Cùng người trẻ 'theo dấu Biệt động Sài Gòn'

Vào những ngày tháng 4 lịch sử, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn đã trở thành một lớp học lịch sử sống động, gợi mở cho người trẻ về những giá trị dân tộc.

Ẩn mình giữa lòng thành phố hoa lệ, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định nằm tại số 145 Trần Quang Khải (Quận 1, TP. Hồ Chí Minh) lặng lẽ kể chuyện năm xưa về những người con của đất phương Nam đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử năm 1975. Giờ đây, trong những ngày tháng tư lịch sử, địa điểm ấy trở thành nhịp cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, đặc biệt là với những người trẻ luôn khát khao tìm hiểu về lịch sử dân tộc.

Bên ngoài Bảo tàng Biệt động Sài Gòn, nằm tại số 145 Trần Quang Khải

Bên ngoài Bảo tàng Biệt động Sài Gòn, nằm tại số 145 Trần Quang Khải

Sáng nay (ngày 12/4), phóng viên Báo Công Thương đã có dịp theo cùng một đoàn sinh viên đến từ Trường Đại học Sài Gòn thăm Bảo tàng Biệt động Sài Gòn, để hiểu thêm về "địa chỉ đỏ" này qua con mắt của thế hệ trẻ.

 Hướng dẫn viên của Bảo tàng đã có mặt từ sớm để chia sẻ về lịch sử hình thành và các trận chiến lớn của Biệt động Sài Gòn.

Hướng dẫn viên của Bảo tàng đã có mặt từ sớm để chia sẻ về lịch sử hình thành và các trận chiến lớn của Biệt động Sài Gòn.

Các bạn sinh viên lặng lẽ lắng nghe từng lời kể, chi tiết về nơi từng là căn cứ hoạt động của các chiến sĩ.

Các bạn sinh viên lặng lẽ lắng nghe từng lời kể, chi tiết về nơi từng là căn cứ hoạt động của các chiến sĩ.

Theo chia sẻ của đại diện Bảo tàng, đây từng là nơi hoạt động bí mật của biệt động dưới sự quản lý của ông Trần Văn Lai (tức Năm Lai). Hiện, gia đình ông Trần Văn Lai đã mua lại một phần trệt và hai tầng còn lại để xây dựng bảo tàng.

 Bảo tàng bắt đầu xây dựng, sưu tập hiện vật từ cuối năm 2019. Hiện nay, có khoảng 300 hiện vật về quá trình hình thành, phát triển của lực lượng biệt động.

Bảo tàng bắt đầu xây dựng, sưu tập hiện vật từ cuối năm 2019. Hiện nay, có khoảng 300 hiện vật về quá trình hình thành, phát triển của lực lượng biệt động.

Trong đó, nổi bật nhất là chiếc máy đánh chữ trong văn phòng của Tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu bỏ lại sau ngày Giải phóng miền Nam.

Chiếc máy đánh chữ được trưng bày cùng bức thư của ông Nguyễn Văn Tư, Chỉ huy trưởng Cụm 2 - Biệt động Sài Gòn với nội dung trao tặng lại chiếc máy cho bảo tàng.

Chiếc máy đánh chữ được trưng bày cùng bức thư của ông Nguyễn Văn Tư, Chỉ huy trưởng Cụm 2 - Biệt động Sài Gòn với nội dung trao tặng lại chiếc máy cho bảo tàng.

Nổi bật không kém là những hiện vật từ nghiệp đoàn Ngọc Quế - căn cứ bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn hoạt động dưới vỏ bọc là cơ sở đóng mới xích lô và gia công đồ nội thất cho Dinh Độc Lập.

Bốn chiếc máy may của nghiệp đoàn Ngọc Quế, dùng để gia công đồ nội thất cho Dinh Độc Lập từ năm 1962 - 1968.

Bốn chiếc máy may của nghiệp đoàn Ngọc Quế, dùng để gia công đồ nội thất cho Dinh Độc Lập từ năm 1962 - 1968.

Hiện vật có số lượng nhiều nhất tại Bảo tàng là bộ sưu tập các loại vũ khí, bom đạn từng sử dụng trong những trận đánh lịch sử của Biệt động. Bên cạnh đó là tấm bản đồ cỡ lớn mô tả các mũi tấn công của biệt động trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.

