Cúng Rằm tháng 7 chú ý điều gì để thành tâm, ý nghĩa?

Cúng Rằm tháng 7 cần chú ý một số điều để thành tâm, ý nghĩa.

Ông bà ta có câu “Tết cả năm không bằng Rằm tháng 7” để nói về tầm quan trọng của việc cúng Rằm tháng 7. Việc thực hiện lễ cúng thành tâm, trang trọng có thể mang lại phước báu, bình an cho gia chủ và người thân.

Ảnh: BunHaAnh

Ảnh: BunHaAnh

Cúng Rằm tháng 7 là gì?

Rằm tháng 7 là một dịp lễ rất quan trọng về đời sống tâm linh của người Việt Nam từ bao đời qua. Vào ngày lễ này các gia đình thường sẽ chuẩn bị lễ cúng để dâng lên ông bà tổ tiên, cha mẹ đã khuất để bày tỏ lòng biết ơn của mình. Đây là dịp để con cháu đi làm ở xa có thể quay về bên gia đình, cùng nhau hướng về cha mẹ, ông bà, báo đáp ơn dưỡng dục, sinh thành.

Theo văn hóa tâm linh Việt, Rằm tháng 7 cũng là Lễ Vu Lan và Lễ cúng các cô hồn. Ngày này thường sẽ rơi vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, nhưng thường vào ngày 14 mọi người sẽ cúng Rằm gia tiên để tưởng nhớ công ơn của đấng sinh thành, tổ tiên. Tùy vào điều kiện của từng gia đình lễ cúng Rằm tháng 7 sẽ lớn nhỏ khác nhau.

Anh: BunHaanh

Anh: BunHaanh

Lưu ý khi cúng Rằm tháng 7 để thành tâm, ý nghĩa

Không cúng chúng sinh - cúng cô hồn trong nhà

Theo quan niệm dân gian nếu cúng chúng sinh, cúng cô hồn ở bên trong nhà như phòng khách, phòng thờ, sân thượng… không chỉ là nhà mặt đất mà cả chung cư sẽ không tốt. Dân gian cho rằng điều này có thể dẫn tới việc sau khi đến thụ hưởng đồ lễ cúng, các "vong linh" sẽ lưu luyến không rời khỏi mà "quấy nhiễu" người sống trong ngôi nhà đó.

Mâm cúng cô hồn thường đặt ngoài sân vì theo quan niệm, đây là vị trí các cô hồn y thảo ở xung quanh dễ dàng tìm đến để thụ hưởng lễ vật và chỉ dừng lại ở bên ngoài, không vào trong nhà quấy quả gia chủ.

Không tùy tiện đốt giấy, vàng mã

Nhiều người còn nghĩ là đốt càng nhiều càng tốt dịp Rằm tháng Bảy. Đây là điều không cần thiết vừa gây tốn kém và có thể dẫn tới nguy cơ cháy nổ, nhất là ở các chung cư khi đốt không cẩn thận.

Trong văn khấn cúng chúng sinh không nhất thiết phải đọc tên tuổi địa chỉ của bản thân và người thân trong gia đình. Điều này bởi vì đã làm phúc không nhất thiết phải được báo ơn.

Không mặc quần áo trang phục màu đen hay kết hợp 2 màu đen trắng

Đen và trắng là những màu sắc kết hợp mang năng lượng âm cao và là biểu hiện của tang chế. Khi đứng cúng hoặc tham gia lễ cúng chúng sinh nên mặc những gam màu tươi sáng như màu đỏ, hồng, cam, vàng, xanh…

Giữ thân thể thanh tịnh trước ngày làm lễ cúng

Trước ngày tiến hành nghi lễ cúng chúng sinh, người đứng cúng làm chủ lễ cúng 'cô hồn' cần giữ thân thể thanh tịnh. Trước đó, người cúng cần kiêng không sinh hoạt tình dục, ăn mắm tôm, mắm tép, tiết canh.

Ngoài ra, nên kiêng ăn thịt chó, thịt mèo, cá chép, ba ba, rùa, rắn, lươn, trạch… Điều kiêng kỵ này nhằm cho cơ thể được thanh sạch, tránh hôi hám...

Hoàng Ly (T/H)

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhonline.vn/cung-ram-thang-7-chu-y-dieu-gi-de-thanh-tam-y-nghia-d200975.html
Zalo