Danh nhân nào tuổi Ất Tỵ được dựng tượng ở Hà Tĩnh?

Ông sinh năm 1845 (Ất Tỵ). Không chỉ là một vị quan giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình, ông còn là một nghệ sĩ lớn giai đoạn thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

Danh nhân nào tuổi Ất Tỵ được dựng tượng ở Hà Tĩnh?

A: Lê Hữu Trác

B: Đào Tấn

C: Mai Thúc Loan

D: Nguyễn Thiếp

Giải thích

Danh nhân Đào Tấn tên đầy đủ là Đào Đăng Tấn, tự là Chỉ Thúc, hiệu là Tô Giang, Mai Tăng, Mộng Mai. Ông sinh năm 1845 (Ất Tỵ) trong một gia đình dòng dõi quý tộc ở làng Vinh Thạnh, phủ Tuy Phước, nay thuộc thôn Vinh Thạnh 1, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

Ông làm quan đến chức Tổng đốc, Thượng Thư thời nào?

A: Nhà Nguyễn

B: Nhà Lý

C: Nhà Trần

D: Nhà Lê

Giải thích

Tài năng của Đào Tấn bộc lộ ngay từ tuổi thiếu niên. Năm 12 tuổi, ông đã làm được nhiều bài thơ hay; 22 tuổi đỗ cử nhân. 3 năm sau tên tuổi của ông đã vang tới triều đình nhà Nguyễn. Vua Tự Đức đã mời ông về kinh sung chức Hiệu thư (quan phụ trách văn học). Đào Tấn từng làm Tri phủ Quảng Trạch; Phủ doãn Thừa Thiên; hai lần làm Tổng đốc An Tĩnh (Nghệ An - Hà Tĩnh) vào năm 1889 và 1898; bốn lần làm Thượng thư. Đào Tấn nổi tiếng là vị quan thanh liêm, công bằng, chính trực, luôn giữ khí phách thanh cao, giúp Vua an dân, giữ nước. Ông được Vua Tự Đức ban tặng các danh hiệu “thanh, thận, cần” (trong sạch, thận trọng, chuyên cần) và “bất úy cường ngự” (không sợ uy Vua). Dù không trực tiếp tham gia kháng chiến nhưng Đào Tấn là vị quan có tinh thần ái quốc và trực tiếp giúp đỡ những người kháng chiến. Ông đã từng có quan hệ với phong trào chống Pháp của Phan Ðình Phùng; có cảm tình sâu sắc với cuộc khởi nghĩa Cần Vương của Mai Xuân Thưởng; nhiều lần giúp đỡ Phan Bội Châu trong quá trình hoạt động yêu nước của cụ Phan... Năm 1904, ông xin cáo quan, lui về quê nhà ở ẩn.

Ông có công lớn trong việc khôi phục công trình nào ở Hà Tĩnh?

A: Chùa Hương Tích

B: Kênh nhà Lê

C: Văn miếu Hà Tĩnh

D: Hào Thành

Giải thích

Chùa Hương Tích được xây dựng vào khoảng thời Trần (thế kỷ XIII), là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất Việt Nam. Chùa nằm ở độ cao 650m so với mực nước biển, giữa lưng chừng đỉnh Hương Tích - một trong những ngọn núi đẹp, hùng vĩ nhất của dãy Hồng Lĩnh. Nơi đây được mệnh danh là “Hoan Châu đệ nhất danh lam” - ngôi chùa đẹp nhất vùng Hoan Châu (xứ Nghệ) và là một trong 21 thắng cảnh của nước Nam xưa. Chùa nằm sâu trong những bóng cây cao khuất, mây mù bao phủ; đường lên chùa dài gần 4.000m, được bao bọc bởi rừng cây xanh mát quanh năm. Năm Ất Dậu (1885), chùa bị hỏa hoạn cháy trụi. Đến năm Tân Sửu (1901), Tổng đốc An Tĩnh là Đào Tấn đứng ra kêu gọi Nhân dân xây dựng lại chùa. Hiện nay các công trình kiến trúc chính (đền, am, chùa) vẫn giữ được gần nguyên vẹn dáng vẻ ban đầu ở thế kỷ XX.

Tên tuổi của ông gắn liền với loại hình nghệ thuật nào?

