Cổ phiếu xây dựng lao đao trong 'tâm bão'
Đã có thời là thế lực trên thị trường chứng khoán nhưng hiện tại, cổ phiếu xây dựng, đặc biệt là 2 'ông lớn' Hòa Bình và Coteccons đang lao đao trong 'tâm bão'.
Bắc NinhCần Thơphim Về nhà đi conVề nhà đi conYouTubeGooglegia đìnhđịa ốcbất động sảncông nghệkhoa họcô tôsức khỏevụ ánpháp luậtthời tranggiới trẻsao Hànhoa hậutình yêungôi saosao Việtgiải tríLa Ligabóng đá Tây Ban Nhatin chuyển nhượngNgoại Hạng AnhChampions LeagueCup C1bóng đá Việt NamPremier Leaguebóng đá Anhthể thaogiáo dụcthời sự quốc tếgiá vàngtruyền hìnhđời sốngbiển Đônghình sựan ninhđọc báoVietlotttin tứcthế giớixã hộifacebook
Trong những ngày gần đây, thương vụ sáp nhập Ricons và Công ty cổ phần xây dựng Coteccons đổ bể nhận được sự chú ý của nhà đầu tư chứng khoán. Đây được đánh giá là một bước đi lùi của Coteccons. Dù vậy, bước đi lùi này chưa phải nỗi thất vọng gần đây của cổ đông Coteccons.
Trước đó, rất nhiều người phải “đau đầu” khi cổ phiếu Coteccons (CTD) cùng với cổ phiếu Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng Hòa Bình (HBC) cùng nhau “dẫn dắt” cổ phiếu xây dựng lao dốc và đóng cửa ở vùng “đáy” 3 năm.
Cụ thể, khi quý 2 chưa đi hết chặng đường của mình, CTD và HBC đã mất mát lớn. Đóng cửa phiên giao dịch 14/6, CTD dừng ở mức 102.300 đồng/CP, giảm 41.100 đồng/CP, tương ứng 28,7% so với phiên cuối cùng của quý 1/2019. Còn HBC giảm 1.740 đồng/CP, tương ứng 9,9%.
Điều đó có nghĩa vốn hóa thị trường Coteccons “đánh rơi” 3.257 tỷ đồng, vốn hóa thị trường Hòa Bình hao hụt 360 tỷ đồng. Đây là những mất mát lớn của 2 “anh cả” ngành xây dựng.
Các “anh cả” sa lầy nên không có gì ngạc nhiên khi các “em út” trong ngành xây dựng cùng nhau bê bết. Thậm chí, nhiều mã còn giao dịch dưới mệnh giá. Ví dụ, cố phiếu BCE của Công ty Cổ phần Xây dựng và Giao thông Bình Dương đang ở mức 6.240 đồng/CP, BHT (2.700 đồng/CP), C92 (8.200 đồng/CP), CI5 (5.900 đồng/CP,…
Giá cổ phiếu ngành xây dựng giảm thảm khi ngành này đang gặp rất nhiều khó khăn. Đầu tiên, giá vật liệu tăng mạnh gây áp lực lên doanh nghiệp. Ngay từ năm, nhiều vật liệu cơ bản như thép, sắt, cát,… đã tăng giá rất mạnh và tăng nhiều đợt.
Bên cạnh đó, thị trường bất động sản đang chững lại sau nhiều năm tăng nóng cũng tác động mạnh đến ngành xây dựng. Dù giỏi xoay sở đến đâu, các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với tình trạng giảm đơn hàng.
Ngoài những yếu tố cơ bản của thị trường, 2 “anh cả” Hòa Bình và Coteccons còn có những vấn đề của riêng mình. Đáng tiếc, đó đều là những vấn đề rất khó giải quyết.
Về phần Coteccons, từ năm 2018, Coteccons đã rơi vào “mối tơ vò” nhân sự cao cấp. Rất nhiều lãnh đạo cấp cao “rủ nhau” rời khỏi công ty. Điều đáng nói, những người này có dính nghi án ra “làm ăn riêng” và “hớt tay trên” khách hàng của chính Coteccons. Đã khoảng 1 năm trôi qua, những biến động về nhân sự chưa hẳn đã hết ảnh hưởng đến công ty.
Trong quý 1/2019, lợi nhuận sau thuế của Coteccons chỉ còn 188,8 tỷ đồng, giảm 101,5 tỷ đồng, tương ứng 35% so với quý 1/2018, còn doanh thu giảm từ 4.026 tỷ đồng xuống 3.979 tỷ đồng trong quý 1/2019.
Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế quý 1/2019 của Hòa Bình giảm nhẹ hơn của Coteccons khi giảm từ 135,6 tỷ đồng xuống 120,9 tỷ đồng dù doanh thu tăng nhẹ từ 3.346 tỷ đồng lên 3.708 tỷ đồng.
Nợ lớn cũng đang là cản lực của 2 “anh cả” ngày xây dựng. Trong khi tổng nợ của Coteccons đạt 6.860 tỷ đồng, bằng 83,6% vốn chủ sở hữu thì Hòa Bình khiến cổ đông “đứng ngồi không yên” vì nợ siêu “khủng”.
Cụ thể, tại thời điểm cuối quý 1/2019, Hòa Bình sở hữu khoản nợ lên đến 12.320 tỷ đồng, cao gấp tới 4,1 lần vốn chủ sở hữu. Đây là tỷ lệ rất cao.