Chương trình giam giữ bí mật dưới thời Roosevelt

Đầu năm 1942, khi Thế chiến II đang tàn phá địa cầu, nhiều người Đức đã bị chính quyền Peru bắt giam giữ ở Lima. Vì là người Đức nên họ bị chính quyền Peru coi là những thành phần Đức Quốc Xã (ĐQX) không đáng tin cậy. Việc giam giữ họ là một phần trong chương trình giam giữ rộng lớn hơn của Tổng thống Hoa Kỳ, Franklin Delano Roosevelt.

Tổng thống Mỹ khi đó đã hợp tác với các nước cộng hòa Mỹ Latinh trong chương trình này, bằng cách đưa những người bị hoài nghi là cảm tình viên của Phe Trục đến Mỹ. Gia đình họ khi đó là một phần nhỏ bé trong số 4.058 người Đức, 2.264 người Nhật và 287 người Ý bị trục xuất theo cùng cách tương tự. Họ bị đưa đi như những phạm nhân và bị đối xử như tội phạm.

Acadia, con tàu đưa những tù nhân Đức bị bắt ở Mỹ Latinh sang Mỹ.

Acadia, con tàu đưa những tù nhân Đức bị bắt ở Mỹ Latinh sang Mỹ.

Chính quyền Roosevelt đã trục xuất cưỡng ép những người bị giam giữ, đến khu vực chiến sự đang diễn ra ở châu Âu vào thập niên 1940. Ngày 17/11/1934, Willmar Lorenz đã lên tàu mang tên Tướng Artigas khởi hành từ thành phố Bremen (quê hương Đức của ông). Chàng trai 24 tuổi khi đó chọn cách rời đi để bắt đầu cuộc đời mới ở Montevideo, Uruguay. Dự kiến ông sẽ làm ở Continental - công ty chuyên sản xuất lốp xe của Đức. Trong danh sách hành khách đi tàu có đề nghề nghiệp của ông là “Kaufmann” (nhân viên bán hàng) cho Continental.

Năm 1934 cũng là lần đầu tiên mà một phái đoàn thương mại Đức đi công du Nam Mỹ nhằm thiết lập mối giao hảo kinh tế mà từ đó đã dẫn đến việc chính quyền Roosevelt giam giữ người ở Mỹ Latinh.Willmar đang sắp bước chân vào cái nồi lẩu địa chính trị đang sôi sục, song vào thời điểm đó ông không hề muốn rằng sẽ ra nước ngoài để phục vụ cho lợi ích kinh tế của tổ quốc Đức.

Với nghề nghiệp mới và cùng với người bạn gái Lore Brandt, Willmar có thừa lý do để ở Đức song ông vẫn một mực dứt áo ra đi. Trước đó vài tháng, Adolf Hitler ngoi lên cầm quyền bính. Là người theo chủ nghĩa hòa bình cũng như là con trai của một cựu binh chiến tranh vĩ đại, Willmar Lorenz cảm thấy khó thở với lời lẽ sặc mùi hiếu chiến của Adolf Hitler. Vào những năm sau đó, trong lúc Willmar loay hoay tìm tên gọi mới - dùng với mục đích làm kinh doanh cho hãng Continental trên khắp Nam Mỹ, thì Đức đang tiến gần hơn đến bờ vực chiến tranh.

Bà Lore Brandt vẫn đang ở Đức khi nước này tan rã. Vì muốn bạn gái cùng sống hạnh phúc với mình tại chân trời mới nên ông Willmar đã biên thư cầu hôn bà Lore và chẳng mấy chốc sau đó ông qua lại châu Âu để làm đám cưới. Phải đến ngày 1/1/1939, từ Bremen (Đức), hai ông bà Lore và Willmar lên đường đến Munchen và qua Nam Mỹ, lần này là đến Callao (Peru).

