Đại học Huế liên kết 8 đối tác đào tạo thạc sĩ sinh thái nông nghiệp

Sáng ngày 13/10, Đại học (ĐH) Huế tổ chức Hội thảo quảng bá kết quả dự án CDAE về chương trình đào tạo thạc sĩ sinh thái nông nghiệp.

Hội thảo quảng bá kết quả dự án CDAE về chương trình đào tạo thạc sĩ sinh thái nông nghiệp.

Hội thảo quảng bá kết quả dự án CDAE về chương trình đào tạo thạc sĩ sinh thái nông nghiệp.

Trong những năm gần đây, tại các quốc gia châu Á, các chương trình đào tạo về nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp bền vững và môi trường tăng lên. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu các chương trình đào tạo thạc sĩ kết nối tất cả các lĩnh vực này để đào tạo đội ngũ chuyên nghiệp, có kiến thức và kỹ năng liên quan đến sự phát triển bền vững và nông nghiệp hữu cơ, từ sản xuất đến cung ứng chuỗi thực phẩm.

Hội thảo quy tụ nhiều chuyên gia đến từ các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước tham dự.

Hội thảo quy tụ nhiều chuyên gia đến từ các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước tham dự.

Bên cạnh đó, các tổ chức giáo dục ở Việt Nam, Philippines và Sri Lanka chưa đáp ứng được nhiệm vụ giải quyết các vấn đề môi trường, kinh tế và xã hội liên quan đến những giải pháp chính thức cho nền nông nghiệp.

T.S Đỗ Thị Xuân Dung - Phó Giám đốc ĐH Huế trao đổi về chương trình liên kết đào tạo thạc sĩ nông nghiệp tại hội thảo.

T.S Đỗ Thị Xuân Dung - Phó Giám đốc ĐH Huế trao đổi về chương trình liên kết đào tạo thạc sĩ nông nghiệp tại hội thảo.

Dự án CDAE – phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ về sinh thái nông nghiệp, thuộc chương trình Erasmus+ do Liên minh châu Âu tài trợ nhằm nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học. Dự án do ĐH Huế điều phối với 8 đối tác gồm: Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Việt Nam), Benguet State University (Phillipine), Central Luzon State University (Phillipine), Rajarata University (Sri Lanka), University of Peradeniya (Sri Lanka), Mendel University in Brno (Cộng hòa Séc), Instituto Politecnico De Coimbra (Bồ Đào Nha), Novel Group Sarl (Luxembourg).

Chuyên gia báo cáo tại hội thảo với chủ đề "Sinh thái nông nghiệp: Tầm nhìn của tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc" tại hội thảo.

Chuyên gia báo cáo tại hội thảo với chủ đề "Sinh thái nông nghiệp: Tầm nhìn của tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc" tại hội thảo.

Chương trình thạc sĩ sinh thái nông nghiệp được xây dựng dựa trên cơ sở nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật về lĩnh vực sinh thái nông nghiệp đáp ứng yêu cầu xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu. Người học sau khi học xong sẽ có đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để hoạt động chuyên môn về Sinh thái nông nghiệp.

Từ những đề xuất của chuyên gia phía Châu Âu, các đối tác châu Á đã xây dựng cấu trúc của chương trình kết hợp những học phần học trên lớp, thí nghiệm thực; địa dựa trên những phân tích hệ thống nông nghiệp hữu cơ bền vững so sánh với cách làm nông nghiệp thông thường, bảo tồn đa dạng sinh vật và chất lượng sản phẩm hữu cơ.

Chương trình do ĐH Mendel, Cộng hòa Séc phát triển và đề xuất dựa trên các ý kiến thảo luận của các đối tác đến từ Sri Lanka, Phillippin và Việt Nam thông qua các chương trình họp, hội thảo và kết quả khảo sát của của các chương trình nghiên cứu tương tự ở châu Âu.

Đại diện Trường ĐH Mendel (Cộng hòa Séc) trao đổi tại hội thảo với chủ đề "Đào tạo sinh thái nông nghiệp tại Trường ĐH Mendel - lịch sử hình thành, quá trình phát triển và những thách thức hiện nay'.

Đại diện Trường ĐH Mendel (Cộng hòa Séc) trao đổi tại hội thảo với chủ đề "Đào tạo sinh thái nông nghiệp tại Trường ĐH Mendel - lịch sử hình thành, quá trình phát triển và những thách thức hiện nay'.

Về phương pháp, bên cạnh hình thức học truyền thống trên lớp, học trực tuyến (qua nền tảng agroecology-vle.eu), chương trình có các chuyến đi thực địa đến các trung tâm, các nông trại hữu cơ, thân thiện môi trường, những nơi học viên có thể học hỏi được kinh nghiệm và thực hành. Các học phần trong phòng thực nghiệm được thiết kế với các nội dung như phân tích ảnh hưởng của thuốc trừ sâu, phân bón,…

Sau 3 năm triển khai dự án, với sự chuyển giao của các đối tác châu Âu, 6 đại học đối tác châu Á đã xây dựng thành công 6 chương trình đào tạo thạc sĩ triển khai tại 6 trường đại học. Các chương trình đào tạo này được thông qua hệ thống kiểm định của các quốc gia đối tác châu Á, đồng thời phù hợp tiêu chuẩn châu Âu.

Tại ĐH Huế, chương trình thạc sĩ sinh thái Nông nghiệp do Khoa Nông học, Trường ĐH Nông lâm triển khai. Phương thức tuyển sinh của chương trình là xét tuyển và đào tạo chính quy, toàn thời gian là 2 năm. Ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Việt và tiếng Anh và tuyển sinh hằng năm với chỉ tiêu 25 học viên/năm.

Hoàng Hải - Đại Dương

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/dai-hoc-hue-lien-ket-8-doi-tac-dao-tao-thac-si-sinh-thai-nong-nghiep-post657416.html
Zalo