Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đang diễn ra sôi nổi trên khắp cả nước, các hoạt động trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025, với thông điệp Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng; nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc đọc sách đối với phát triển kiến thức và kỹ năng, tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy cùng các đại biểu cắt băng khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy cùng các đại biểu cắt băng khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam

Thấm đẫm, lan tỏa trong mọi tầng lớp xã hội

Có thể khẳng định, sách là“di sản tinh thần” vĩ đại mà nhân loại đã để lại cho muôn đời sau. Với dân tộc Việt Nam, sách là nguồn sáng trí tuệ, là bệ đỡ cho khát vọng độc lập, sáng tạo và phát triển.

Nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt của sách và vai trò của văn hóa đọc, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam được Chính phủ chính thức chọn vào ngày 21.4 hằng năm như một lời khẳng định vị trí của sách trong đời sống tinh thần của dân tộc.

Xung quanh những thông điệp được Bộ VHTTDL đưa ra đối với Ngày hội năm nay: Văn hóa đọc - Kết nối cộng đồng, Đọc sách - làm giàu tri thức, nuôi dưỡng khát vọng, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và đặc biệt là Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, các hoạt động hưởng ứng lần này đã có nhiều đổi mới cả về hình thức lẫn nội dung; mang lại nhiều niềm vui, tạo điều kiện tốt nhất giúp bạn đọc nâng cao nguồn tri thức, phục vụ cho công tác, học tập, nghiên cứu.

Có thể nói, văn hóa đọc giờ đây không còn khẩu hiệu mà đã trở thành phong trào rộng khắp, từ thành thị cho đến nông thôn, từ miền xuôi cho đến miền núi, thấm đẫm, lan tỏa trong mọi tầng lớp xã hội.

Cuối tuần qua tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (Hà Nội), Bộ VHTTDL đã tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025. Lấy chủ đề Mỗi trang sách - Một niềm tự hào, sự kiện nhằm khẳng định vai trò to lớn của sách trong việc bồi đắp tri thức, nuôi dưỡng tâm hồn.

Sự kiện càng thêm ý nghĩa khi diễn ra vào đúng dịp cả nước đang hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam Nguyễn Xuân Dũng khẳng định, chủ đề Mỗi trang sách - Một niềm tự hào không chỉ đơn thuần là khẩu hiệu, mà còn là lời khẳng định rằng tri thức là một phần không thể thiếu trong bản sắc dân tộc.

Trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, bạn đọc, nhất là các bạn trẻ đã có cơ hội tham gia nhiều hoạt động tham quan, trải nghiệm thú vị. Nổi bật là triển lãm sách Đại thắng mùa Xuân 1975 qua những trang sách.

Bên cạnh đó, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam dịp này cũng diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi khác như đọc sách chuyên đề, gameshow Hành trình theo những dấu chân; hoạt động trải nghiệm Cuốn sổ ký ức - Chuyện kể người lính; chiến dịch Sách - Sạch - Xanh; tiếp nhận sách tài trợ từcác cơ quan, tổ chức, cá nhân…

Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ VHTTDL Lê Hải Bình tham quan trưng bày triển lãm nhân Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025 trong lực lượng QĐND

Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ VHTTDL Lê Hải Bình tham quan trưng bày triển lãm nhân Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025 trong lực lượng QĐND

Không chỉ tại Hà Nội, các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025 đang cổ vũ mạnh mẽ phong trào đọc hăng say trên cả nước. Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025 tại tỉnh Bắc Giang được tổ chức với các hoạt động trọng tâm từ ngày 15.4 - 2.5.

Dịp này, Tỉnh đoàn, Hội đồng Đội tỉnh Bắc Giang đã trao giải cuộc thi đọc sách trực tuyến chủ đề Bác Hồ với thiếu nhi, thiếu nhi Bắc Giang thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy cho 30 cá nhân xuất sắc.

