Cuộc đời, sự nghiệp Giáo hoàng Francis qua ảnh

Giáo hoàng Francis đã ghi dấu ấn bằng lòng từ bi, công lý xã hội, bảo vệ môi trường và xây dựng một Giáo hội bao dung, gắn kết với những thách thức thời đại.

 Jorge Mario Bergoglio (thứ hai bên trái hàng trên) xuất thân trong một gia đình gốc Italy di dân sang Argentina, có cha là một công nhân đường sắt. Ông từng theo học ngành hóa học trước khi dấn thân vào con đường tu hành. Giáo hoàng Francis thông thạo nhiều ngôn ngữ, bao gồm tiếng Italy, Tây Ban Nha và Đức, giúp ông dễ dàng kết nối với cộng đồng Công giáo trên toàn thế giới. Ảnh: Reuters.

Jorge Mario Bergoglio (thứ hai bên trái hàng trên) xuất thân trong một gia đình gốc Italy di dân sang Argentina, có cha là một công nhân đường sắt. Ông từng theo học ngành hóa học trước khi dấn thân vào con đường tu hành. Giáo hoàng Francis thông thạo nhiều ngôn ngữ, bao gồm tiếng Italy, Tây Ban Nha và Đức, giúp ông dễ dàng kết nối với cộng đồng Công giáo trên toàn thế giới. Ảnh: Reuters.

 Ngày 21/2/2001, Jorge Mario Bergoglio được Đức Giáo hoàng St. John Paul II. tấn phong Hồng y, dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của Đức Giáo hoàng Francis. Linh mục James Martin, biên tập viên tạp chí America, từng nhận xét: “Hồng y Bergoglio là người bảo vệ nhiệt thành các giá trị truyền thống. Ông đặc biệt quan tâm đến người nghèo và sống một cuộc đời giản dị". Ảnh: Vantican News.

Ngày 21/2/2001, Jorge Mario Bergoglio được Đức Giáo hoàng St. John Paul II. tấn phong Hồng y, dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của Đức Giáo hoàng Francis. Linh mục James Martin, biên tập viên tạp chí America, từng nhận xét: “Hồng y Bergoglio là người bảo vệ nhiệt thành các giá trị truyền thống. Ông đặc biệt quan tâm đến người nghèo và sống một cuộc đời giản dị". Ảnh: Vantican News.

Đức Hồng Y Jorge Bergoglio được biết đến là một người có quyết tâm về công bằng xã hội, lối sống giản dị, khiêm nhường ngay cả khi đảm nhận những vị trí cao trong Giáo hội. Trong ảnh, ông đang thưởng thức một loại đồ uống truyền thống của Argentina khi đi dạo trên đường phố tại Buenos Aires. Ảnh: The Irish Times.

Đức Hồng Y Jorge Bergoglio được biết đến là một người có quyết tâm về công bằng xã hội, lối sống giản dị, khiêm nhường ngay cả khi đảm nhận những vị trí cao trong Giáo hội. Trong ảnh, ông đang thưởng thức một loại đồ uống truyền thống của Argentina khi đi dạo trên đường phố tại Buenos Aires. Ảnh: The Irish Times.

 Trước khi làm Hồng y vào năm 2001, ông là Tổng giám mục của Buenos Aires từ năm 1998. Trong ảnh, Tổng giám mục Jorge Bergoglio ban phước cho một tín đồ tại Nhà thờ chính tòa Metropolitan ở Buenos Aires, Argentina ngày 13/2/2013. Ảnh: CNN.

Trước khi làm Hồng y vào năm 2001, ông là Tổng giám mục của Buenos Aires từ năm 1998. Trong ảnh, Tổng giám mục Jorge Bergoglio ban phước cho một tín đồ tại Nhà thờ chính tòa Metropolitan ở Buenos Aires, Argentina ngày 13/2/2013. Ảnh: CNN.

 Ngày 13/3/2013, ông chính thức được bầu làm Giáo hoàng, trở thành vị giáo hoàng đầu tiên đến từ Mỹ Latin và cũng là giáo hoàng đầu tiên thuộc dòng Tên (Jesuit). Quyết định này phản ánh sự dịch chuyển trọng tâm của Giáo hội Công giáo La Mã về phía Nam bán cầu, nơi đức tin đang phát triển mạnh mẽ, đồng thời gửi đi một thông điệp rõ ràng về tầm quan trọng của Mỹ Latin, châu Phi và châu Á đối với tương lai của Giáo hội. Trong ảnh, tân Giáo hoàng Francis đang vẫy tay chào quần chúng khi xuất hiện lần đầu tiên trên ban công trung tâm của Vương cung thánh đường Thánh Peter tại Vatican. Ảnh: USA Today.

