Cuộc đàm phán căng thẳng để đưa SU-27 về Việt Nam
Vào ngày 31/8/1994, Việt Nam và Nga đã ký kết hợp đồng mua được chiến máy bay SU-27 sau những giờ đàm phán căng thẳng.
Bước vào đàm phần, tôi hơi bị choáng vì sự "hùng hậu” về số lượng và đa dạng về thành phần của đoàn Nga khi sang Hà Nội.
Dẫn đầu và chủ trì đàm phán, trực tiếp ký hợp đồng mua bán máy bay là Đại tá Cục trưởng Cục Xuất khẩu Trang bị Không quản Dovoronhicov. Khối chủ sở hữu sản phẩm có đến gần 20 người. Đó là Tổng công trình sư về khai thác máy bay Smirnov cùng các. cộng sự. Đại diện cho hai nhà máy sản xuất máy bay chiến đấu SU-27SK và máy bay huấn luyện SU-27UBK là hai vị phó tổng giám đốc và các trợ lý. Đại diện cho Bộ Quốc phòng Nga là hai đại tá thuộc Tổng cục đào tạo - phiên hiệu là Tổng cục 10, sẵn sàng đàm phán về công tác bay chuyển loại cho phi công và cán bộ kỹ thuật của Việt Nam.
Sau khi nắm được danh sách đoàn Nga, tôi đã quyết định thành lập đoàn Việt Nam với số lượng người tương ứng, được chia làm ba tổ với chức năng cụ thể.
Quan trọng nhất là tổ kỹ thuật. Mọi vấn đề liên quan đến việc mua sắm máy bay, trang bị bảo đảm, vũ khí và vật tư dự phòng phải được trao đổi kỹ, thống nhất với bạn và phải được nằm trong hợp đồng. Tổ trưởng là Tiến sĩ, Đại tá Trưởng phòng Tham mưu thuộc Cục Kỹ thuật không quân Bùi Thanh Châu. Tổ thứ hai chuyên đàm phán về giá cả máy bay và trang thiết bị. Tổ trưởng là Cục phó cục Tài chính Bộ Quốc phòng cùng các cán bộ kỹ thuật của Không quân và Cục Kế hoạch - Đầu tư. Tổ thứ ba chịu trách nhiệm đàm phá các điều khoản của hợp đồng: Đây là trách nhiệm của Tổng giám đốc Công ty xuất nhập Khẩu Bộ Quốc phòng VAXUCO do Đại tá Đào Chí Công đàm trách.
Trong cả ba tổ trên, số lượng thành viên áp đảo vẫn là người của không quân. Việc này không chỉ vì cán bộ không quân biết rõ giá trị thật của mọi trang bị mà quan trọng là sau khi hợp đồng được ký kết, không quân là người sử dụng cuối cùng nên không được để xảy ra sai sót.
Lần đầu được giao nhiệm vụ mua sắm, cán bộ lại thiếu kinh nghiệm, nên thời gian đàm phán kéo dài nhiều ngày và nhiều lúc rất căng thẳng, tưởng như không thể thống nhất nổi. Việc chia làm ba tổ chỉ mang tính ước lệ, bởi nhiệm vụ của các tổ lại có quan hệ mật thiết với nhau.
Chẳng hạn, khi phía đối tác để xuất cần mua thêm một loại máy kiểm tra, tổ kỹ thuật phải đánh giá cho được tính xác thực của nhu cầu. Tổ làm giá lại phải xem giá đối tác đưa ra đã hợp lý chưa hay phải đàm phán giảm giá? Rồi tổ các điều khoản của hợp đồng xem xét cách thức thực hiện giao hàng...
Do vẫn phải làm việc ở Bộ Tư lệnh Không quân nên thông thường, vào lúc 16h các ngày tôi đến trụ sở của công ty VAXUGO trên đường Phan Đình Phùng, Hà Nội, để nghe báo cáo và chỉ đạo công việc cần làm tiếp.
Sau 21 ngày làm việc căng thẳng, ngày 31/8/1994 Hợp đồng mua sắm máy bay chiến đấu SU-27 do Liên bang Nga sản xuất đã được Công ty VAXUCO Việt Nam và Công ty xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport ký kết. Một hợp đồng mua sắm vũ khí đầu tiên được bàn bạc kỹ lưỡng đến từng chi tiết đã biến ý tưởng về việc hữu các máy bay chiến đấu đa năng của lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam thành hiện thực sau đúng bốn tháng (từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 8/1994), kể từ khi tôi được giao nhiệm vụ.