Nghệ sĩ sân khấu tri ân các bậc tiền nhân

Sáng 11/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam (12/8 âm lịch) lần thứ 15 - năm 2024. Đông đảo các nghệ sĩ sân khấu nhiều thế hệ đã tham gia.

Đông đảo các nghệ sĩ sân khấu nhiều thế hệ đã tham dự lễ kỷ niệm.

Đông đảo các nghệ sĩ sân khấu nhiều thế hệ đã tham dự lễ kỷ niệm.

Các nghệ sĩ thực hiện nghi thức cúng Tổ nghề.

Các nghệ sĩ thực hiện nghi thức cúng Tổ nghề.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Nghệ sĩ Nhân dân Trịnh Thúy Mùi, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam khẳng định, đối với nghệ thuật Sân Khấu Việt Nam, ngày 12/8 (âm lịch hàng năm) là ngày truyền thống để những người làm nghệ thuật sân khấu nhớ ơn công đức của các bậc tiền nhân “Tổ nghề nghệ thuật Sân khấu” đã vượt qua mọi định kiến của xã hội để sáng tạo ra các loại hình nghệ thuật sân khấu độc đáo có giá trị làm giàu cho bản sắc văn hóa dân tộc. Và tri ân tới công chúng, khán giả đã đồng hành cùng với nghệ thuật sân khấu, góp phần gìn giữ bảo tồn giá trị, tinh hoa của dân tộc, đóng góp vào sự phát triển nền nghệ thuật sân khấu cách mạng Việt Nam.

NSND Trịnh Thúy Mùi phát biểu tại buổi lễ.

NSND Trịnh Thúy Mùi phát biểu tại buổi lễ.

Nhìn lại những hoạt động của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam trong 15 năm qua, Nghệ sĩ Nhân dân Trịnh Thúy Mùi cho biết, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã nỗ lực đoàn kết thống nhất tạo nên nhiều thành quả rất đáng ghi nhận và trân trọng. Trong những thành tựu ấy, phải kế trước tiên là việc phản ánh nhạy bén và kịp thời, trung thực và sâu sắc hiện thực diễn ra trong đời sống của dân tộc. Sân khấu đã bám sát hiện thực đời sống của dân tộc, đất nước, qua từng chặng đường cách mạng, tạo dựng được nhiều vở diễn có giá trị cao về nội dung tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện, có sức lay động lòng người.

Tại lễ kỷ niệm, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã trao Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Sân khấu và kết nạp Hội viên mới năm 2024.

Tại lễ kỷ niệm, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã trao Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Sân khấu và kết nạp Hội viên mới năm 2024.

Theo Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, thời gian tới, nghệ thuật sân khấu phải đặc biệt quan tâm tới việc nâng tầm văn hóa trong tác phẩm, xây dựng sáng tạo được những tác phẩm lớn vừa phản ánh được những yếu tố mới của hiện thực cuộc sống hôm nay, vừa đáp ứng được nhu cầu tiếp nhận, thưởng thức của đông đảo khán giả.

TS. Đoàn Thanh Nô, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.

TS. Đoàn Thanh Nô, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.

Tới dự và phát biểu, TS. Đoàn Thanh Nô, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam nhấn mạnh, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hình và phát triển nghệ thuật sân khấu nước nhà. Là thành viên Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, là đầu mối tập hợp, liên kết các nghệ sĩ. Hội không chỉ là nơi bồi dưỡng chuyên môn, phát triển nghề nghiệp mà còn là đầu mối giữa nghệ sĩ với công chúng, giữ truyền thống với đổi mới.

"Trong thời gian tới, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam cần đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền về các dự án, chương trình bảo tồn phát huy giá trị sân khấu truyền thống phù hợp với thời đại hiện nay. Chúng ta cần phải tăng cường nghiên cứu, sáng tạo và áp dụng công nghệ mới vào nghệ thuật sân khấu một cách có hiệu quả", ông Nô nói.

Phạm Sỹ

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/nghe-si-san-khau-tri-an-cac-bac-tien-nhan-10290003.html
Zalo