Đằng sau việc Trung Quốc triển khai máy bay chiến đấu J-10 tới Ai Cập

Việc triển khai chiến đấu cơ J-10 tới Ai Cập tập trận, Trung Quốc qua đây đang muốn giới thiệu dòng tiêm kích này tới với thị trường vũ khí châu Phi và Trung Đông.

Không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLAAF) đã gửi nhiều máy bay chiến đấu quân sự đến Căn cứ không quân Wadi Abu Rish để tham gia sự kiện "Đại bàng văn minh 2025", đây là cuộc tập trận huấn luyện trên không đầu tiên của lực lượng này với Ai Cập.

Theo kênh China 3 Army Telegram, PLAAF đã triển khai một máy bay tiếp nhiên liệu trên không Y-20U, một máy bay AWACS KJ-500 và các máy bay chiến đấu J-10B/C từ Lữ đoàn Không quân số 18 và Lữ đoàn Không quân số 177. Ai Cập cử các máy bay chiến đấu đa năng MiG-29M/M2 Fulcrum trong các cuộc tập trận này.

Máy bay AWACS KJ-500

Máy bay AWACS KJ-500

Động thái này diễn ra trong bối cảnh có một số tuyên bố về việc Cairo muốn mua chiến đấu cơ J-10C và sự quay lưng của Mỹ khỏi Châu Phi .

Cuộc tập trận sẽ bắt đầu vào Chủ Nhật tới và kéo dài đến giữa tháng 5. Theo kênh truyền thông chính thức CCTV của Trung Quốc, cuộc tập trận này “nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật và chiến thuật của quân đội tham gia ở cả hai bên và có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy hợp tác thực dụng và tăng cường lòng tin lẫn nhau cũng như tình hữu nghị giữa hai quân đội”.

Cuộc tập trận, được tổ chức tại một căn cứ cách Vịnh Suez khoảng 60 dặm về phía tây, sẽ cho phép Ai Cập làm việc với một trong những nền tảng cảnh báo sớm và kiểm soát trên không hàng đầu của Trung Quốc, máy bay chiến đấu đa năng hạng trung và máy tiếp nhiên liệu trên không.

Chiến đấu cơ J-10

Chiến đấu cơ J-10

Theo CCTV, "Đơn vị không quân đã áp dụng đội hình lực lượng hỗn hợp kết hợp vận chuyển trên không và trên không, đảm bảo triển khai đầy đủ toàn bộ nhân sự và thiết bị vào thứ ba vừa qua sau khi họ hoàn thành hành trình dài gần 6.000 km".

Ngoài ra, có ý kiến cho rằng Trung Quốc có thể sử dụng cuộc tập trận này để huấn luyện chống lại các máy bay MiG-29, đây là một trong những dòng tiêm kích chính của không quân Ấn Độ .

Về các yếu tố địa chính trị lớn hơn của cuộc tập trận này, Eagles of Civilization 2025 giúp Trung Quốc thâm nhập vào một đồng minh quan trọng của Mỹ tại Trung Đông vào thời điểm căng thẳng khu vực gia tăng và ngày càng có nhiều câu hỏi về độ tin cậy của Hoa Kỳ với tư cách là đối tác an ninh chính.

Tiêm kích MiG-29 Ấn Độ

Tiêm kích MiG-29 Ấn Độ

Ai Cập, quốc gia đã nhận được gần 1,5 tỷ đô la viện trợ quân sự của Mỹ vào năm ngoái, đang bị kẹt giữa việc muốn tiếp tục sự hỗ trợ đó và phản đối lời kêu gọi của chính quyền Tổng thống Trump trục xuất cư dân Gaza, nơi Israel và Hamas đã tham gia vào một cuộc chiến tàn khốc kể từ ngày 7/10/2023. Cairo đóng vai trò chủ chốt trong nỗ lực chấm dứt cuộc xung đột đó, giúp đàm phán một lệnh ngừng bắn đã sụp đổ.

Việc Mỹ rút đi sự hỗ trợ thì Ai Cập có thể coi Trung Quốc là một lựa chọn thay thế.

“Tôi không biết rằng cuộc tập trận này có báo hiệu bất kỳ rủi ro trực tiếp đáng kể nào đối với chúng tôi hay không – nhưng đây là lời nhắc nhở rằng các đối tác của chúng tôi (trong trường hợp này là Ai Cập) cũng có những lựa chọn”, Tướng Lục quân Mỹ đã nghỉ hưu Joseph Votel, hiện là Nghiên cứu viên Quân sự tại Viện Trung Đông cho biết.

Chiến đấu cơ J-10

Chiến đấu cơ J-10

Điều này phù hợp với tham vọng lớn hơn của Trung Quốc trong việc mở rộng tầm ảnh hưởng, đồng thời Bắc Kinh đang tìm cách len lỏi vào thị trường vũ khí béo bở ở Trung Đông. Doanh số bán vũ khí của Trung Quốc sang Trung Đông đã tăng 80% trong thập kỷ qua.

Chiến đấu cơ J-10

Chiến đấu cơ J-10

Máy bay J-10 (J-10 Thành Đô) là nỗ lực đầu tiên của Trung Quốc nhằm phát triển tiêm kích thế hệ 4 nhằm đối trọng với các máy bay F-15C Eagle và F-16 Falcon của Mỹ, máy bay Su 27 Flanker và MiG 29 Fulcrum của Liên Xô và sau này là Nga.

Lúc đầu, ý tưởng của nhà thiết kế là tạo ra một tiêm kích thuần túy nhằm mục tiêu chiếm ưu thế trên không, khi việc phát triển J-10 bắt đầu từ năm 1988, nhằm đối đầu trực tiếp với Su-27 và MiG 29. Nhưng tới năm 1991, sự sụp đổ của Liên Xô đã khiến dự án có thay đổi.

J-10 được định hướng để trở thành một chiến đấu cơ đa nhiệm, bù đắp cho phi đội của PLAAF, vốn đang gia tăng số lượng các biến thể của dòng Su-27 Flanker, có xuất xứ từ Nga, quốc gia đối trọng với Trung Quốc lúc đó đang rất cần tiền.

Hiện có khoảng 350 chiếc J-10 với các phiên bản đang phục vụ trong Không quân Trung Quốc. Họ vẫn đang tiếp tục phát triển thêm biến thể J-10C, đây là biến thể với nhiều thay đổi và được xếp vào dòng tiêm kích thế hệ 4,5.

Theo TWZ

Việt Hùng

Theo TWZ

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/dang-sau-viec-trung-quoc-trien-khai-may-bay-chien-dau-j-10-toi-ai-cap-post609999.antd
Zalo