Dành khoảng 23.335 tỷ đồng đầu tư cảng biển Đà Nẵng

Ngày 31/3, Bộ Xây dựng cho biết đã phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050,với ước tính, nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2030 khoảng 23.335 tỷ đồng.

Đến năm 2030, cảng biển Đà Nẵng đạt sản lượng hàng hóa từ 23-29 triệu tấn hàng hóa thông qua (trong đó hàng container từ 1,33 triệu TEUs đến 1,71 triệu TEUs, chưa bao gồm hàng container trung chuyển quốc tế).

Đến năm 2030, cảng biển Đà Nẵng đạt sản lượng hàng hóa từ 23-29 triệu tấn hàng hóa thông qua (trong đó hàng container từ 1,33 triệu TEUs đến 1,71 triệu TEUs, chưa bao gồm hàng container trung chuyển quốc tế).

Sản lượng hàng hóa khoảng 23-29 triệu tấn

Đến năm 2030, cảng biển Đà Nẵng đạt sản lượng hàng hóa từ 23-29 triệu tấn hàng hóa thông qua (trong đó hàng container từ 1,33 triệu TEUs đến 1,71 triệu TEUs, chưa bao gồm hàng container trung chuyển quốc tế), đón từ hơn 532 đến 597 nghìn lượt khách. Giai đoạn đến năm 2030, cảng có tổng số 12-15 bến cảng, gồm 20-23 cầu cảng với tổng chiều dài từ hơn 4.220 đến hơn 5.745m (chưa bao gồm các bến cảng khác).

Cảng biển Đà Nẵng bao gồm các khu bến: Tiên Sa, Liên Chiểu, Thọ Quang, Mỹ Khê; bến cảng biển huyện đảo Hoàng Sa và khu neo đậu, khu chuyển tải, tránh, trú bão.

Tổng nhu cầu sử dụng đất theo quy hoạch khoảng 167ha (chưa bao gồm các khu vực phát triển các khu công nghiệp, logistics,... gắn liền với cảng); tổng nhu cầu sử dụng mặt nước khoảng 16.800ha (đã bao gồm diện tích vùng nước khác trong phạm vi quản lý không bố trí công trình hàng hải).

Tầm nhìn đến năm 2050, tiếp tục phát triển các bến cảng mới, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 4,5 đến 5,5%/năm.

Giai đoạn này, sẽ hoàn thành đầu tư khu bến cảng Liên Chiểu có quy mô định hướng phát triển tổng thể 22 bến cảng, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng hàng hóa, gồm: 8 bến cảng lỏng/khí; 8 bến cảng container; 6 bến cảng tổng hợp, hàng rời, phát triển hàng container theo kỳ quy hoạch khi có nhu cầu. Sau năm 2030, sẽ từng bước chuyển đổi công năng khu bến Tiên Sa thành bến cảng du lịch phù hợp với tiến trình đầu tư, khai thác khu bến Liên Chiểu.

“Đối với kết cấu hạ tầng hàng hải, sẽ duy trì chuẩn tắc thiết kế luồng vào cảng Tiên Sa, luồng Thọ Quang; quy hoạch phần hạ tầng dùng chung khu bến Liên Chiểu (gồm đê chắn sóng, luồng cho tàu trọng tải đến 100 nghìn tấn và lớn hơn khi đủ điều kiện). Trường hợp huy động nguồn xã hội hóa, cho phép đầu tư luồng hàng hải phù hợp với quy mô quy hoạch bến cảng”, Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Xuân Sang cho hay.

Đồng thời, quy hoạch kết cấu hạ tầng phục vụ bảo đảm an toàn hàng hải và quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải tại khu vực cảng biển; triển khai kết nối đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và ven biển theo quy hoạch được duyệt. Bộ Xây dựng sẽ nghiên cứu triển khai kết nối đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và ven biển với cảng biển theo quy hoạch được duyệt.

Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030 khoảng 23.335 tỷ đồng; gồm vốn đầu tư cho hạ tầng hàng hải công cộng khoảng 6.505 tỷ đồng, bến cảng khoảng 16.830 tỷ đồng (chỉ bao gồm các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa).

Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030 khoảng 23.335 tỷ đồng; gồm vốn đầu tư cho hạ tầng hàng hải công cộng khoảng 6.505 tỷ đồng, bến cảng khoảng 16.830 tỷ đồng (chỉ bao gồm các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa).

Trên cơ sở đó, Bộ Xây dựng ước tính nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030 khoảng 23.335 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư cho hạ tầng hàng hải công cộng khoảng 6.505 tỷ đồng, bến cảng khoảng 16.830 tỷ đồng (chỉ bao gồm các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa).