A: Ca trù

B: Chèo

C: Tuồng

D: Đờn ca tài tử

Giải thích

Trong lịch sử văn học nghệ thuật Việt Nam, Đào Tấn là hiện tượng đặc biệt - một vị quan giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình nhưng đồng thời cũng là một nghệ sĩ lớn của thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Nói đến Đào Tấn là nói đến sự cống hiến lớn lao đối với môn nghệ thuật tuồng. Sân khấu tuồng tại Việt Nam phát triển từ rất sớm và đến đầu thế kỷ thứ XVIII đã xuất hiện nhiều vở diễn nổi tiếng còn truyền lại cho hậu thế. Nhưng môn nghệ thuật tuồng vẫn còn hạn chế do cách tổ chức chưa được chuyên nghiệp. Đến thời Đào Tấn, bằng lao động sáng tạo, lòng say mê, tâm huyết và tài năng của mình, ông đã đóng góp cho môn nghệ thuật tuồng Việt Nam đạt được những bước tiến rực rỡ. Ông được các thế hệ đời sau suy tôn là “Hậu tổ” của nghệ thuật Tuồng Việt Nam. Đào Tấn là người đầu tiên thành lập các đội tuồng chuyên nghiệp được hưởng lương và cấp bậc. Ông cũng là người đầu tiên mở Học bộ đình - trường đào tạo diễn viên chính quy ở Vinh (Nghệ An) và ở Bình Định. Đào Tấn đã để lại một di sản nghệ thuật đồ sộ với hơn 1.000 bài thơ, từ, gần 100 vở tuồng và tập sách lý luận sân khấu mang tên “Hý trường tùy bút” cùng nhiều tác phẩm nghệ thuật khác. Trong hơn 100 vở tuồng của ông, có rất nhiều vở nổi tiếng, đến nay vẫn còn được biểu diễn như: “Cổ thành”, “Hộ sinh đàn”, “Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan”, “Diễn võ đình”... Đào Tấn vừa là người bảo vệ truyền thống, vừa là người phát huy và cách tân tuồng truyền thống. Ông đưa tuồng từ dân gian vào cung đình, rồi từ cung đình tỏa ra dân gian. Cũng vì vậy, mà dân gian gọi đây là “Tuồng cụ Đào”.

Bức tượng danh nhân này được đặt tại Hà Tĩnh vào năm nào?

A: 2020

B: 2021

C: 2022

D: 2023

Giải thích

Đào Tấn mất năm 1907. Với những đóng góp lớn cho nghệ thuật tuồng dân tộc, Đào Tấn đã được Nhà nước tôn vinh là Danh nhân Văn hóa quốc gia. Khu mộ của ông trên núi Huỳnh Mai (xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) cũng được công nhận là Di tích Lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Năm 2000, Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc phối hợp với Tạp chí Văn hiến Việt Nam đã khởi xướng giải thưởng mang tên danh nhân văn hóa Đào Tấn. Đây là giải thưởng uy tín nhằm tôn vinh các tập thể, cá nhân có tác phẩm sân khấu, văn học, hội họa, âm nhạc xuất sắc, đóng góp tích cực cho tiến trình giao lưu, hội nhập văn hóa đất nước trên cơ sở bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống. Tên của ông đã được đặt cho nhiều con đường tại các tỉnh, thành trên khắp cả nước. Tại TP Hà Tĩnh và nhiều địa phương ở vùng đất Hồng La cũng có nhiều con đường mang tên vị danh nhân này. Vào tháng 3/2025, tượng danh nhân Đào Tấn chính thức được đặt tại công viên Tuy Phước ở thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Bức tượng cao 2,1m, nặng 300 kg, được làm bằng đá xanh Thanh Hóa do nhà điêu khắc Nguyễn Hồng Ngọc (người con quê Hà Tĩnh) - hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam thực hiện và trao tặng quê hương Can Lộc. Việc tổ chức đặt tượng danh nhân Đào Tấn tại công viên Tuy Phước là việc làm hết sức ý nghĩa, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ học tập và noi gương các danh nhân văn hóa của quê hương, đất nước. Đây cũng là hoạt động bồi đắp, gắn kết nghĩa tình giữa 2 huyện Tuy Phước - Can Lộc.

Giải thích

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

Điểm

Phương Đặng

Nguồn Hà Tĩnh: https://baohatinh.vn/danh-nhan-nao-tuoi-at-ty-duoc-dung-tuong-o-ha-tinh-post282481.html
Zalo