Cơ chế vận hành của Trung tâm giao dịch khí đốt TTF Hà Lan (Kỳ II)

Kể từ khi được thành lập vào năm 2003, TTF đã có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, cả về khối lượng và sản phẩm được giao dịch cũng như số lượng và thành phần tham gia.

Bối cảnh-Vai trò của mỏ khí đốt Groningen và đặc điểm thị trường

CH Hà Lan là nước sản xuất và xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn với việc sản xuất trong nước bắt nguồn từ các mỏ khí nhỏ (khí có nhiệt trị cao) và từ mỏ khí Groningen (khí đốt có nhiệt trị thấp) khi mà hầu hết tiêu thụ trong nước là khí đốt có nhiệt trị thấp. CH Hà Lan xuất khẩu cả khí đốt có nhiệt độ cao và khí đốt có nhiệt độ thấp; về vấn đề này, cần lưu ý phần lớn khí đốt tự nhiên có nhiệt trị thấp đạt “chất lượng xuất khẩu” thì có chất lượng khác với chất lượng được sử dụng cho tiêu dùng trong nước. CH Hà Lan cũng nhập khẩu khí đốt tự nhiên song hầu như chỉ là khí đốt có nhiệt trị cao.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bằng phương pháp chuyển đổi chất lượng, khí đốt có nhiệt độ cao có thể được chuyển đổi thành khí đốt có nhiệt độ thấp. Hiện nay, nguồn khí đốt có nhiệt trị thấp quan trọng nhất là mỏ khí Groningen; tuy nhiên, sự đóng góp của khí đốt chuyển đổi trên thị trường cung cấp khí đốt có nhiệt trị thấp ở CH Hà Lan là rất hạn chế. Để cung cấp cho các hộ gia đình Hà Lan, ngoài khí đốt có nhiệt độ thấp, việc đảm bảo có đủ độ linh hoạt có nhiệt độ thấp cũng rất quan trọng. Do việc sử dụng hệ thống sưởi bằng khí đốt, các hộ gia đình có sự biến động mạnh mẽ trong mô hình tiêu dùng trong suốt cả ngày và trong năm; kết quả là, thị trường nhiệt trị thấp có nhu cầu đáng kể về tính linh hoạt theo mùa. Mỏ khí Groningen là nhà cung cấp quan trọng nhất tính linh hoạt này, bởi vì cho đến nay việc sản xuất mỏ khí này rất linh hoạt. Điều này có nghĩa là mỏ khí Groningen cung cấp tính linh hoạt theo mùa với lượng nhiệt trị thấp song các cơ sở lưu trữ khí đốt có nhiệt trị thấp chỉ cung cấp khí đốt trong vài tuần.

Cung cấp khí đốt có nhiệt trị thấp thông qua nhập khẩu

Một nhà cung cấp muốn tự vận chuyển khí đốt cho người dùng cuối có nhiệt trị thấp phải có sẵn một số nguồn lực vật chất: Khí đốt, tính linh hoạt trong ngắn hạn và dài hạn, khả năng truyền tải, và chuyển đổi chất lượng. Công suất nhập khẩu khí đốt có nhiệt trị cao đang khan hiếm và tính linh hoạt trong ngắn hạn đối với cả hai loại khí này hầu như không có sẵn trên thị trường. Việc chuyển đổi chất lượng và tính linh hoạt theo mùa là đặc biệt quan trọng đối với thị trường khí đốt nhiệt trị thấp.