Đi làm ăn trong một cabin riêng, ông Willmar đã hoàn thành nhiệm vụ mà Continental giao phó cũng như sẵn sàng xây dựng gia đình với bà Lore tại Lima. Được dãy Andes hùng vĩ che chở, dường như Lima tách biệt hoàn toàn với một châu Âu đang rất hỗn loạn khi chứng kiến cuối năm 1939, ĐQX phát động xâm lược Sudetenland và tiếp đó là Ba Lan. Đến năm 1942, hai vợ chồng Willmar và Lore có với nhau 2 mặt con lần lượt tên là Heide và Jurgen. Tuy vậy, cũng như những người Đức vô tội khác sống khắp châu Mỹ Latinh khi đó, thốt nhiên ông Willmar phát giác mình có tên trong Danh sách công dân bị chắc chắn ngăn chặn (viết tắt là Danh sách) của Tổng thống Roosevelt vào ngày 27/3/1942. Tháng 12/1941, sau khi Mỹ tuyên chiến với Phe Trục, các chính phủ Mỹ Latinh bắt đầu tiến hành bắt giữ người Đức dựa trên Danh sách mà phía Mỹ cung cấp.

Chính phủ Roosevelt đã gây sức ép với các láng giềng phương Nam nhằm cho phép những người Đức này được đưa qua Mỹ. Sau rốt, chính quyền DR đã đưa 4.058 người Đức từ Mỹ Latinh sang Mỹ. Khi chọn ai đó để gửi đi, một số nước như Peru (nơi gia đình Lorenz đã sống) đã chọn những người có tài sản đáng mơ ước. Chính phủ Peru đã tịch thu tài sản của 702 người Đức được gửi qua Mỹ. Ngày 27/3/1942, một bản ghi nhớ gửi cho Tổng chưởng lý có đoạn “Trợ lý đặc biệt Lemuel B. Schofield mô tả một số kế hoạch cho “2 tàu đón những người ngoài hành tinh từ bờ biển phía Tây Nam Mỹ, Peru, Ecuador và Colombia”. Và 2 tàu khác sẽ vận chuyển “250 sĩ quan” và “250 những thực thể ngoài hành tinh phi sĩ quan của Trục phát xít gồm đàn ông, đàn bà và trẻ con” đến Mỹ để giam giữ”. Vợ chồng Willmar, Lore và 2 con của họ (Jurgen và Heide) nằm trong số các tù nhân này.

Tên của những người Đức nằm trong Danh sách công dân bị chắc chắn ngăn chặn (viết tắt Danh Sách) của Tổng thống Roosevelt.

Tên của những người Đức nằm trong Danh sách công dân bị chắc chắn ngăn chặn (viết tắt Danh Sách) của Tổng thống Roosevelt.

Trong bản ghi nhớ của mình, Lemuel B. Schofield viết rằng “con tàu sẽ đến nước này (Mỹ) trong các ngày 27/4 và 30/4”. Vào ngày 29/4/1942, lúc 12 giờ 1 phút trưa tàu Acadia tiến vào cảng New Orleans (tiểu bang Louisiana). Mỗi thành viên trong gia đình Lorenz đều được nêu tên trong danh sách hành khách của tàu Acadia kèm với các thông tin về tinh thần và thể chất gợi đến một số mô tả về tù nhân. Ngay bản thân điều kiện trên tàu cũng đã phản ánh hoàn cảnh các tù nhân.

Mặc dù chỉ có đủ chỗ cho 200 hành khách, nhưng trong suốt 15 ngày lênh đênh hải hành (bắt đầu từ ngày 14/4/1942) từ Caliao (Peru), tàu Acadia đã chở tới 675 tù nhân Phe Trục trên boong. Thức ăn, nước sạch và vòi tắm gương sen rất khan hiếm. Trước khi xuống tàu, những người bị giam giữ rất mong được tắm rửa và xịt thuốc diệt chấy rận. Rời tàu Acadia, những người Đức được yêu cầu phải có thị thực để nhập cảnh Mỹ. Chả ai trong số họ có nó, vì thế cảnh sát buộc đám đông lại lên tàu Acadia mà không hề cho bất kỳ thứ gì.

