Chuyên gia lý giải vì sao Tổ chức OPEC+ bất lực trước các thành viên 'nổi loạn'

Việc các thành viên không tuân theo đường lối chung nguy cơ khiến các nhà lãnh đạo Tổ chức OPEC+ rơi vào tình thế khó xử.

Ông Michael Kern - chuyên gia thị trường năng lượng trong một bài phân tích trên tờ OilPrice cho biết, Tổ chức OPEC+ có lý do để ăn mừng trong tuần này khi giá dầu Brent đạt đỉnh 87 USD/thùng, tuy nhiên những khía cạnh tích cực chỉ dừng lại ở đó.

Ông Michael Kern - chuyên gia thị trường năng lượng trong một bài phân tích trên tờ OilPrice cho biết, Tổ chức OPEC+ có lý do để ăn mừng trong tuần này khi giá dầu Brent đạt đỉnh 87 USD/thùng, tuy nhiên những khía cạnh tích cực chỉ dừng lại ở đó.

Rõ ràng đợt tăng giá dầu mới đây không phải do nỗ lực từ các thành viên OPEC+ khi họ liên tục không tuân thủ việc cắt giảm sản lượng theo cam kết, tình trạng trên thực chất là do xuất hiện những dấu hiệu lo ngại về gián đoạn nguồn cung và nhu cầu tăng cao trong mùa bão.

Rõ ràng đợt tăng giá dầu mới đây không phải do nỗ lực từ các thành viên OPEC+ khi họ liên tục không tuân thủ việc cắt giảm sản lượng theo cam kết, tình trạng trên thực chất là do xuất hiện những dấu hiệu lo ngại về gián đoạn nguồn cung và nhu cầu tăng cao trong mùa bão.

Sản xuất vượt kế hoạch ở một số quốc gia OPEC+ như Iraq, Kazakhstan và đáng kể nhất là Nga vẫn bị xem như thách thức đối với liên minh vốn có kế hoạch bắt đầu nới lỏng việc cắt giảm sản lượng tự nguyện từ quý 4 năm nay, nếu điều kiện thị trường cho phép.

Sản xuất vượt kế hoạch ở một số quốc gia OPEC+ như Iraq, Kazakhstan và đáng kể nhất là Nga vẫn bị xem như thách thức đối với liên minh vốn có kế hoạch bắt đầu nới lỏng việc cắt giảm sản lượng tự nguyện từ quý 4 năm nay, nếu điều kiện thị trường cho phép.

Mặc dù vậy với thực tế là nhiều thành viên không chấp hành kỷ luật khi tự ý tăng sản lượng bất chấp cam kết, kế hoạch khôi phục sản xuất rõ ràng khó có thể trở thành hiện thực.

Mặc dù vậy với thực tế là nhiều thành viên không chấp hành kỷ luật khi tự ý tăng sản lượng bất chấp cam kết, kế hoạch khôi phục sản xuất rõ ràng khó có thể trở thành hiện thực.

Nhà sản xuất hàng đầu của OPEC+, đồng thời giữ vai trò lãnh đạo liên minh trên thực tế chính là Saudi Arabia, Riyadh đã đề xuất chính sách và cam kết làm gương trong việc cắt giảm mạnh sản lượng khai thác và tung ra thị trường thế giới nhằm giữ giá vàng đen ở mức cao.

Nhà sản xuất hàng đầu của OPEC+, đồng thời giữ vai trò lãnh đạo liên minh trên thực tế chính là Saudi Arabia, Riyadh đã đề xuất chính sách và cam kết làm gương trong việc cắt giảm mạnh sản lượng khai thác và tung ra thị trường thế giới nhằm giữ giá vàng đen ở mức cao.

Tuy nhiên những thành viên khác của OPEC+ trong đó bao gồm cả Nga - nước lớn thứ hai trong tổ chức đã khiến nỗ lực của Saudi Arabia đổ bể, mặc dù họ đã nhiều lần hứa sẽ tuân thủ chính sách chung một cách chặt chẽ hơn trong tương lai.

Tuy nhiên những thành viên khác của OPEC+ trong đó bao gồm cả Nga - nước lớn thứ hai trong tổ chức đã khiến nỗ lực của Saudi Arabia đổ bể, mặc dù họ đã nhiều lần hứa sẽ tuân thủ chính sách chung một cách chặt chẽ hơn trong tương lai.