Cho đến nay, tương đối ít khoản đầu tư vào kho lưu trữ khí đốt theo mùa ở CH Hà Lan so với các nước Tây Bắc Âu khác khi mà các khoản đầu tư đã được thực hiện bởi Công ty Nederlandse Aardolie Maatschappij (NAM). Các bên khác đã đầu tư vào kho lưu trữ khí đốt (ví dụ như Essent và Nuon) có sẵn kho lưu trữ ngắn hạn, chỉ phù hợp để bắc cầu cho nhu cầu cao nhất trong tối đa một hoặc hai tuần song họ lại không cung cấp dịch vụ lưu trữ theo mùa và phải có khả năng sản xuất trong suốt mùa đông. Tuy nhiên, mỏ khí Groningen đã đáp ứng được điều này bởi do nó có vị trí quan trọng trên thị trường về tính linh hoạt theo mùa ở CH Hà Lan. Việc chuyển đổi chất lượng, cho phép chuyển đổi khí đốt có nhiệt độ cao thành khí có nhiệt trị thấp, cũng là điều rất quan trọng. Nhiều bên tham gia thị trường đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết hợp thị trường khí đốt có nhiệt độ cao và thị trường khí đốt có nhiệt độ thấp khi coi việc thiếu hụt khả năng chuyển đổi chất lượng là một trong những rào cản quan trọng nhất đối với việc hiện thực hóa sự kết hợp này. Hiện tại, công suất chuyển đổi chất lượng phải được dành riêng cho GTS và sẽ được bán hết cho đến khoảng năm 2010. Công suất này được sử dụng cho cả tiêu dùng trong nước và xuất khẩu khí có nhiệt trị thấp. Công suất hiện tại chỉ có thể cung cấp vật chất cho một phần nhỏ nhu cầu cao nhất trong nước về khí đốt có nhiệt trị thấp. Các công ty TSO, GTS đã tuyên bố họ kỳ vọng việc mở rộng công suất vật chất để chuyển đổi chất lượng thêm khoảng 50%, và điều này phải được thực hiện vào cuối năm 2010.

Do vậy, người tiêu dùng khí đốt có nhiệt trị thấp phụ thuộc vào sản xuất từ mỏ khí đốt Groningen. Hoàn cảnh này hạn chế cơ hội cạnh tranh hiệu quả trên thị trường bán buôn khí đốt có nhiệt trị thấp. Ngoài ra, Công ty GasTerra là đơn vị vận chuyển duy nhất có quyền tiếp cận trực tiếp nguồn khí có nhiệt trị thấp và tính linh hoạt theo mùa có nhiệt trị thấp nhờ hợp đồng theo luật riêng với NAM. Điều này có nghĩa là các nhà cung cấp cho người tiêu dùng nhỏ hiện phụ thuộc phần lớn vào Công ty GasTerra. Không đủ năng lực nhập khẩu, không đủ tính linh hoạt (theo mùa) được cung cấp miễn phí trên thị trường và không đủ chuyển đổi chất lượng để cho phép các nhà cung cấp cung cấp cho các hộ gia đình một sản phẩm thay thế. Do đó, những nhà cung cấp này là “kẻ bị giam giữ” khi bị ràng buộc với Công ty GasTerra. Vì vậy, Công ty GasTerra là người vận chuyển cho một bộ phận lớn khách hàng ở “phân khúc profile”.

Cung cấp phía sau cổng thành (city gate)

Từ thực tế chỉ có 1% khí đốt nhiệt trị thấp được vận chuyển đến TTF, điều này có thể suy ra Công ty GasTerra cung cấp khí đốt nhiệt trị thấp cho các hộ gia đình hầu như chỉ trên mạng lưới khí đốt khu vực. Nhiều bên đã nhận thấy điều này không có lợi cho sự phát triển của TTF và sự cạnh tranh trên thị trường khí đốt có nhiệt trị thấp.

Như đã nêu ở trên, khí đốt có nhiệt trị thấp được cung cấp phía sau “cổng thành” song sau đó, nó không thể quay trở lại cho TTF nữa. Điều này thường liên quan đến các hợp đồng cung cấp cả khí đốt và tính linh hoạt. Trên cơ sở các hợp đồng này, Công ty GasTerra chịu trách nhiệm dự báo nhu cầu của người tiêu dùng nhỏ đối tượng này và đảm bảo việc họ sẽ cung cấp đủ lượng khí đốt cần thiết. Điều trên cũng có nghĩa là người mua không còn có thể sử dụng khí đốt từ mỏ khí đốt Groningen để tối ưu hóa danh mục đầu tư. Các quyết định tương tự có thể được đưa ra liên quan đến các cơ sở lưu trữ khí đốt, khách hàng thường xuyên và việc nhập khẩu khí đốt. Tuy nhiên, một điều kiện cho điều này là mục đích sử dụng khí đốt vẫn có thể được thay đổi. Đối với việc cung cấp khí sau “cổng thành”, các cơ hội tối ưu hóa chưa được khai thác triệt để, do đó hiệu quả kinh tế của chuỗi năng lượng không được phát huy tối đa. Kết quả là, tình trạng này hạn chế cơ hội cho các nhà cung cấp khí đốt cho người tiêu dùng nhỏ trong việc phân biệt giá cả với nhau.