Ngày 13/3/2013, ông chính thức được bầu làm Giáo hoàng, trở thành vị giáo hoàng đầu tiên đến từ Mỹ Latin và cũng là giáo hoàng đầu tiên thuộc dòng Tên (Jesuit). Quyết định này phản ánh sự dịch chuyển trọng tâm của Giáo hội Công giáo La Mã về phía Nam bán cầu, nơi đức tin đang phát triển mạnh mẽ, đồng thời gửi đi một thông điệp rõ ràng về tầm quan trọng của Mỹ Latin, châu Phi và châu Á đối với tương lai của Giáo hội. Trong ảnh, tân Giáo hoàng Francis đang vẫy tay chào quần chúng khi xuất hiện lần đầu tiên trên ban công trung tâm của Vương cung thánh đường Thánh Peter tại Vatican. Ảnh: USA Today.

 Giáo hoàng Francis trò chuyện với Tổng thống Argentina Cristina Fernández de Kirchner vào tháng 3/2013, trên tay ông cầm ly đựng đồ uống mate truyền thống của Argentina. Ảnh: Reuters.

Giáo hoàng Francis trò chuyện với Tổng thống Argentina Cristina Fernández de Kirchner vào tháng 3/2013, trên tay ông cầm ly đựng đồ uống mate truyền thống của Argentina. Ảnh: Reuters.

 Giáo hoàng Francis không ngừng lên tiếng về các vấn đề xã hội và kinh tế trong suốt 12 năm. Ông mạnh mẽ chỉ trích chủ nghĩa tư bản không kiểm soát, bất bình đẳng kinh tế, đồng thời kêu gọi các hệ thống kinh tế đặt phẩm giá con người lên trên lợi nhuận. Ảnh: Reuters.

Giáo hoàng Francis không ngừng lên tiếng về các vấn đề xã hội và kinh tế trong suốt 12 năm. Ông mạnh mẽ chỉ trích chủ nghĩa tư bản không kiểm soát, bất bình đẳng kinh tế, đồng thời kêu gọi các hệ thống kinh tế đặt phẩm giá con người lên trên lợi nhuận. Ảnh: Reuters.

 Giáo hoàng Francis và Tổng thống Obama đã có cuộc gặp gỡ riêng vào tháng 3/2014, nơi hai nhà lãnh đạo bắt tay và trao đổi về nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là việc cải thiện quan hệ giữa Mỹ và Cuba. Giáo hoàng Francis chính là người đã làm cầu nối giúp Mỹ và Cuba bắt đầu một kỷ nguyên mới trong quan hệ hai nước. Ảnh: Reuters.

Giáo hoàng Francis và Tổng thống Obama đã có cuộc gặp gỡ riêng vào tháng 3/2014, nơi hai nhà lãnh đạo bắt tay và trao đổi về nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là việc cải thiện quan hệ giữa Mỹ và Cuba. Giáo hoàng Francis chính là người đã làm cầu nối giúp Mỹ và Cuba bắt đầu một kỷ nguyên mới trong quan hệ hai nước. Ảnh: Reuters.

 Giáo hoàng Francis gặp nhà lãnh đạo Fidel Castro tại Havana sau khi cử hành thánh lễ trước đám đông hàng nghìn người tại thủ đô Cuba vào tháng 9/2015. Cuộc gặp với lãnh tụ Fidel Castro - biểu tượng của cách mạng cộng sản Cuba và cũng là người từng thể hiện sự cứng rắn với những quan điểm trái chiều – được đánh giá là bước ngoặt trong chuyến thăm lịch sử này của Giáo hoàng. Ảnh: Reuters.

Giáo hoàng Francis gặp nhà lãnh đạo Fidel Castro tại Havana sau khi cử hành thánh lễ trước đám đông hàng nghìn người tại thủ đô Cuba vào tháng 9/2015. Cuộc gặp với lãnh tụ Fidel Castro - biểu tượng của cách mạng cộng sản Cuba và cũng là người từng thể hiện sự cứng rắn với những quan điểm trái chiều – được đánh giá là bước ngoặt trong chuyến thăm lịch sử này của Giáo hoàng. Ảnh: Reuters.

 Giáo hoàng Francis gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump, Đệ nhất phu nhân Melania Trump, Jared Kushner và Ivanka Trump trong buổi tiếp kiến riêng tại Vatican vào tháng 5/2017. Ảnh: Reuters.

Giáo hoàng Francis gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump, Đệ nhất phu nhân Melania Trump, Jared Kushner và Ivanka Trump trong buổi tiếp kiến riêng tại Vatican vào tháng 5/2017. Ảnh: Reuters.