Bộ Xây dựng ưu tiên đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng như đầu tư kết cấu hạ tầng dùng chung khu bến cảng Liên Chiểu; kết cấu hạ tầng phục vụ bảo đảm an toàn hàng hải như khu neo đậu tránh, trú bão, hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải (VTS); đầu tư xây dựng bến công vụ, cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành. Về bến cảng biển, sẽ ưu tiên đầu tư các cảng tại khu bến Liên Chiểu.

Áp dụng nhiều cơ chế đặc thù

Bộ Xây dựng sẽ thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư cho cảng biển Đà Nẵng theo Nghị quyết số 136/2024/QH15, huy động nguồn lực tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh dịch vụ cảng biển, logistics theo cơ chế thông thoáng, minh bạch, áp dụng mô hình quản lý hiện đại; tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong quá trình thực hiện quy hoạch, bảo đảm phối hợp, gắn kết đồng bộ với quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông khu vực,... Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách về giá, phí tại cảng biển để nâng cao hiệu quả đầu tư cảng biển.

Đối với kết cấu hạ tầng hàng hải, sẽ duy trì chuẩn tắc thiết kế luồng vào cảng Tiên Sa, luồng Thọ Quang; quy hoạch phần hạ tầng dùng chung khu bến Liên Chiểu (gồm đê chắn sóng, luồng cho tàu trọng tải đến 100 nghìn tấn và lớn hơn khi đủ điều kiện). Trường hợp huy động nguồn xã hội hóa, cho phép đầu tư luồng hàng hải phù hợp với quy mô quy hoạch bến cảng.

Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Xuân Sang

Bộ Xây dựng cũng tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế và các điều kiện để huy động đa dạng nguồn lực trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển theo quy hoạch và thể chế hóa các giải pháp về phân cấp, phân quyền huy động nguồn lực; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển, khai thác cảng biển; tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển.

Nhà đầu tư khai thác cảng được khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại, công nghệ số và chuyển đổi số trong xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống cảng biển; đẩy mạnh chuyển đổi phương tiện, trang thiết bị sử dụng điện, năng lượng xanh hoặc có các biện pháp tương đương tại các cảng đầu tư mới, đầu tư bổ sung và cảng hiện hữu đáp ứng các tiêu chí cảng xanh.

Bộ Xây dựng sẽ có cơ chế ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp cảng xanh, đồng thời đưa tiêu chí cảng xanh là một trong các tiêu chí để cấp có thẩm quyền xem xét lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án cảng biển đặc biệt tại khu bến Liên Chiểu.

Bộ Xây dựng sẽ có cơ chế ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp cảng xanh, đồng thời đưa tiêu chí cảng xanh là một trong các tiêu chí để cấp có thẩm quyền xem xét lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án cảng biển đặc biệt tại khu bến Liên Chiểu.

Theo đó, sẽ có cơ chế ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp cảng xanh, đồng thời đưa tiêu chí cảng xanh là một trong các tiêu chí để cấp có thẩm quyền xem xét lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án cảng biển đặc biệt tại khu bến Liên Chiểu. Các bến cảng hiện hữu được phép cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới phù hợp với quy mô, công năng, cỡ tàu đã được quy định trong quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đồng thời, tăng cường kết nối hệ thống cảng cạn, trung tâm phân phối hàng hóa, dịch vụ hậu cần sau cảng và dịch vụ logistics để hỗ trợ cho hoạt động cảng biển; liên kết giữa các doanh nghiệp cảng biển, hãng tàu và công ty logistics trên địa bàn với các nhà khai thác cảng cạn, kho bãi, nhà cung cấp dịch vụ vận tải tạo thành chuỗi dịch vụ, hướng đến hình thành “hệ sinh thái logistics” hỗ trợ chủ hàng từ vận chuyển, lưu trữ đến phân phối sản phẩm.

“Một vấn đề “mở” là cỡ tàu theo quy hoạch (tấn trọng tải) làm cơ sở đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển, không phải là cơ sở để “cấm” tàu có trọng tải lớn hơn hàng hải trên luồng và ra, vào cảng. Các tàu có trọng tải lớn hơn nhưng các thông số kỹ thuật khác phù hợp với khả năng tiếp nhận của cầu cảng, phù hợp chuẩn tắc kỹ thuật của luồng tàu (bề rộng, chiều sâu, tĩnh không...), bảo đảm điều kiện an toàn có thể được xem xét cho phép vào cảng theo quy định của pháp luật”, Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang khẳng định.

MINH TRANG

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/danh-khoang-23335-ty-dong-dau-tu-cang-bien-da-nang-post869071.html
Zalo