Ngoài ra, bản thân việc thiếu hụt khí đốt có nhiệt trị thấp trên TTF đã là một vấn đề: Việc biên soạn một danh mục mua sắm đa dạng khác với danh mục đầu tư của đối thủ cạnh tranh là điều khó có thể thực hiện được. Điều này cũng hạn chế cơ hội cạnh tranh về mặt giá cả. Kể từ năm 2003, NMa/DTe đã nhiều lần lưu ý đến tình trạng này song hiện chưa có cải tiến nào được thực hiện. Hiện đã xảy ra bế tắc khi Công ty GasTerra cho biết họ muốn cung cấp khí đốt trên TTF song vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào về các điều kiện và giá cả.

Kết hợp với tính linh hoạt theo mùa

Hiện nhiều chủ hàng đề cập đến việc kết hợp giữa tính linh hoạt theo mùa và việc Công ty GasTerra bao tiêu khí đốt phía sau “cổng thành” là một vấn đề quan trọng. Hiện tại, mỏ khí Groningen là nguồn cung cấp linh hoạt theo mùa quan trọng nhất khi mà tính linh hoạt này được cung cấp phía sau “cổng thành” kết hợp với chính khí đốt; không có tính linh hoạt theo mùa có nhiệt trị thấp được giao dịch trên TTF. Hầu hết các địa điểm là mỏ khí đầu vào phù hợp hoặc có thể phù hợp để lưu trữ theo mùa hiện nay cũng thuộc giấy phép sản xuất khí của NAM. Tuy nhiên, điều này không làm mất đi thực tế việc những địa điểm này có khả năng thích hợp để lưu trữ khí đốt. Hiện tại vẫn chưa đủ rõ ràng ở mức độ nào và trong những điều kiện nào những người mới đến có thể đầu tư vào kho lưu trữ theo mùa ở CH Hà Lan.

“Vòng xoay khí đốt” - Mua sắm và bán hàng

TTF cũng không thể đủ điều kiện trở thành một thị trường thanh khoản hoàn chỉnh cho khí đốt có nhiệt trị cao. Báo cáo giám sát của NMa/DTe chỉ ra việc có quá ít khí đốt được cung cấp trên TTF. Nói cách khác, quá nhiều khí đốt, chiếm gần 90% lượng khí đốt có nhiệt trị cao (2006) đều không được chuyển tới TTF, do đó nó không thể giao dịch được. Điều này cũng hạn chế tính đa dạng của sản phẩm được cung cấp trên TTF (đặc biệt là về các điều khoản hợp đồng). Việc thiếu hụt khối lượng cung cấp và sự đa dạng trong việc cung cấp sản phẩm là trở ngại chủ yếu đối với chức năng của TTF với tư cách là thị trường mua bán khí đốt, cũng như là trở ngại đối với các cơ hội tối ưu hóa danh mục đầu tư. Để tuân theo chính sách mua sắm và bán hàng đa dạng với rủi ro có thể quản lý được, việc tiếp cận nhiều loại sản phẩm (tiêu chuẩn) hơn là cần thiết để người mua và người bán có thể lựa chọn và lập danh mục đầu tư.

Nhiều bên tham gia thị trường coi việc thiếu năng lực nhập khẩu là một trong những trở ngại lớn nhất đối với thị trường thanh khoản, khí đốt nhiệt trị cao trên TTF. Về vấn đề này, các nhà sản xuất khí đốt tự nhiên trong nước hầu như không hoạt động trên TTF, mặc dù họ đang trở nên tích cực hơn. Từ năm 2006, Công ty GasTerra đã cung cấp cho thị trường khí đốt (có nhiệt trị cao) như TTF, NBP và Zeebrugge, và con số này chiếm khoảng 1% nguồn cung cấp khí đốt (2006).