 Giáo hoàng cũng là một trong những người tiên phong thúc đẩy đối thoại liên tôn giáo. Năm 2019, Giáo hoàng Francis cùng Đại giáo sĩ Ahmad al-Tayyeb của Đại học Hồi giáo Al-Azhar ký Tuyên ngôn về Tình huynh đệ Nhân loại, kêu gọi hòa bình và sự chung sống hòa hợp giữa các tôn giáo. Ông đã có nhiều chuyến tham quan trọng đến các quốc gia Hồi giáo khẳng định cam kết thúc đẩy hòa bình và sự hiểu biết giữa các tôn giáo. Trong ảnh là chuyến thăm lịch sử của Giáo hoàng Francis tại Iraq - một quốc gia Hồi giáo - vào tháng 3/2021. Ảnh: Reuters.

Giáo hoàng cũng là một trong những người tiên phong thúc đẩy đối thoại liên tôn giáo. Năm 2019, Giáo hoàng Francis cùng Đại giáo sĩ Ahmad al-Tayyeb của Đại học Hồi giáo Al-Azhar ký Tuyên ngôn về Tình huynh đệ Nhân loại, kêu gọi hòa bình và sự chung sống hòa hợp giữa các tôn giáo. Ông đã có nhiều chuyến tham quan trọng đến các quốc gia Hồi giáo khẳng định cam kết thúc đẩy hòa bình và sự hiểu biết giữa các tôn giáo. Trong ảnh là chuyến thăm lịch sử của Giáo hoàng Francis tại Iraq - một quốc gia Hồi giáo - vào tháng 3/2021. Ảnh: Reuters.

 Giáo hoàng đến Athens, vùng đất được xem là cái nôi của dân chủ, vào tháng 12/2021, khép lại chuyến công du Địa Trung Hải nhằm kêu gọi sự quan tâm đến người di cư và tị nạn. Trong suốt 12 năm làm Giáo hoàng, ông luôn lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ quyền lợi của người di cư và tị nạn, nhấn mạnh trách nhiệm của các quốc gia trong việc đón nhận và bảo vệ những người yếu thế. Ảnh: Reuters.

Giáo hoàng đến Athens, vùng đất được xem là cái nôi của dân chủ, vào tháng 12/2021, khép lại chuyến công du Địa Trung Hải nhằm kêu gọi sự quan tâm đến người di cư và tị nạn. Trong suốt 12 năm làm Giáo hoàng, ông luôn lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ quyền lợi của người di cư và tị nạn, nhấn mạnh trách nhiệm của các quốc gia trong việc đón nhận và bảo vệ những người yếu thế. Ảnh: Reuters.

 Giáo hoàng đặc biệt quan tâm đến biến đổi khí hậu. Năm 2015, Giáo hoàng Francis công bố Thông điệp Laudato si’, kêu gọi hành động khẩn cấp để bảo vệ môi trường. Đến năm 2023, ông tiếp tục đưa ra Tông huấn Laudate Deum, nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng khí hậu và chỉ trích việc phủ nhận biến đổi khí hậu. Trong ảnh, Giáo hoàng gặp Đặc phái viên Tổng thống Mỹ về Khí hậu John Kerry tại Vatican vào tháng 6/2023. Ảnh: Reuters.

Giáo hoàng đặc biệt quan tâm đến biến đổi khí hậu. Năm 2015, Giáo hoàng Francis công bố Thông điệp Laudato si’, kêu gọi hành động khẩn cấp để bảo vệ môi trường. Đến năm 2023, ông tiếp tục đưa ra Tông huấn Laudate Deum, nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng khí hậu và chỉ trích việc phủ nhận biến đổi khí hậu. Trong ảnh, Giáo hoàng gặp Đặc phái viên Tổng thống Mỹ về Khí hậu John Kerry tại Vatican vào tháng 6/2023. Ảnh: Reuters.

 Giáo hoàng Francis thực hiện nghi thức rửa chân cho các phạm nhân tại nhà tù Civitavecchia (Italy) vào tháng 4/2022, thể hiện tinh thần khiêm nhường và lòng trắc ẩn sâu sắc. Dưới thời Giáo hoàng Francis, Giáo hội Công giáo nhấn mạnh tinh thần yêu thương, lòng trắc ẩn và công lý xã hội. Ông tuyên bố năm 2015-2016 là Năm Thánh Ngoại Thường về Lòng Thương Xót, kêu gọi sự bao dung và tha thứ trong Giáo hội. Ảnh: Reuters.