Trường Cao đẳng Bắc Giang tặng 355 cuốn sách, truyện tranh thiếu nhi cho CLB Vì vùng cao yêu thương. Thư viện tỉnh Bắc Giang tặng 1.000 cuốn sách cho 10 thư viện huyện, cộng đồng…

Tại Nghệ An, Sở VHTTDL tỉnh tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, gắn với phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Nghệ An năm 2025.

Tại Hà Tĩnh, với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, tỉnh đã tăng cường tổ chức xe thư viện lưu động đa phương tiện tại các điểm trường trên địa bàn; tổ chức quyên góp sách, trang thiết bị đọc sách trao tặng trẻ em nghèo, hỗ trợ các thư viện trường học vùng sâu, vùng xa…

Ở thành phố mang tên Bác, từ nay đến ngày 22.4 tại Đường sách TP.HCM, bạn đọc sẽ được tham quan trưng bày các tác phẩm đoạt Giải thưởng Sách quốc gia lần VII năm 2024 và không gian trưng bày sách phục vụ cộng đồng; trưng bày ảnh chân dung 12 Đại sứ văn hóa đọc của thành phố.

Tại Đường sách Thủ Đức cũng diễn ra nhiều hoạt động chào mừng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 4 năm 2025 như tọa đàm với chủ đề Thào truyn thng 50 năm - Non sông thng nht, gian hàng Sách trao tay - Tri thc ni dài; hoạt động tổ chức sự kiện thông tin giới thiệu về truyền thống lịch sử văn hóa Thủ Đức thông qua ứng dụng công nghệ, hội thi văn nghệ chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; kỷ niệm 135 Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh...

Chiến sĩ đảo Trường Sa Lớn đọc sách tại phòng sách trên đảo. Ảnh: TRẦN MẠNH TUẤN

Chiến sĩ đảo Trường Sa Lớn đọc sách tại phòng sách trên đảo. Ảnh: TRẦN MẠNH TUẤN

Đổi mới, sáng tạo từ những trang sách

Văn hóa đọc, trong ý nghĩa sâu xa không chỉ làthói quen tiếp nhận tri thức, mà còn là sự gìn giữ căn cốt văn hóa và bệ phóng cho sự phát triển của một quốc gia.

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cùng với đó là việc Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế trên trường quốc tế, việc đầu tư cho tri thức, tư duy phản biện, chiều sâu tâm hồn trở thành nền tảng không thể thiếu. Đọc sách chính là chiếc cầu nối vững chắc dẫn dắt con người đến với những điều ấy.

Một dân tộc có văn hóa đọc bền vững làmột dân tộc biết học hỏi từ quá khứ, sáng tạo trong hiện tại và định hình tương lai bằng tri thức.

Khi chúng ta nói về khát vọng hùng cường, về “sức mạnh mềm” văn hóa thì văn hóa đọc chính là mảnh ghép quan trọng, là cội rễ nuôi dưỡng lớp người trẻ dấn thân, bản lĩnh, và giàu nhân văn.

Theo Giám đốc Trung tâm Văn hóa và Thư viện Hà Nội Trần Tuấn Anh, phát triển văn hóa đọc là vấn đề mang ý nghĩa chiến lược và ngày càng trở nên quan trọng của mọi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, góp phần phát triển bền vững nguồn nhân lực.

Phát triển văn hóa đọc của mỗi cá nhân trong cộng đồng chính là nền tảng xây dựng một xã hội học tập, góp phần tạo nên sức mạnh trí tuệ của toàn dân tộc trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Nuôi dưỡng tình yêu với sách trong thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ngày Sách và Văn hóa đọc

Nuôi dưỡng tình yêu với sách trong thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ngày Sách và Văn hóa đọc

Giữ vai trò quan trọng nhưng phát triển văn hóa đọc tại Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, nhất là sự phát triển đến chóng mặt của văn hóa nghe - nhìn trong kỷ nguyên số.

Ngày nay, chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, con người có thể tiếp cận hàng triệu thông tin trong tích tắc. Nhưng mặt trái của sự tiện lợi là thói quen đọc trở nên ngắn ngủi, rời rạc.