Tối ưu hóa danh mục đầu tư và thương mại: Một số chủ hàng nhận thấy công suất vận chuyển khí đốt sẵn có không được sử dụng một cách tối ưu. Kết quả là cơ hội tối ưu hóa danh mục đầu tư không được khai thác triệt để. Điều này đặc biệt liên quan đến thực tế là năng lực xuất nhập khẩu trong một số trường hợp không được sử dụng song cũng không được cung cấp lại cho thị trường. Hiện có hai lý do dẫn đến điều này. Thứ nhất, tất cả công suất đều được bán dài hạn, công suất này đã được bán hết và hầu như không có giao dịch thứ cấp nào đối với công suất này. Ngoài ra, do thiếu minh bạch trong việc sử dụng cơ sở hạ tầng, các chủ hàng thường không thể đưa ra ước tính hợp lý về rủi ro không thể vận chuyển khí đốt. Khi đó, “lựa chọn an toàn” là giữ nguyên công suất đã ký hợp đồng. Công ty GTS gần đây đã mở rộng việc cung cấp thông tin, điều này tác động một cách rõ ràng trong thời gian tới.

Thứ hai, rủi ro tín dụng do mất cân đối là vấn đề đáng quan tâm. Nhiều bên cho rằng đây là trở ngại cho việc cung cấp khí trên TTF. Hiện tại, một tình huống có thể phát sinh là người bán trên TTF, người cân bằng, phải tiếp nhận hóa đơn mất cân đối của khách hàng nếu khách hàng này không thể đáp ứng nghĩa vụ thanh toán cho Công ty GTS. Vậy nên, chờ cho đến khi hóa đơn giải quyết số dư cuối cùng của người mua được thanh toán đầy đủ, người bán phải duy trì một khoản dự phòng tài chính để trang trải rủi ro này. Người bán không có ảnh hưởng gì đến việc giải quyết hóa đơn tiềm năng này, đôi khi phải mất ba năm và không có ngày kết thúc xác định. Nhiều bên tuyên bố việc dự phòng tài chính cần được duy trì trong thời gian chờ đợi sẽ đóng vai trò là trở ngại cho việc giao hàng thực tế trên TTF. Ngoài ra, các bên trên thị trường nhận thấy sự kết hợp giữa TTF và các nền tảng giao dịch lân cận, ví dụ như NBP và Zeebrugge, phải được cải thiện. Việc BBL đi vào hoạt động gần đây đã củng cố đáng kể mối liên kết với thị trường Vương quốc Anh (còn được gọi là NBP).

Tuy nhiên, BBL hiện chảy theo một hướng: Từ CH Hà Lan đến Vương quốc Anh, điều này có nghĩa là nếu đường ống này được triển khai đúng cách thì khí đốt sẽ chảy đến Vương quốc Anh nếu giá trên NBP cao hơn trên TTF. Tuy nhiên, mặt khác, nếu giá niêm yết trên TTF cao hơn thì không có lượng khí đốt nào có thể bơm chảy ngược trở lại. Việc xây dựng như tập hợp liên kết mở rộng phạm vi “backhaul” là dịch vụ vận chuyển khí đốt tự nhiên đòi hỏi vận chuyển của khí đốt từ điểm nhận đến điểm giao hàng sao cho hướng chuyển động theo hợp đồng trên đường ống là hướng ngược lại với dòng khí đốt, thì không giải quyết được vấn đề này (ở một mức độ vừa đủ). Cho đến nay, NMa/DTe chưa có kế hoạch đảm bảo việc khí đốt cũng có thể chảy qua BBL từ Vương quốc Anh đến CH Hà Lan. Hiện tại, khí đốt có thể chảy từ Vương quốc Anh sang CH Hà Lan rồi qua Vương quốc Bỉ. Trong trường hợp này, khí đốt đi qua điểm nhập khẩu Zelzate (Vương quốc Bỉ) chảy vào mạng lưới đường ống của Công ty GTS. Trong kế hoạch đầu tư gần đây nhất của Công ty GTS, Zelzate được coi là điểm xuất khẩu. Điều quan trọng là Zelzate về mặt vật chất vẫn là một điểm quan trọng để đảm bảo rằng TTF không bị cô lập. Đối với vị trí của TTF là trung tâm của “vòng xoay khí đốt” Tây Bắc Âu, thì cần có sự kết nối tốt với NBP và Zeebrugge, với các dòng chảy vật chất theo cả hai hướng đó.

