Sinh ra trong một gia đình nghệ sĩ ở Krakow, Ba Lan, năm 1970, Simona Kossak tốt nghiệp ngành sinh học tại Đại học Jagiellonian. Lớn lên trong môi trường nghệ thuật và gần gũi thiên nhiên, Simona luôn ấp ủ ước mơ về một cuộc sống giản dị giữa núi rừng Carpathian. (Ảnh: 163, CultureP)
Rồi một ngày, người bạn thân Barbara đã gợi ý cho Simona về Jethonka, một địa điểm tuyệt đẹp nhưng có phần hoang vắng. Simona không chút do dự cùng vợ chồng Barbara đến khám phá nơi này. Khi đặt chân đến Jethonka trong một buổi chiều hoàng hôn lạnh lẽo, Simona đã lập tức phải lòng nơi đây. Nhìn những hàng cây phủ đầy tuyết trắng, bà xúc động thốt lên: "Giấc mơ đã hoàn thành rồi, hoặc ở đây, hoặc ở một nơi nào khác!".
Mặc dù ngôi nhà phủ đầy ánh trăng bạc trông đầy lãng mạn, nhưng thực tế nó đã bỏ hoang hai năm, căn phòng giữa thậm chí không có sàn. Ngày hôm sau, Simona đến gặp giám đốc Công viên Quốc gia Białowieża, đề nghị được cấp căn nhà gỗ này làm nơi ở. Vị giám đốc hoài nghi nhìn cô gái gầy gò, không tin rằng bà có thể đi đi về về 12km mỗi ngày mà không ảnh hưởng đến công việc. Với một chút ý định thử thách, ông đồng ý, muốn xem bà có thể trụ được bao lâu.
Con đường từ Białowieża đến Jethonka vốn lầy lội và thường xuyên bị xe chở gỗ phá nát, đến nỗi người dân địa phương ví nó như "giải đua Paris-Dakar của Ba Lan". Để chinh phục con đường này, Simona đã chuẩn bị cho mình nhiều phương tiện khác nhau: từ chiếc xe máy Komar, chiếc Fiat 126, đến xe địa hình, máy kéo và cả ván trượt tuyết băng đồng.
Nhận thấy sự kiên trì và năng lực của Simona, giám đốc đã cử người của công viên đến giúp bà sửa chữa căn nhà và giới thiệu bà với một người hàng xóm – nhiếp ảnh gia Lech. Lech đã đến đây từ khoảng 20 năm trước, khi những đàn bò rừng châu Âu đầu tiên được thả về rừng sau chiến tranh. Giống như Simona, ông cũng có niềm đam mê với động vật từ nhỏ và từng sở hữu một bể cá khổng lồ ở Warsaw.
Dù có chung sở thích, nhưng động cơ của Simona và Lech lại khác nhau. Lech đến đây đơn giản để nghiên cứu và ghi lại hình ảnh động vật hoang dã trong môi trường tự nhiên, không mang theo bất kỳ triết lý sống nào. Vì vậy, quan điểm của họ đôi khi trái ngược, thậm chí có lúc cho rằng đối phương quá tự cao.
Vào một ngày đầu xuân năm 1972, Lech mời Simona đến chơi nhà. Vừa bước vào, bà cảm thấy có vật gì đó dụi vào chân và phát ra tiếng kêu "ừ ừ". Đó là một chú lợn rừng con mới được vài ngày tuổi, vô cùng đáng yêu. Lech kể rằng nó tên là "Ếch", ông mang nó về từ viện nghiên cứu sinh thái vì sợ nó bị lạnh nếu ở một mình. Ông nhờ Simona trông nom "Ếch" khi ông vắng nhà, và bà vui vẻ nhận lời. Kể từ đó, hai người hàng xóm thay phiên nhau chăm sóc chú lợn nhỏ, cho nó ngủ dưới chân giường.
Dần dần, tình cảm giữa Simona và Lech cũng trở nên gắn bó hơn. Để quản lý số lượng động vật ngày càng tăng, họ cùng nhau xây dựng một "vườn thú" chung. Simona đảm nhận việc tổ chức và cho ăn, còn Lech tập trung vào việc quan sát và ghi lại hình ảnh.
Sau nhiều lần giao lưu, Simona cảm nhận được sự kết nối sâu sắc giữa con người và động vật. Bà nhận ra rằng, nếu có một bức tường vô hình ngăn cách, động vật sẽ không quan tâm đến bà. Việc chúng cảnh báo bà hôm nay chứng tỏ một điều: "Bạn là bạn của chúng tôi, chúng tôi không muốn bạn bị thương". Kể từ đó, Simona thực sự hiểu được cách kết bạn với động vật.
Theo thời gian, ngày càng có nhiều loài vật tìm đến ngôi nhà của Simona. Bà đặt kẹo trên bậu cửa sổ cho một con hươu cái hảo ngọt, làm tổ bằng thùng cho một con cò đen, thậm chí một con chó lạp xưởng và một con linh miêu cái còn ngủ chung phòng với bà và cả chim công. Căn nhà gỗ nhỏ dần trở thành một phòng thí nghiệm động vật kiêm phòng khám tâm lý, với cả bệnh viện và phòng chờ cho những vị khách đặc biệt.
Bên cạnh việc chăm sóc động vật, Simona còn nghiên cứu dược liệu từ thực vật, thu thập tài liệu cho bài thuyết trình về khả năng tự chữa bệnh của động vật và lặn lội trong rừng để thu gom những chiếc bẫy thú nguy hiểm, cứu nguy cho chó sói và linh miêu.
Đến tận khi mất đi, "phù thủy tuyết" Simona Kossak vẫn hết lòng với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc thiên nhiên và động vật hoang dã. Ở nơi xa xôi, có lẽ bà vẫn đang tiếp tục gửi những lời chúc phúc tốt đẹp nhất đến những người bạn đồng hành của mình.
Video: Giật mình trước khả năng kỳ quái của các dị nhân trên thế giới.
Bích Hậu