mang-tai-loc-cho-gia-chu-172241218094206006.htm
Zalo