Công nghệ sinh học nâng cao giá trị nông sản Việt Nam

Chuỗi cung ứng nông sản bền vững cần được nghiên cứu thực nghiệm nhiều hơn vì nó tác động tích cực đến các hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường.

Đây là nhận định của ông Trần Long, Trưởng đại diện Văn phòng phía Nam Trung ương Hội Kinh tế Việt Nam – Asean tại Triển lãm Quốc tế về Khoa học và Công nghiệp sinh học ngành Công Thương tại TP. Hồ Chí Minh (Biotech Expo). Triển lãm lần này quy tụ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, dệt may, da giày... là nơi để các doanh nghiệp trong và ngoài nước gặp gỡ, trao đổi nhằm kịp thời tiếp cận, nắm bắt thị hiếu, xu hướng thị trường và thực hiện hoạt động kết nối giao thương thiết thực, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong giao đoạn phục hồi kinh tế.

Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình, tạo vị thế quan trọng trên trường quốc tế. Hàng loạt giải pháp đã được triển khai để Việt Nam có thể phát triển nhanh về kinh tế, đủ sức hội nhập với kinh tế thế giới bằng năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng mang lại, phù hợp với lộ trình cắt giảm phát thải khí CO2 để bảo vệ môi trường.

Tại TP. Hồ Chí Minh, chính quyền thành phố đã triển khai các hoạt động hỗ trợ thực hiện Đề án “Phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030”. Trong đó, chú trọng vai trò của công nghệ sinh học giúp nâng cao giá trị gia tăng nông sản Việt Nam. Hàng loạt các giải pháp cần thực hiện để thực hiện một nền nông nghiệp thông minh từ giao trồng, thu hái, chế biến mang lại giá trị cao. Các công tác chọn tạo và cải tiến giống mới đủ đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và đưa vào chế biến công nghiệp mang lại giá trị gia tăng cao cần đặt ra, bên cạnh việc hỗ trợ chế biến sau tạo ra các sản phẩm có giá trị cao và viêc phải làm cấp bách.

Ý thức rằng, nguyên liệu nông sản đóng vai trò rất quan trọng trong chuỗi cung ứng nguyên liệu nông sản cho ngành công nghiệp thực phẩm hiện nay thì phát triển nông nghiệp bền vững là một xu thế tất yếu khách quan. Do đó, theo các chuyên gia chuỗi cung ứng nông sản bền vững cần được nghiên cứu thực nghiệm nhiều hơn vì nó tác động tích cực đến các hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường. Đó cũng chính là nội dung dược các chuyên gia trong hội thảo khơi dậy những tiềm năng để thúc đẩy phát triển Công nghệ Vi học, qua đó ngành sản xuất có thêm nhiều sản phẩm lương thực, thực phẩm đa dạng, đáp ứng người tiêu dùng, đưa ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới đây.

Tuyết Anh

Nguồn TBNH: https://thoibaonganhang.vn/cong-nghe-sinh-hoc-nang-cao-gia-tri-nong-sa-n-viet-nam-158237.html
Zalo