Cách đúng bốc bát hương bàn thờ Thần tài, gia tiên, ông Công ông Táo ai cũng nên biết

Để giúp bạn biết được rõ quy trình bốc bát hương bàn thờ Thần tài, gia tiên, ông Công ông Táo, bài viết dưới đây hướng dẫn bạn bốc bát hương đúng cách, tránh phạm phải những điều kiêng kỵ không tốt về sau này theo quan niệm dân gian.

Nghi thức bốc bát hương là gì?

Thông thường nghi thức bốc bát hương đều được tiến hành cuối năm, mọi người thường tỉa chân nhang nhằm xua đi những điều không may cũng như xui xẻo trong năm cũ, chờ đón 1 năm mới có nhiều may mắn hơn.

Bát hương là 1 đồ cúng linh thiêng trên bàn thờ trong gia đình Việt nam từ trước tới nay, thể hiện sự linh thiêng, tôn kính của người thờ cúng tới các bậc bề trên như ông bà, tổ tiên, thần phật, thần tài – thổ địa…

Khi nào nên thay bát hương mới và bốc lại bát hương?

Thay bát nhang hay bát hương khi chuyển tới nhà mới hoặc thay bát hương bát nhang khi bát hương đã cũ kỹ, hỏng là việc mà chúng ta cần thiết phải làm. Hoặc thay bát hương thờ Thần tài – gia tiên – ông Công, ông Táo vào dịp cuối năm.

Nghi thức bốc bát hương

Trước khi tiến hành bốc bát hương, gia chủ nên làm 1 mâm cúng chay hoặc mặn. Mâm cúng này với mong cầu xin phép tổ tiên, thần linh chứng giám để được bốc mới bát hương.

Sau khi cúng xong thì gia chủ tiến hành rút chân nhang và đưa bát hương cũ xuống. Cốt bát hương cũ lấy ra và phân loại sạch sẽ.

Với cốt bát hương cũ thì nên đổ xuống sông, dưới hồ là được. Bát hương nào vẫn dùng được thì nên tẩy uế, bao sái lại.

Với cốt bát hương cũ thì nên đổ xuống sông, dưới hồ là được. Bát hương nào vẫn dùng được thì nên tẩy uế, bao sái lại.

Với bát hương cũ mà không dùng được nữa thì theo quan niệm của người xưa là nên bỏ bát hương xuống sông, dưới gốc cây hoặc bỏ trên chùa, trường hợp bát hương vẫn còn dùng được thì tiến hành bao sái, tẩy uế lại và dùng bình thường.

Với cốt bát hương cũ thì nên đổ xuống sông, dưới hồ là được.

Quy trình bốc bát hương

Chọn ngày giờ

Để xác định được ngày giờ bốc bát hương thì tốt nhất bạn nên hỏi các thầy cúng, thầy sư ở nhà chùa hoặc các thầy phong thủy để họ có thể xem ngày và lựa chọn tốt nhất. Tuyệt đối tránh tình trạng tự xem ngày rồi tự thay và bốc bát hương mới để cảm thấy an tâm hơn.

Chọn người bốc bát hương

Trong gia đình thì việc bốc bát hương là việc quan trọng, chính vì thế người bốc bát hương phải là gia chủ hoặc là người đại diện có vai vế cao nhất trong gia đình của mình.

Việc bốc bát hương là do ông nội nếu còn sống và sẽ giảm dần đến bậc kế vị. Về các cặp vợ chồng ở riêng thì nên nhờ ba mẹ hai bên làm lễ vì theo quan niệm tâm linh của người Việt Nam việc thờ cúng, xây nhà, cất nóc nên để cho những người trưởng bối đứng ra làm hộ.

Và có như thế cuộc sống gia đình mới trở nên êm thấm bình ổn như tính cách thâm trầm nhẫn nại của những người đã trải qua bể dâu của cuộc đới.

Lưu ý: Trước khi bốc bát hương thì người bốc bát hương cần tiến hành tắm rửa sạch sẽ, dùng rượu trắng để rửa tay trước khi tiến hành bốc bát hương.

Dùng rượu và bột ngũ vị hương (1 gói ngũ vị hương pha với 2 lít rượu, để lắng và lấy phần rượu trong) và khăn mặt mới để lau, hay còn gọi là bao sái bát hương.

Trước khi bốc bát hương thì người bốc bát hương cần tiến hành tắm rửa sạch sẽ, dùng rượu trắng để rửa tay trước khi tiến hành bốc bát hương.

Trước khi bốc bát hương thì người bốc bát hương cần tiến hành tắm rửa sạch sẽ, dùng rượu trắng để rửa tay trước khi tiến hành bốc bát hương.

Sàng kỹ tro để bỏ những tạp chất trong tro, trải ra 1 tờ giấy hoặc khay sạch, cho phần tro này + 1 gói ngũ vị hương + 1 chút gạo vàng Thần tài rồi trộn đều với nhau. Tiến hành viết tờ dị hiệu (nếu có) – tờ này được viết bởi gia chủ.

Mỗi khi cần phải sắp xếp lại ban thờ bạn phải khấn vái, xin phép và chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn… còn bát nhang, bài vị đã định vị thì không được xê dịch.

Bát hương mới thắp hương bao nhiêu ngày?

Với những nhà mới thỉnh ban thờ về thờ Phật hay thờ Thần tài – thổ địa hoặc những người mới qua đời thì cần phải có bát hương mới.

Thắp hương thể hiện sự tâm kính, tưởng nhớ của con cháu với gia tiên, gia chủ với Thần linh, các vị bề trên. Nên thắp hương cần phải thường xuyên để tạo sự ấm cúng hương khói, thể hiện sự tưởng nhớ đối với những người đã khuất.

Ông bà ta quan niệm rằng trong nhà khi có người mới mất thì lúc nào cũng phải thắp hương, đèn luôn luôn thắp sáng trong vòng 100 ngày. Sau lễ khoảng 100 ngày thì tiến hành thắp hương ít đi, lúc này không cần để đèn sáng cả ngày nữa mà chỉ cần thắp buổi tối là được.

Với bát hương mới nên được thắp liên tục trong 100 ngày để tưởng nhớ người đã khuất giúp vong linh người mất ấm áp nơi đất sâu lạnh lẽo.

Với bát hương mới nên được thắp liên tục trong 100 ngày để tưởng nhớ người đã khuất giúp vong linh người mất ấm áp nơi đất sâu lạnh lẽo.

Với bát hương mới nên được thắp liên tục trong 100 ngày để tưởng nhớ người đã khuất giúp vong linh người mất ấm áp nơi đất sâu lạnh lẽo.

Với ban thờ Phật hoặc Thần tài – thổ địa mới thì cũng nên thắp trong 100 ngày để tụ khí, đèn sáng liên tục để dẫn đường các vị tìm tới nhà, phù hộ độ trì cho gia chủ được sức khỏe – tiền tài.

Lưu ý khi thắp hương thì nên thắp số lẻ: 1 hoặc 3 hoặc 5 nén hương. Bởi số lẻ là số thuộc dương, dương thờ âm là hợp. Nên thắp 1 lần, không nên thắp nhiều lần. Khi đốt hương xong thì tiến hành khấn vái sau đó mới cúi đầu lạy và cắm hương vào bát.

* Thông tin trong bài mang tính tham khảo.

Đinh Huế (t/h)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/cach-dung-boc-bat-huong-ban-tho-than-tai-gia-tien-ong-cong-ong-tao-ai-cung-nen-biet-172241216194211709.htm
Zalo