Việc một số thành viên OPEC+ không tuân thủ chính sách cắt giảm sản lượng báo hiệu rằng cuộc đấu tranh kéo dài nhiều năm của liên minh xuất khẩu dầu mỏ nhằm kiềm chế "những quốc gia nổi loạn" vẫn chưa thể sớm kết thúc.

Việc một số thành viên OPEC+ không tuân thủ chính sách cắt giảm sản lượng báo hiệu rằng cuộc đấu tranh kéo dài nhiều năm của liên minh xuất khẩu dầu mỏ nhằm kiềm chế "những quốc gia nổi loạn" vẫn chưa thể sớm kết thúc.

Điều này cũng trực tiếp gửi tín hiệu giảm giá đến thị trường dầu mỏ, khi mức cắt giảm sản lượng chỉ tồn tại trên giấy tờ, đặc biệt khi nhiều nhà cung cấp không tuân thủ đúng mức họ đã cam kết như một phần của thỏa thuận OPEC+.

Điều này cũng trực tiếp gửi tín hiệu giảm giá đến thị trường dầu mỏ, khi mức cắt giảm sản lượng chỉ tồn tại trên giấy tờ, đặc biệt khi nhiều nhà cung cấp không tuân thủ đúng mức họ đã cam kết như một phần của thỏa thuận OPEC+.

Liên minh xuất khẩu dầu mỏ đang bị mắc kẹt bởi sự bất an, khi lo sợ sự ra đi của những thành viên có ảnh hưởng hơn là việc không đạt được mục tiêu. Trong trường hợp này, OPEC+ sẽ biến thành một câu lạc bộ phục vụ lợi ích của từng quốc gia thay vì cả nhóm.

Liên minh xuất khẩu dầu mỏ đang bị mắc kẹt bởi sự bất an, khi lo sợ sự ra đi của những thành viên có ảnh hưởng hơn là việc không đạt được mục tiêu. Trong trường hợp này, OPEC+ sẽ biến thành một câu lạc bộ phục vụ lợi ích của từng quốc gia thay vì cả nhóm.

Việc các thành viên lớn như Nga, Iraq... liên tục tung những lô hàng dầu thô lớn ra thị trường quốc tế còn vô hình chung tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt trong nội bộ OPEC+.

Việc các thành viên lớn như Nga, Iraq... liên tục tung những lô hàng dầu thô lớn ra thị trường quốc tế còn vô hình chung tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt trong nội bộ OPEC+.

Saudi Arabia và Liên bang Nga đang dẫn đầu cuộc đua tăng chiết khấu cho các khách hàng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhằm giữ thị phần cho sản phẩm năng lượng của mình.

Saudi Arabia và Liên bang Nga đang dẫn đầu cuộc đua tăng chiết khấu cho các khách hàng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhằm giữ thị phần cho sản phẩm năng lượng của mình.

Điều này rõ ràng chỉ mang tới lợi ích cho nhà nhập khẩu, trong khi dẫn tới thiệt hại nặng nề cho các nhà sản xuất, khiến nỗ lực kéo giá dầu lên mức cao mà họ cố gắng theo đuổi sớm tiêu tan.

Điều này rõ ràng chỉ mang tới lợi ích cho nhà nhập khẩu, trong khi dẫn tới thiệt hại nặng nề cho các nhà sản xuất, khiến nỗ lực kéo giá dầu lên mức cao mà họ cố gắng theo đuổi sớm tiêu tan.

Tai hại hơn nữa là các quốc gia thuộc Tổ chức OPEC+ không thể công khai tuyên bố đối đầu với nhau, trong trường hợp này hưởng lợi nhiều nhất là các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ.

Tai hại hơn nữa là các quốc gia thuộc Tổ chức OPEC+ không thể công khai tuyên bố đối đầu với nhau, trong trường hợp này hưởng lợi nhiều nhất là các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ.

Đây là một "vòng luẩn quẩn" mà OPEC+ chưa biết làm cách nào để thoát ra, điều này cho thấy rõ liên minh nói trên đối diện nguy cơ tan rã hay mất vai trò lớn hơn bất cứ giai đoạn nào trong lịch sử tồn tại.

Đây là một "vòng luẩn quẩn" mà OPEC+ chưa biết làm cách nào để thoát ra, điều này cho thấy rõ liên minh nói trên đối diện nguy cơ tan rã hay mất vai trò lớn hơn bất cứ giai đoạn nào trong lịch sử tồn tại.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/chuyen-gia-ly-giai-vi-sao-to-chuc-opec-bat-luc-truoc-cac-thanh-vien-noi-loan-post582406.antd
Zalo