Đầu xuân xem hội Gầu Tào

Trong những ngày đầu xuân năm mới, đồng bào dân tộc Mông trên khắp mọi miền đất nước, đặc biệt là vùng Tây Bắc lại cùng nhau chọn một ngọn đồi thấp, rộng, bằng phẳng để tổ chức Lễ hội Gầu Tào-lễ cúng tạ trời đất, cầu mong những điều may mắn trong năm mới.

Đây là lễ hội lớn nhất và có quy mô cộng đồng gắn với đời sống tâm linh, tinh thần của cộng đồng người Mông cầu mong cho người thân trong gia đình có sức khỏe, con cái sinh sôi, làm ăn thuận lợi...

Hội thi múa khèn Mông tại Lễ hội Gầu Tào ở Bắc Hà, Lào Cai.

Hội thi múa khèn Mông tại Lễ hội Gầu Tào ở Bắc Hà, Lào Cai.

“Gầu Tào” theo tiếng dân tộc Mông có nghĩa là “chơi ngoài trời”, hay “hội chơi trên đồi”. Địa điểm làm lễ Gầu Tào được gọi là Hấu Tào (Đồi Hội), là một quả đồi thấp, đỉnh bằng phẳng tạo nên một bãi rộng và được bao quanh bởi những ngọn đồi cao hơn, phía trước có một không gian trũng, hẹp. Người Mông quan niệm, quả đồi Gầu Tào tượng trưng cho phúc mệnh của gia chủ. Trong đó, không gian trũng phía trước tượng trưng cho sự đứt gãy, không may mắn; những ngọn đồi phía sau cao hơn tượng trưng cho sự phát triển...

Người lớn và trẻ em tham dự lễ hội đều diện bộ trang phục truyền thống đẹp, rực rỡ, lịch sự.

Người lớn và trẻ em tham dự lễ hội đều diện bộ trang phục truyền thống đẹp, rực rỡ, lịch sự.

Vào những ngày lễ hội, người dân được dịp thể hiện những nét đặc trưng độc đáo nhất trong không gian văn hóa của mình. Nghi thức hát mở màn lễ hội được thực hiện bởi một người thạo hát nhưng phải có gia đình khỏe mạnh, kinh tế khá giả. Sau đó, mọi người dự hội đều có thể vào hát, trình diễn và thưởng thức các trò chơi, múa khèn, múa võ, múa gậy sênh tiền, hát hội Gầu Tào...

Niềm vui của người cao tuổi tham dự lễ hội.

Niềm vui của người cao tuổi tham dự lễ hội.

Đây cũng là dịp để cộng đồng đồng bào dân tộc Mông khắp các vùng miền vui chơi, giao lưu, gặp gỡ, trò chuyện, kết nối giao duyên, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc.

Lễ hội Gầu Tào cũng là dịp để đồng bào các dân tộc Mông vui chơi, giao lưu, gặp gỡ, giao duyên tăng cường tình đoàn kết cộng đồng.

Lễ hội Gầu Tào cũng là dịp để đồng bào các dân tộc Mông vui chơi, giao lưu, gặp gỡ, giao duyên tăng cường tình đoàn kết cộng đồng.

Hiện nay, lễ hội Gầu Tào của đồng bào dân tộc Mông đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình lễ hội truyền thống, hằng năm thu hút một lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế cùng chung vui, trải nghiệm.

Lễ hội Gầu Tào thường được tổ chức vào đầu mùa xuân hằng năm.

Lễ hội Gầu Tào thường được tổ chức vào đầu mùa xuân hằng năm.

Theo qdnd.vn

Nguồn Lạng Sơn: https://baolangson.vn/dau-xuan-xem-hoi-gau-tao-5038100.html
Zalo