Tính linh hoạt: Hiện các bên cũng đề cập đến sự thiếu linh hoạt của TTF. Về vấn đề này, tác động mà tính linh hoạt trong ngắn hạn hầu như không có sẵn đối với các bên thứ ba có tầm quan trọng đặc biệt: Có quá ít hợp đồng lưu trữ vật chất hoặc ảo được cung cấp. Công ty GTS hiện cung cấp tính linh hoạt ngắn hạn thông qua sản phẩm Combiflex của mình.

Tính cân bằng: Nhiều bên tham gia thị trường đã chỉ ra việc các nhà cung cấp tiềm năng cho TTF hiện chưa hoạt động, thì đang bị cản trở bởi (nhận thức về) các khoản thuế mất cân bằng. Kết quả là, chức năng của TTF như một điểm mà các bên có thể quản lý sự cân bằng danh mục đầu tư của mình vẫn chưa phát triển đầy đủ. Nếu các bên trên thị trường bán buôn có thể trao đổi các vị trí mất cân bằng thì sẽ có ít yêu cầu bồi thường hơn đối với các nguồn cân bằng vật chất (ví dụ như lượng khí đốt trong đường ống và kho lưu trữ ngắn hạn). Tuy nhiên, hiện các bên vẫn có thể giành được vị trí trên thị trường bán buôn mà không cần truy cập vào các tài nguyên vật chất này.

Nhiều thành phần tham gia thị trường nhận thấy chức năng cân bằng của TTF chưa phát triển đầy đủ bởi vì một số lý do. Thứ nhất, các bên tuyên bố họ không có thông tin cần thiết liên quan đến vị trí mất cân bằng của mình do thiếu thông tin (“thông tin chỉ đạo- steering information” và “giám sát lượng khí đốt trong đường ống”-linepack monitor). Do đó, các bên tham gia TTF không rõ họ phải thực hiện hành động nào để cân bằng danh mục đầu tư của mình khi mà một chủ hàng hoạt động trên thị trường CH Hà Lan tuyên bố rằng “việc cung cấp thông tin theo thời gian thực liên quan đến việc cân bằng có tầm quan trọng đáng kể đối với sự phát triển của thị trường cân bằng”.

Ngoài việc thiếu thông tin chỉ đạo, một số chủ hàng còn coi hệ thống kết hợp cân bằng hàng giờ và hàng ngày hiện nay là một vấn đề đối với việc phát triển TTF như một công cụ cân bằng như một chủ hàng giải thích: “Cần phải thoát khỏi hệ thống cân bằng hàng giờ hiện tại”. Thị trường cân bằng của CH Hà Lan với cơ cấu hiện tại vốn là một thị trường khó khăn vì mỗi giờ trong năm là một thị trường riêng đòi hỏi phải có đủ người mua và người bán cho các sản phẩm tương đối nhỏ. Chức năng cân bằng của TTF đặc biệt quan trọng đối với những người mới tham gia, những người có sự mất cân bằng tương đối lớn và có ít công cụ cân bằng vật chất hơn.

Tín hiệu giá và các công cụ rủi ro: Do thiếu thanh khoản liên quan đến giao dịch và thiếu “cơ sở” vật chất, nên TTF cung cấp các tín hiệu giá không đạt mức yêu cầu. Điều này cũng hạn chế việc cung cấp các công cụ quản lý rủi ro của các ngân hàng. Tuy nhiên, những vấn đề này dự kiến sẽ tự giải quyết bằng TTF có tính thanh khoản cao hơn.

Link nguồn:

https://www.acm.nl/sites/default/files/old_download/documenten/nma/NMa_TTF_rapport_D

Tuấn Hùng

ACM

Nguồn PetroTimes: https://petrotimes.vn/co-che-van-hanh-cua-trung-tam-giao-dich-khi-dot-ttf-ha-lan-ky-ii-715795.html
Zalo