Đầu năm đến gò Thì Thùng xem 'kỵ sĩ nông dân' đua ngựa

Lễ hội đua ngựa ở gò Thì Thùng, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, đã trở thành nét văn hóa đặc sắc của xứ Nẫu mỗi dịp đầu xuân mới.

 Đã trở thành nét văn hóa dịp đầu năm mới, mùng 9 tháng Giêng hàng năm, tại gò Thì Thùng (xã An Xuân, huyện Tuy An) sẽ diễn ra lễ hội đua ngựa. Từ sáng sớm, hàng ngàn người dân và du khách đã đổ về gò Thì Thùng để tận mắt chứng kiến các kỵ sĩ trên lưng ngựa thồ nơi thôn quê.

Đã trở thành nét văn hóa dịp đầu năm mới, mùng 9 tháng Giêng hàng năm, tại gò Thì Thùng (xã An Xuân, huyện Tuy An) sẽ diễn ra lễ hội đua ngựa. Từ sáng sớm, hàng ngàn người dân và du khách đã đổ về gò Thì Thùng để tận mắt chứng kiến các kỵ sĩ trên lưng ngựa thồ nơi thôn quê.

 Theo ban tổ chức, tham gia lễ hội năm nay có 32 kỵ sĩ là những nông dân chính hiệu mang theo 32 ngựa đua đến từ các xã của huyện Tuy An.

Theo ban tổ chức, tham gia lễ hội năm nay có 32 kỵ sĩ là những nông dân chính hiệu mang theo 32 ngựa đua đến từ các xã của huyện Tuy An.

 Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, người địa phương, cho biết bà dậy từ 5 giờ sáng cùng gia đình đến gò Thì Thùng để xem đua ngựa. "Chưa năm nào tôi bỏ xem lễ hội vì nó là nét đẹp của làng quê chúng tôi dịp đầu năm. Đây cũng là nơi để bà con giao lưu, vui vẻ sau dịp Tết" - bà Hạnh chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, người địa phương, cho biết bà dậy từ 5 giờ sáng cùng gia đình đến gò Thì Thùng để xem đua ngựa. "Chưa năm nào tôi bỏ xem lễ hội vì nó là nét đẹp của làng quê chúng tôi dịp đầu năm. Đây cũng là nơi để bà con giao lưu, vui vẻ sau dịp Tết" - bà Hạnh chia sẻ.

 Những con ngựa được đưa đến tham gia lễ hội này thường ngày được người dân sử dụng để phục vụ công việc đồng áng, thồ đồ vật, hàng hóa...

Những con ngựa được đưa đến tham gia lễ hội này thường ngày được người dân sử dụng để phục vụ công việc đồng áng, thồ đồ vật, hàng hóa...

 Theo những người cao tuổi ở địa phương, trước kia ngựa thồ gắn liền với đời sống của người dân khu vực này cũng giống như voi ở Tây Nguyên vậy. Các bô lão trong làng cũng không nhớ từ bao giờ, song cứ đến mùng 9 tháng Giêng hàng năm, gia đình nào có ngựa sẽ đưa ra gò Thì Thùng để đua tài xem ngựa của ai khỏe và chạy nhanh nhất. Lâu dần, hoạt động này trở thành sự kiện không thể thiếu ở gò Thì Thùng mỗi độ xuân về.

Theo những người cao tuổi ở địa phương, trước kia ngựa thồ gắn liền với đời sống của người dân khu vực này cũng giống như voi ở Tây Nguyên vậy. Các bô lão trong làng cũng không nhớ từ bao giờ, song cứ đến mùng 9 tháng Giêng hàng năm, gia đình nào có ngựa sẽ đưa ra gò Thì Thùng để đua tài xem ngựa của ai khỏe và chạy nhanh nhất. Lâu dần, hoạt động này trở thành sự kiện không thể thiếu ở gò Thì Thùng mỗi độ xuân về.

 Năm nay, 32 ngựa đua sẽ tranh tài vòng loại với 8 vòng đua. 8 ngựa đua nhanh nhất sẽ bước vào vòng bán kết để chọn ra 4 con đua chung kết.

Năm nay, 32 ngựa đua sẽ tranh tài vòng loại với 8 vòng đua. 8 ngựa đua nhanh nhất sẽ bước vào vòng bán kết để chọn ra 4 con đua chung kết.

 Ngoài cặp kỵ sĩ và ngựa đua, các đoàn còn cử thành viên đi cùng để cổ vũ nhằm thúc giục ngựa của đội mình bứt tốc chặng đầu.

Ngoài cặp kỵ sĩ và ngựa đua, các đoàn còn cử thành viên đi cùng để cổ vũ nhằm thúc giục ngựa của đội mình bứt tốc chặng đầu.

 Ngoài mũ bảo hộ đầu cho người trên lưng ngựa, còn lại ngựa đều không trang bị yên hay phụ kiện nào khác trong quá trình đua. "Đây là nét đặc trưng của lễ hội để thể hiện các nông dân chỉ việc lên lưng ngựa của mình và đua rất vui vẻ" - đại diện ban tổ chức nói.

Ngoài mũ bảo hộ đầu cho người trên lưng ngựa, còn lại ngựa đều không trang bị yên hay phụ kiện nào khác trong quá trình đua. "Đây là nét đặc trưng của lễ hội để thể hiện các nông dân chỉ việc lên lưng ngựa của mình và đua rất vui vẻ" - đại diện ban tổ chức nói.

 Trường đua là bãi đất trống, nên nhiều khi những chú ngựa chạy "sai làn" khiến các "kỵ sĩ nông dân" vất vả điều khiển.

Trường đua là bãi đất trống, nên nhiều khi những chú ngựa chạy "sai làn" khiến các "kỵ sĩ nông dân" vất vả điều khiển.

 Ngoài ra, hàng ngàn người dân cổ vũ cùng tiếng trống thúc giục cũng khiến một số ngựa đua sợ, bỏ đường đua.

Ngoài ra, hàng ngàn người dân cổ vũ cùng tiếng trống thúc giục cũng khiến một số ngựa đua sợ, bỏ đường đua.

 Sau khi ổn định lại ngựa, các "kỵ sĩ nông dân" sẽ tiếp tục tham gia cuộc đua đến phút cuối cùng, không bỏ cuộc.

Sau khi ổn định lại ngựa, các "kỵ sĩ nông dân" sẽ tiếp tục tham gia cuộc đua đến phút cuối cùng, không bỏ cuộc.

 Sau các vòng đua đầy vui vẻ, kết quả ngựa đua mang số 23 của anh Nguyễn Hữu Sơn đến từ xã An Hiệp đã giành chiến thắng.

Sau các vòng đua đầy vui vẻ, kết quả ngựa đua mang số 23 của anh Nguyễn Hữu Sơn đến từ xã An Hiệp đã giành chiến thắng.

 Ban tổ chức trao cờ, cúp và phần thưởng cho các đội đua giành giải nhất, nhì và ba.

Ban tổ chức trao cờ, cúp và phần thưởng cho các đội đua giành giải nhất, nhì và ba.

 Gò Thì Thùng, xã An Xuân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, nơi diễn ra cuộc đua ngựa. Ảnh: Google Maps.

Gò Thì Thùng, xã An Xuân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, nơi diễn ra cuộc đua ngựa. Ảnh: Google Maps.

XUÂN HOÁT - MINH TOÀN

Nguồn PLO: https://plo.vn/dau-nam-den-go-thi-thung-xem-ky-si-nong-dan-dua-ngua-post833011.html
Zalo