Cụ ông U80 chia hơn 2 tỷ đồng tiền tiết kiệm cho các con rồi ân hận bật khóc: Nếu hiểu ĐIỀU này sớm thì cuối đời đã không khổ
Đến cuối đời, người đàn ông này mới thấm không phải lúc nào thương con quá cũng là tốt.
Câu chuyện được chia sẻ trên trang MXH Toutiao của Trung Quốc nhận được sự đồng cảm sâu sắc từ mọi người.
***
Ông Trần (72 tuổi) từng là một doanh nhân thành đạt và đã nghỉ hưu nhiều năm. Khi xưa, ông nhiều năm giữ chức Tổng Giám đốc điều hành của một công ty truyền thông lớn.
Sự nghiệp thành công lại chăm chỉ và nỗ lực không ngừng đã giúp ông tích lũy được khối tài sản đáng kể. Suốt những năm tháng tuổi trẻ cống hiến cho công việc, do bận rộn nên ông Trần cảm thấy có lỗi với gia đình nhỏ của mình.
Vậy nên, ông luôn cố gắng dành thời gian để bù đắp cho gia đình. Ông Trần coi con cái là món quà quý giá nhất và gia đình luôn là ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống.
Ông dành cho con sự quan tâm tỉ mỉ đến từ những điều nhỏ nhất, luôn muốn con có cuộc sống tốt đẹp nhất. Và ông cũng tin rằng con chính là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất khi về già của mình.
Sau nhiều năm tích lũy, ông Trần sở hữu số tiền tiết kiệm lên tới 600.000 NDT (hơn 2,1 tỷ đồng). Với suy nghĩ thương yêu các con, muốn san sẻ bớt gánh nặng cuộc sống để các con sống tốt hơn ông lên kế hoạch muốn phân chia tài sản sớm.
Hơn nữa, ông cũng nghĩ bản thân đã đến tuổi nghỉ ngơi nên không cần giữ nhiều tiền nên ông đã nhanh chóng tiến hành kế hoạch của mình.
Ông Trần có tất cả 2 người con là một gái và một trai. Khi quyết định chia tài sản, ông nghĩ con trai sẽ phải gánh vác gia đình nhiều hơn, sau này còn lo cho ông, lo cho cả nhà nên đã chia cho con trai 400.000 NDT (hơn 1,4 tỷ đồng) và con gái số tiền ít hơn là 200.000 NDT (khoảng 700 triệu đồng).
Tuy nhiên, sự chênh lệch này đã gây ra mâu thuẫn trong gia đình, đẩy ông đến bi kịch đau đớn và cô đơn khi về già. Con gái ông không hài lòng với sự phân chia của cha và phản đối quyết liệt, cho rằng cha không công bằng, trọng nam khinh nữ.
Dù ông Trần đã nhiều lần cố gắng giải thích lý do cho sự phân chia tài sản, nhưng con gái ông vẫn cảm thấy bất công và ấm ức. Cô cho rằng cha đối xử không công bằng, từ đó nảy sinh cảm giác bất mãn và tức giận.
Những mâu thuẫn ngầm này không được giải quyết triệt để, dần dần tạo ra khoảng cách trong mối quan hệ gia đình. Những bữa cơm từng tràn ngập tiếng cười giờ đây trở nên nặng nề, lạnh lẽo.
Chính quyết định chia tài sản sớm với hy vọng mang lại hạnh phúc cho con cái lại vô tình đẩy ông Trần vào nỗi cô đơn và buồn bã của tuổi già. Ông sống cô đơn tại nhà cũ, thỉnh thoảng rảnh rỗi, ông sẽ ra ngoài đi dạo, trò chuyện với bạn bè hàng xóm hay đánh cờ để một ngày trôi qua nhanh hơn.
Tuy nhiên, ông Trần vẫn thấy xót xa vì những thay đổi từ con cháu. Con gái ông rất ít khi ghé thăm, và con trai cũng vậy, sự quan tâm dần trở nên thưa thớt.
Trước đây, mỗi tuần các con sẽ đưa cháu về chơi với ông 1 lần và con gái sẽ gọi điện hỏi thăm cha hàng ngày, mua đồ đạc, nhu yếu phẩm cho cha.
Giờ đây, con trai ông Trần cũng ít về thăm với lý do công việc bận rộn, còn con gái lại hiếm khi hỏi han. Những cuộc gọi thưa thớt từ cô con gái chỉ là vài lời hỏi thăm qua loa, vội vàng rồi kết thúc với lý do bận này, bận kia.
Ông Trần từng nghĩ rằng việc chia tài sản sớm sẽ giúp các con ổn định cuộc sống và gia đình thêm gần gũi, giờ đây lại đối mặt với sự lạnh nhạt từ chính những người ông yêu thương nhất. Căn nhà vốn tràn ngập tiếng cười giờ chỉ còn lại sự trống trải, nỗi buồn và cô đơn bao phủ những năm tháng cuối đời của ông.
Ông Trần cảm thấy buồn khổ, cay đắng và bất lực. Ông biết mình đã bị các con, những người ông yêu thương và quý trọng nhất trên đời bỏ rơi.
Nằm trên giường bệnh, ông Trần chịu đựng nỗi đau thể xác lẫn tinh thần. Ông hối hận về quyết định sai lầm đã phân chia tài sản sớm khiến niềm vui gia đình bị phá vỡ, bản thân cô đơn, tủi thân trong những năm tháng cuối đời.
Qua câu chuyện của ông Trần, chúng ta có thể rút ra bài học sâu sắc để tuổi già bớt khổ, sống hạnh phúc bên gia đình và con cháu.
1. Giữ lại tài sản để đảm bảo an toàn tuổi già
Cha mẹ phải hiểu rằng tài sản không chỉ là của cải vật chất, mà còn là phương tiện để duy trì cuộc sống độc lập và an toàn khi về già.
Thay vì chia toàn bộ tài sản cho các con quá sớm, hãy giữ lại cho bản thân một phần để dự phòng, làm chỗ dựa cho chính mình tránh những rủi ro không lường trước.
Điều này thể hiện sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho tương lai, để bản thân không phải phụ thuộc và sống hạnh phúc, vui vẻ mỗi ngày.
2. Giáo dục con biết tự lập và trân trọng giá trị gia đình
Thay vì yêu thương con cái quá mức, thường xuyên hỗ trợ tài chính cho con thì cha mẹ nên dạy con cái cách sống tự lập, biết quý trọng công sức lao động, và hiểu giá trị của tình cảm gia đình.
Khi con cái dần trưởng thành được trang bị đầy đủ ý thức trách nhiệm và lòng biết ơn thì mối quan hệ gia đình sẽ bền chặt và gắn bó không bị ảnh hưởng bởi những giá trị vật chất.
Điều này cũng giúp gia đình hạnh phúc, con cái trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cha mẹ lúc về già.