 Những chiếc kệ trưng bày vũ khí, bản đồ tác chiến… hiện lên trước mắt các bạn sinh viên như những thước phim tài liệu sống động.

Những chiếc kệ trưng bày vũ khí, bản đồ tác chiến… hiện lên trước mắt các bạn sinh viên như những thước phim tài liệu sống động.

Lý giải về mục đích chuyến thăm quan, chị Nguyễn Thu Thủy - Bí thư Chi bộ Sinh viên 1 Trường Đại học Sài Gòn, cho biết đây là một phần trong chuỗi hoạt động sinh hoạt chi bộ định kỳ tháng 4 của trường, với mục đích giáo dục lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc cho các bạn học sinh, sinh viên.

“Các bạn rất háo hức tìm hiểu về những di tích lịch sử đặc biệt, từ đó hiểu hơn các phương thức hoạt động chiến đấu của lực lượng biệt động. Qua chuyến đi này, các bạn sinh viên phần nào hiểu được lịch sử của dân tộc, ý nghĩa của cuộc chiến tranh giải phóng đất nước”, chị Thủy cho biết.

Một bạn sinh viên thuộc Chi bộ Sinh viên 1, Trường Đại học Sài Gòn, ghi lại cảm xúc vào sổ lưu niệm tại bảo tàng.

Một bạn sinh viên thuộc Chi bộ Sinh viên 1, Trường Đại học Sài Gòn, ghi lại cảm xúc vào sổ lưu niệm tại bảo tàng.

Lần đầu tiên đến với bảo tàng, bạn Trương Thị Trang, sinh viên Chi bộ 4, chia sẻ: “Em rất bất ngờ khi được xem những hình ảnh và hiện vật về những trận đánh mở màn của lực lượng Biệt động Sài Gòn. Em cảm thấy vui và vinh hạnh khi có cơ hội tìm hiểu về lịch sử, đặc biệt là trong thời điểm hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước”.

Bạn Nguyễn Đình Thông, sinh viên Chi bộ 2 nói thêm: “Ấn tượng nhất với em là khu trưng bày vũ khí. Mặc dù lực lượng của ta khi đó ít người, trang bị không nhiều, nhưng bằng sự đoàn kết và tinh thần quyết tâm, các chiến sĩ đã giành được thắng lợi vang dội. Điều này đã tiếp thêm động lực và niềm tin cho anh em sinh viên hôm nay.”

Hai bạn sinh viên Trương Thị Trang và Nguyễn Đình Thông đều cảm thấy tự hào và truyền cảm hứng sau chuyến đi.

Hai bạn sinh viên Trương Thị Trang và Nguyễn Đình Thông đều cảm thấy tự hào và truyền cảm hứng sau chuyến đi.

Hành trình theo dấu Biệt động Sài Gòn tại Bảo tàng khép lại trong ánh nắng trưa chói chang, nhưng dư âm của nó vẫn còn lan tỏa. Trong từng ánh mắt, nụ cười của các bạn sinh viên, có thể thấy được một điều rõ ràng: Những bài học về lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu kiên cường và sự hy sinh cao cả đã chạm đến trái tim các bạn.

Với các bạn sinh viên, buổi sinh hoạt hôm nay không chỉ là một chuyến đi, mà còn là một lời nhắc nhớ về lịch sử dân tộc, cơ hội để nhìn lại những giá trị cốt lõi mà cha ông đã để lại.

Với các bạn sinh viên, buổi sinh hoạt hôm nay không chỉ là một chuyến đi, mà còn là một lời nhắc nhớ về lịch sử dân tộc, cơ hội để nhìn lại những giá trị cốt lõi mà cha ông đã để lại.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn là một trong những "địa chỉ đỏ" tại Thành phố Hồ Chí Minh mở cửa miễn phí cho du khách nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam. Bảo tàng mở cửa từ lúc 7h30 - 17h30, từ thứ hai đến chủ nhật hàng tuần.

Phú Quý

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/cung-nguoi-tre-theo-dau-biet-dong-sai-gon-382690.html
Zalo