Đắk Lắk đẩy mạnh công tác truyền thông Đề án OCOP

Việc đẩy mạnh công tác truyền thông về mục tiêu, quan điểm và cách thức triển khai Đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giúp người dân hiểu và chủ động tham gia chương trình; khuyến khích tạo điều kiện và hỗ trợ các ý tưởng phát triển sản phẩm tại cộng đồng dân cư, thành lập các tổ chức sản xuất trên địa bàn. Qua đó, thúc đẩy chương trình OCOP của tỉnh phát triển đúng hướng, đi vào chiều sâu, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và bền vững, góp phần thiết thực vào thành công của chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk.

Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Hội nghị tuyên truyền Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024.

Tại hội nghị, các đại biểu được Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Ơn, chuyên gia cao cấp về chương trình OCOP quốc gia truyền đạt một số chuyên đề về: “Lịch sử phát triển chương trình OCOP; chia sẻ kinh nghiệm triển khai thực hiện chương trình OCOP của các địa phương; bài học kinh nghiệm, giải pháp trọng tâm trong thực hiện chương trình OCOP giai đoạn 2023-2025 tại tỉnh Đắk Lắk... Từ đó, xác định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội và các tổ chức kinh tế trong việc triển khai thực hiện chương trình OCOP; những thuận lợi, khó khăn trong công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện; các cơ chế, chính sách; công tác kiểm tra, giám sát...

Đắk Lắk được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên đất, nước, khí hậu ôn hòa… thích hợp cho việc phát triển sản xuất nhiều loại cây trồng, vật nuôi.

Đắk Lắk được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên đất, nước, khí hậu ôn hòa… thích hợp cho việc phát triển sản xuất nhiều loại cây trồng, vật nuôi.

Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk, là tỉnh miền núi nhưng Đắk Lắk được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên đất, nước, khí hậu ôn hòa… thích hợp cho việc phát triển sản xuất nhiều loại cây trồng, vật nuôi.

Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp là hơn 627 nghìn ha, trong đó có hơn 298 nghìn ha đất đỏ bazan màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây cà-phê, cao-su, hồ tiêu, điều, ca-cao và một số loại cây ăn quả chủ lực như bơ, sầu riêng, cam, quýt, vải thiều, chôm chôm… ngành nông nghiệp Đắk Lắk đã đặt ra định hướng phát triển nông nghiệp tập trung vào các sản phẩm chủ lực này.

Đắk Lắk là tỉnh miền núi nhưng Đắk Lắk được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên đất, nước, khí hậu ôn hòa… thích hợp cho việc phát triển sản xuất nhiều loại cây trồng, vật nuôi.

Do vậy, bước đầu Đề án OCOP của tỉnh Đắk Lắk xác định có 84 nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực, trong đó, nhóm thực phẩm có: tiêu, bơ, sầu riêng, cam, quýt, các loại rau quả; mật ong, heo thịt, cá tầm, cá lăng đuôi đỏ, chả cá thác lác… Sản phẩm đồ uống có: cà-phê và các sản phẩm của cà-phê, ca-cao và các sản phẩm ca-cao, trà thảo mộc, trà mãng cầu, hạt mắc-ca, rượu mắc-ca, chanh dây… Nhóm thảo dược có: tinh bột nghệ, thuốc Ama Kông, tinh dầu sả. Nhóm vải và may mặc có: vải thổ cẩm. Nhóm trang trí-nội thất-lưu niệm có các khu du lịch: Buôn Ko Tam, Trob Bư, cụm du lịch thác Thủy Tiên, du lịch cầu treo Buôn Đôn …

 Sản phẩm OCOP huyện Buôn Đôn được giới thiệu tại các hội chợ thương mại.

Sản phẩm OCOP huyện Buôn Đôn được giới thiệu tại các hội chợ thương mại.

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP đã tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, rộng khắp tại các địa phương trong tỉnh. Đến nay, Đắk Lắk đã công nhận cho 240 sản phẩm đạt từ 3 đến 4 sao của 92/184 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Các sản phẩm OCOP đã nhanh chóng khẳng định vị thế, được thị trường đón nhận tích cực, giúp người nông dân mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “kinh tế và tổ chức sản xuất” trong bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP đã tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, rộng khắp tại các địa phương trong tỉnh. Đến nay, Đắk Lắk đã công nhận cho 240 sản phẩm đạt từ 3 đến 4 sao của 92/184 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Lãnh đạo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và tỉnh Đắk Lắk tham quan các sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, chương trình OCOP tại Đắk Lắk vẫn còn một số hạn chế như: các giải pháp hỗ trợ đối với chủ thể của các sản phẩm OCOP còn ít, quy mô sản phẩm OCOP còn khiêm tốn, công tác xúc tiến thương mại còn manh mún, thiếu tính đồng bộ, chưa tạo được điểm nhấn nổi trội, đặc sắc để tạo dựng hình ảnh, giá trị thương mại…

Do đó, thông qua Hội nghị tuyên truyền chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024 nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông các sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước; đồng thời nâng cao trách nhiệm của hệ thống chính trị, trong thực hiện hiệu quả chương trình OCOP và các giải pháp trọng tâm thực hiện hiệu quả chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 tại Đắk Lắk...

Các sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk rất đa dạng, phong phú.

Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Đắk Lắk với lợi thế là địa phương giàu tiềm năng và thế mạnh về nông sản, việc triển khai chương trình OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới được xác định là hết sức cần thiết, phù hợp quá trình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Tận dụng tối đa lợi thế về vị trí, địa thế, nền tảng sản xuất quy mô lớn có thể hình thành vùng chuyên canh, triển khai bằng hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, bảo đảm hướng đến nền nông nghiệp tiên tiến, sản xuất áp dụng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao (nhà máy chế biến, cơ sở sản xuất,...), có trách nhiệm và bền vững.

Mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Đắk Lắk lũy kế có hơn 65% số xã (100 xã) đạt chuẩn nông thôn mới và có 4 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Tiếp tục duy trì, củng cố, nâng cấp chất lượng cho các sản phẩm đã được cấp chứng nhận OCOP; phấn đấu mỗi năm có khoảng 50 sản phẩm đạt sao OCOP cấp tỉnh.

Mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Đắk Lắk lũy kế có hơn 65% số xã (100 xã) đạt chuẩn nông thôn mới và có 4 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Tiếp tục duy trì, củng cố, nâng cấp chất lượng cho các sản phẩm đã được cấp chứng nhận OCOP; phấn đấu mỗi năm có khoảng 50 sản phẩm đạt sao OCOP cấp tỉnh, đến năm 2025 nâng cấp, chuẩn hóa, hoàn thiện khoảng 250 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, có ít nhất 3 sản phẩm đạt 5 sao OCOP quốc gia;, đồng thời tăng cường ứng dụng các giải pháp số (công nghệ 4.0) trong sản xuất, thương mại sản phẩm, ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực cho OCOP và bán hàng…

 Sản phẩm Ea Tu Cafê R&A của Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ Công Bằng EaTu, thành phố Buôn Ma Thuột được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao.

Sản phẩm Ea Tu Cafê R&A của Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ Công Bằng EaTu, thành phố Buôn Ma Thuột được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao.

Tuy nhiên, một số yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với đóng góp chương trình OCOP trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 ở Đắk Lắk là: Phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững, trong đó chú trọng khai thác được lợi thế của mỗi địa phương; bảo vệ môi trường và xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch -đẹp; phát triển giáo dục, y tế, văn hóa cơ sở và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển kinh tế du lịch nông thôn.

 Doanh nhân Ấn Độ tìm hiểu các sản phẩm nông nghiệp và OCOP của tỉnh Đắk Lắk.

Doanh nhân Ấn Độ tìm hiểu các sản phẩm nông nghiệp và OCOP của tỉnh Đắk Lắk.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn cho rằng, với phương châm “Chất lượng làm nên thương hiệu”, hiện nay rất cần đến sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong việc quan tâm đầu tư nhân lực, cơ sở vật chất dành cho chương trình OCOP. Sự tự nguyện tham gia của các thành phần kinh tế, đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyên nghiệp hóa và gia tăng giá trị sản phẩm OCOP, gia tăng lợi ích cộng đồng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; tạo làn gió mới, đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu nông nghiệp tại địa phương.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Ơn, chuyên gia cao cấp về chương trình OCOP quốc gia truyền đạt một số chuyên đề về sản phẩm OCOP.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Ơn, chuyên gia cao cấp về chương trình OCOP quốc gia truyền đạt một số chuyên đề về sản phẩm OCOP.

Để tiếp tục khẳng định vị thế sản phẩm địa phương qua chương trình mỗi xã một sản phẩm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn đề nghị các địa phương, đơn vị liên quan cần tập trung hướng dẫn, hỗ trợ cho các sản phẩm đã đăng ký tham gia chương trình OCOP của các huyện, thị xã, thành phố trong năm 2024 theo quy định. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP, tăng cường kết nối sản phẩm OCOP của tỉnh với các sàn thương mại điện tử.

Với phương châm “Chất lượng làm nên thương hiệu”, hiện nay rất cần đến sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong việc quan tâm đầu tư nhân lực, cơ sở vật chất dành cho chương trình OCOP. Sự tự nguyện tham gia của các thành phần kinh tế, đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyên nghiệp hóa và gia tăng giá trị sản phẩm OCOP, gia tăng lợi ích cộng đồng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; tạo làn gió mới, đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu nông nghiệp tại địa phương.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn

Việc triển khai chương trình OCOP cần huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở. Xác định sản phẩm OCOP là tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác truyền thông về mục tiêu, quan điểm và cách thức triển khai Đề án OCOP để người dân hiểu và chủ động tham gia chương trình; khuyến khích tạo điều kiện và hỗ trợ các ý tưởng phát triển sản phẩm tại cộng đồng dân cư, thành lập các tổ chức sản xuất trên địa bàn…

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Hoài Dương cho biết, hội nghị tuyên truyền chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2024 là dịp để cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại và hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh cập nhật những nội dung mới của chương trình OCOP để góp phần xây dựng chương trình đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Với những thông tin quan trọng, hữu ích tại hội nghị này sẽ góp phần thúc đẩy chương trình OCOP của tỉnh phát triển đúng hướng, bảo đảm chất lượng và hiệu quả, góp phần thiết thực vào thành công của chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk.

CÔNG LÝ

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/dak-lak-day-manh-cong-tac-truyen-thong-de-an-ocop-post832694.html
Zalo