Giáo hoàng Francis thực hiện nghi thức rửa chân cho các phạm nhân tại nhà tù Civitavecchia (Italy) vào tháng 4/2022, thể hiện tinh thần khiêm nhường và lòng trắc ẩn sâu sắc. Dưới thời Giáo hoàng Francis, Giáo hội Công giáo nhấn mạnh tinh thần yêu thương, lòng trắc ẩn và công lý xã hội. Ông tuyên bố năm 2015-2016 là Năm Thánh Ngoại Thường về Lòng Thương Xót, kêu gọi sự bao dung và tha thứ trong Giáo hội. Ảnh: Reuters.

 Giáo hoàng Francis gặp gỡ các tù nhân và nhân viên của nhà tù dành cho phụ nữ Rebibbia ở Rome vào Thứ Năm Tuần Thánh vào tháng 3/2024. Hình ảnh Giáo hoàng Francis quỳ xuống rửa chân cho tù nhân, phụ nữ và cả những người ngoài Công giáo trong các nghi thức Thứ Năm Tuần Thánh đã trở thành biểu tượng cho sự khiêm nhường và lòng nhân ái. Ảnh: Vatican Media.

Giáo hoàng Francis gặp gỡ các tù nhân và nhân viên của nhà tù dành cho phụ nữ Rebibbia ở Rome vào Thứ Năm Tuần Thánh vào tháng 3/2024. Hình ảnh Giáo hoàng Francis quỳ xuống rửa chân cho tù nhân, phụ nữ và cả những người ngoài Công giáo trong các nghi thức Thứ Năm Tuần Thánh đã trở thành biểu tượng cho sự khiêm nhường và lòng nhân ái. Ảnh: Vatican Media.

 Giáo hoàng Francis được đưa vào bệnh viện Gemelli ở Rome vào ngày 14/2 do nhiễm trùng hô hấp nghiêm trọng, khiến ông phải điều trị liên tục. Tại bệnh viện, Giáo hoàng vẫn gửi lời cầu nguyện cho hòa bình thế giới: "Tôi cầu nguyện trên hết cho hòa bình". Đức Giáo hoàng đặc biệt nhắc đến Ukraine, Palestine, Israel, Lebanon, Myanmar, Sudan và vùng Kivu ở miền đông Cộng hòa Dân chủ Congo - những nơi đang chịu tổn thất nặng nề vì chiến tranh và bạo lực. Ông kêu gọi thế giới cùng cầu nguyện cho hòa bình, cho những con người vô tội đang phải gánh chịu đau thương.

Giáo hoàng Francis được đưa vào bệnh viện Gemelli ở Rome vào ngày 14/2 do nhiễm trùng hô hấp nghiêm trọng, khiến ông phải điều trị liên tục. Tại bệnh viện, Giáo hoàng vẫn gửi lời cầu nguyện cho hòa bình thế giới: "Tôi cầu nguyện trên hết cho hòa bình". Đức Giáo hoàng đặc biệt nhắc đến Ukraine, Palestine, Israel, Lebanon, Myanmar, Sudan và vùng Kivu ở miền đông Cộng hòa Dân chủ Congo - những nơi đang chịu tổn thất nặng nề vì chiến tranh và bạo lực. Ông kêu gọi thế giới cùng cầu nguyện cho hòa bình, cho những con người vô tội đang phải gánh chịu đau thương.

 Giáo sư Sergio Alfieri - trưởng đội y bác sĩ chăm sóc cho Giáo hoàng Francis - chia sẻ việc từng xem xét dừng điều trị để ông ra đi trong thanh thản. Tuy nhiên, Đức giáo hoàng vẫn quyết tâm kiên cường điều trị tiếp. Lúc 7h35 (12h35 giờ Việt Nam) ngày 21/4, Giáo hoàng Francis qua đời.

Giáo sư Sergio Alfieri - trưởng đội y bác sĩ chăm sóc cho Giáo hoàng Francis - chia sẻ việc từng xem xét dừng điều trị để ông ra đi trong thanh thản. Tuy nhiên, Đức giáo hoàng vẫn quyết tâm kiên cường điều trị tiếp. Lúc 7h35 (12h35 giờ Việt Nam) ngày 21/4, Giáo hoàng Francis qua đời.

Đức hồng y Kevin Farrell thông báo Giáo hoàng Francis qua đời Đức hồng y Kevin Farrell ngày 21/4 thông báo Giáo hoàng Francis qua đời ở tuổi 88.

Phương Linh

Nguồn Znews: https://znews.vn/cuoc-doi-su-nghiep-giao-hoang-francis-qua-anh-post1533923.html
Zalo