Những bài viết ngắn, tin “giật tít”, video ngắn đang dần thay thế cho sách dày, văn dài. Người ta đọc nhiều hơn - nhưng ít sâu hơn.

Không thể phủ nhận, sự lười đọc, đặc biệt là sách giấy đang trở thành vấn đề đáng lo ngại. Trong lớp học, học sinh ngại đọc văn bản dài. Ngoài xã hội, hình ảnh người trẻ cầm sách giữa quán cà phê hay công viên ngày càng hiếm. Đọc từng là nhu cầu tinh thần thiết yếu đang “lép vế” trước cám dỗ giải trí số.

Tuy vậy, nếu xem công nghệ là “thủ phạm” khiến văn hóa đọc mai một thì chưa đủ. Ngược lại, công nghệ cũng tạo ra nhiều cơ hội mới để khơi dậy tình yêu sách theo cách hiện đại hơn.

Để văn hóa đọc tại Việt Nam thật sự “cất cánh”, cùng với những giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền, cần có sự tiếp sức của công nghệ và đổi mới mô hình tiếp cận.

Các hoạt động trưng bày, triển lãm sách dịp này gắn liền với kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Các hoạt động trưng bày, triển lãm sách dịp này gắn liền với kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trung tướng Nguyễn Ngọc Toàn, trợ lý Bộ trưởng Bộ Công an, Cục trưởng Cục Công tác chính trị cho biết, cần tiếp tục có kế hoạch đầu tư hợp lý theo lộ trình đối với việc xây dựng hệ thống thư viện, thư viện điện tử, phòng đọc sách với nhiều đầu sách phong phú, có giá trị đích thực.

Cần tiếp tục có kế hoạch đầu tư hợp lý theo lộ trình đối với việc xây dựng hệ thống thư viện, thư viện điện tử, phòng đọc sách với nhiều đầu sách phong phú, có giá trị đích thực. Cùng với đó, tăng cường tổ chức triển lãm, hội nghị, hội thảo, tập huấn, tuyên truyền giới thiệu sách nhằm phát triển văn hóa đọc, xây dựng xã hội học tập, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đọc sách và học tập của cán bộ, chiến sĩ, người dân.

(Trung tướng NGUYỄN NGỌC TOÀN, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Công an, Cục trưởng Cục Công tác chính trị)

Cùng với đó, tăng cường tổ chức triển lãm, hội nghị, hội thảo, tập huấn, tuyên truyền giới thiệu sách nhằm phát triển văn hóa đọc, xây dựng xã hội học tập, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đọc sách vàhọc tập của cán bộ, chiến sĩ, người dân.

Đặc biệt trong chuyển đổi số, những nền tảng đọc số, hệ thống thư viện điện tử, công cụ hỗ trợ đọc thông minh được phát triển liên tục đang giúp đưa sách đến từng gia đình, từng cá nhân - bất kể độ tuổi, vùng miền, điều kiện.

Chính điều đó giúp sách trở nên sống động hơn, gần gũi hơn - không chỉ là những trang giấy, mà là những trải nghiệm gắn liền với hành trình trưởng thành và phát triển của mỗi con người.

Xuất bản số so với xuất bản truyền thống có rất nhiều lợi thế như nội dung tài liệu đa dạng, giá cả phải chăng, có thể đọc trên các thiết bị đọc như máy tính bảng, điện thoại thông minh... có khả năng truy cập từ xa trong mọi điều kiện không gian, thời gian thông qua mạng internet mà không cần phải trực tiếp đến thư viện.

Theo Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ VHTTDL), qua theo dõi, số lượng nhà xuất bản tham gia phát hành điện tử đang ngày một tăng, cung cấp được nhiều xuất bản số, sách điện tử, sách nói đáp ứng nhu cầu của người dân, góp phần phát triển văn hóa đọc.

ĐÌNH TOÁN - NGỌC NHIÊN - THÙY TRANG

Nguồn Văn hóa: http://baovanhoa.vn/xuat-ban/cung-sach-buoc-vao-ky-nguyen-vuon-minh-cua-dan-toc-128798.html
Zalo