Đặt bẫy ảnh, phát hiện động vật 'quý hơn vàng' ở VQG Núi Chúa
Vườn quốc gia Núi Chúa ở huyện Ninh Hải, Ninh Thuận là nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm như cheo cheo lưng bạc, gà lôi hông tía...
![Cheo cheo lưng bạc là loài động vật quý hiếm có tên khoa học là Tragulus versicolor. Đây là một trong 6 loài cheo cheo được ghi nhận trên thế giới. Tại Việt Nam, 2 loài được ghi nhận là: cheo cheo lưng bạc và cheo cheo Nam Dương. Ảnh: Vườn quốc gia Núi Chúa.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_11_180_51447397/0174d490e1de088051cf.jpg)
Cheo cheo lưng bạc là loài động vật quý hiếm có tên khoa học là Tragulus versicolor. Đây là một trong 6 loài cheo cheo được ghi nhận trên thế giới. Tại Việt Nam, 2 loài được ghi nhận là: cheo cheo lưng bạc và cheo cheo Nam Dương. Ảnh: Vườn quốc gia Núi Chúa.
![Là thú móng guốc nhỏ nhất, nhìn giống hươu nhưng không có tuyến lệ, cheo cheo lưng bạc là loài thú móng guốc đặc hữu của Việt Nam. Gần đây, các chuyên gia phát hiện sự xuất hiện trở lại của cheo cheo lưng bạc sau gần 30 biến mất nhờ đặt bẫy ảnh trên toàn lâm phận Vườn quốc gia Núi Chúa. Ảnh: Vườn quốc gia Núi Chúa.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_11_180_51447397/ec463ca209ece0b2b9fd.jpg)
Là thú móng guốc nhỏ nhất, nhìn giống hươu nhưng không có tuyến lệ, cheo cheo lưng bạc là loài thú móng guốc đặc hữu của Việt Nam. Gần đây, các chuyên gia phát hiện sự xuất hiện trở lại của cheo cheo lưng bạc sau gần 30 biến mất nhờ đặt bẫy ảnh trên toàn lâm phận Vườn quốc gia Núi Chúa. Ảnh: Vườn quốc gia Núi Chúa.
![Gà lôi hông tía có tên khoa học là Lophura diardi, thuộc họ: Trĩ (Phasianidae), bộ: Gà (Galliformes). Đây là một trong những loài được ghi nhận nhiều nhất ở Vườn quốc gia Núi Chúa tại khu vực rừng bán khô hạn. Ảnh: Nhân dân.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_11_180_51447397/4e539cb7a9f940a719e8.jpg)
Gà lôi hông tía có tên khoa học là Lophura diardi, thuộc họ: Trĩ (Phasianidae), bộ: Gà (Galliformes). Đây là một trong những loài được ghi nhận nhiều nhất ở Vườn quốc gia Núi Chúa tại khu vực rừng bán khô hạn. Ảnh: Nhân dân.
![Trong Sách đỏ Việt Nam, gà lôi tía được phân hạng CR (Critically Endangered) - cực kỳ nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng. Cả con đực và cái đều có mỏ đen, mắt nâu, chân màu hồng. Vào ban ngày, chúng kiếm ăn ở mặt đất trong khi ban đêm bay lên các bụi cây thấp đậu ngủ. Ảnh: Tây Ninh Online.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_11_180_51447397/6d4eb1aa84e46dba34f5.jpg)
Trong Sách đỏ Việt Nam, gà lôi tía được phân hạng CR (Critically Endangered) - cực kỳ nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng. Cả con đực và cái đều có mỏ đen, mắt nâu, chân màu hồng. Vào ban ngày, chúng kiếm ăn ở mặt đất trong khi ban đêm bay lên các bụi cây thấp đậu ngủ. Ảnh: Tây Ninh Online.
![Gà tiền mặt đỏ có tên khoa học là Polyplectron germaini. Loài này sống ở rừng thường xanh và bán thường xanh. Ban ngày, chúng xuống đất kiếm ăn rồi ban đêm bay lên cây ngủ. Ảnh: birdwatchingvietnam.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_11_180_51447397/a7e179054c4ba515fc5a.jpg)
Gà tiền mặt đỏ có tên khoa học là Polyplectron germaini. Loài này sống ở rừng thường xanh và bán thường xanh. Ban ngày, chúng xuống đất kiếm ăn rồi ban đêm bay lên cây ngủ. Ảnh: birdwatchingvietnam.
![Loài gà tiền mặt đỏ thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã (CITES). Vào mùa sinh sản dịp xuân hè, chim trống thường chọn một khoảng đất trống kêu tiếng gù gù đặc trưng và xòe đuôi múa thu hút chim mái. Mỗi lứa, chúng đẻ khoảng 3 - 4 trứng với thời gian ấp trứng khoảng 22 ngày. Ảnh: wikipedia.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_11_180_51447397/9ac14025756b9c35c57a.jpg)
Loài gà tiền mặt đỏ thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã (CITES). Vào mùa sinh sản dịp xuân hè, chim trống thường chọn một khoảng đất trống kêu tiếng gù gù đặc trưng và xòe đuôi múa thu hút chim mái. Mỗi lứa, chúng đẻ khoảng 3 - 4 trứng với thời gian ấp trứng khoảng 22 ngày. Ảnh: wikipedia.
![Gà so họng trắng có tên khoa học là Arborophila brunneopectus. Khi trưởng thành, mỗi cá thể có chiều dài khoảng 27 - 30 cm. Ảnh: observation.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_11_180_51447397/ec3f0bdb3e95d7cb8e84.jpg)
Gà so họng trắng có tên khoa học là Arborophila brunneopectus. Khi trưởng thành, mỗi cá thể có chiều dài khoảng 27 - 30 cm. Ảnh: observation.
![Tại Việt Nam, gà so họng trắng phân bố ở các khu vực: Tây Bắc, Đông Bắc và Trung Bộ. Loài gà này được phân loại ở tình trạng ít quan tâm (Sách Đỏ IUCN). Ảnh: wikipedia.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_11_180_51447397/20b9c65df3131a4d4302.jpg)
Tại Việt Nam, gà so họng trắng phân bố ở các khu vực: Tây Bắc, Đông Bắc và Trung Bộ. Loài gà này được phân loại ở tình trạng ít quan tâm (Sách Đỏ IUCN). Ảnh: wikipedia.
![Chim đuôi cụt đầu xám có tên khoa học là Hydrornis soror. Khi trưởng thành, mỗi cá thể có chiều dài khoảng 20 - 22 cm. Ảnh: Vườn quốc gia Núi Chúa.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_11_180_51447397/0fbeef5ada14334a6a05.jpg)
Chim đuôi cụt đầu xám có tên khoa học là Hydrornis soror. Khi trưởng thành, mỗi cá thể có chiều dài khoảng 20 - 22 cm. Ảnh: Vườn quốc gia Núi Chúa.
![Loài chim đuôi cụt đầu xám sống ở rừng lá rộng thường xanh, bán thường xanh, thỉnh thoảng ghi nhận trong rừng hỗn giao rụng lá, rừng thứ sinh. Ảnh: jimmy Yao/ebird.org.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_11_180_51447397/6a8e876ab2245b7a0235.jpg)
Loài chim đuôi cụt đầu xám sống ở rừng lá rộng thường xanh, bán thường xanh, thỉnh thoảng ghi nhận trong rừng hỗn giao rụng lá, rừng thứ sinh. Ảnh: jimmy Yao/ebird.org.
Mời độc giả xem video: Tận mục 8 động vật vô giá của nhân loại, Việt Nam góp mặt 1 loài.