Chính bởi sự thiếu hụt thị thực nghiêm trọng này mà các cơ quan thực thi pháp luật của chính quyền FDR có cái cớ để bắt giam những hành khách Đức vô tội. Chính sách khắc nghiệt của Roosevelt đã tước đoạt sạch tài sản của người Đức ở Peru và biến họ thành kẻ phạm luật ở cái nước xa lạ. Franklin Roosevelt không chỉ đẩy gia đình Lorenz vào tình cảnh khó khăn mà chính phủ bất lực của ông cũng phủ bóng đen lên tính cách của ông cố tôi. Chính quyền Mỹ lo ngay ngáy việc các điệp viên ĐQX có thể tái chiếm chính phủ các quốc gia Mỹ Latinh bất kỳ lúc nào, song FBI cam đoan rằng chỉ có 6 điệp viên Đức tại những đất nước đã gửi tù nhân sang Mỹ để giam giữ. Một trong số những điệp viên được xác định trong số đó là Heinrich Loeschner từ Ecuador.

Ngày 11/6/1942, nhằm phản hồi công văn gửi đến Jefferson Patterson (Đại biện lâm thời ở Lima liên quan đến hoạt động gián điệp Mỹ Latinh), văn phòng Bộ Ngoại giao Mỹ đã viết rằng “một số bí danh hoặc tên giả được các điệp viên Phe Trục sử dụng có liên quan đến nhiều tổ chức khác nhau đang điều hành các đài phát thanh bí mật ở Bán cầu này”.

Về bí danh của Heinrich Loeschner, văn phòng bộ ngoại giao Mỹ viết: “Willmar Lorenz được xác định chắc chắn là Heinrich Loeschner ở Quito (Ecuador). Heinrich Loeschner và gia đình đã rời Quito lên tàu Acadia vài tuần trước”. Jefferson Patterson ngờ rằng Willmar Lorenz nằm trong một “đường dây gián điệp” Văn phòng Bộ Ngoại giao Mỹ đã sửa lỗi của Patterson, song sự thật bị ém nhẹm mãi đến ngày 11/6 tức chỉ 2 tháng sau khi ông Willmar bị giam giữ lần đầu tiên. Văn phòng Patterson đã gắn bí danh điệp viên “Lorenz” cho một người đàn ông chỉ bởi vì cái tên ông ta mà không hề tiến hành bất kỳ cuộc điều tra sâu hơn nào. Ngay sau khi Thế chiến II bùng nổ, khi FBI đang bắt đầu thu thập tình báo ở Mỹ Latinh, Jefferson Patterson đã hạ lệnh cho các thuộc cấp phải xác định cụ thể số người Đức trong khu vực mà có thể dùng làm con tin để trao đổi với các tù chiến tranh Mỹ tiềm năng ở Đức.

Ngày 27/3/1942, Lemuel B. Schofield (Trợ lý đặc biệt của Tổng chưởng lý) đã liệt kê cụ thể những kế hoạch chi tiết về việc trục xuất các hành khách trên tàu Acadia, bao gồm cả gia đình Lorenz: “Một nhóm hành khách trên “con tàu chính thức” sẽ bao gồm 250 sĩ quan của Phe Trục, đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Đây là kế hoạch của Bộ Ngoại giao Mỹ nhằm giữ họ ở lại Mỹ từ 2 đến 8 tuần cho đến khi họ có thể được hồi hương”. Ngày 3/6/1942, lúc 6 giờ 35 phút tối chính xác là chỉ 5 tuần sau khi đặt chân đến Mỹ, gia đình Lorenz đã rời New York trên boong tàu Drottningholm trực chỉ châu Âu. Con tàu cập cảng Lisbon (Bồ Đào Nha) chỉ 9 ngày sau đó.

Cuối cùng, tàu Drottningholm đã trao đổi 932 người Đức để lấy 600 công dân Tây bán cầu. Một bài báo của tờ Palladium-Item phát hành ngày 3/6/1942 đã mô tả về số phận các tù nhân Đức trên Drottningholm như sau: “Một số người chào kiểu Hitler. Số khác vẫy tay. Còn một số người vẻ buồn bã chào kiểu Mỹ mà nhìn là biết rõ”. Chính quyền Roosevelt đối xử công bằng với những người chào kiểu Hitler và chào kiểu Mỹ.

Ông Willmar Lorez ở Uruguay, năm 1935.

Ông Willmar Lorez ở Uruguay, năm 1935.

Việc hồi hương cưỡng bức đã khiến các tù nhân Đức gặp nguy hiểm khi bạo lực của Thế chiến II gia tăng ở Đức. Đầu tháng 5/1940, Không lực hoàng gia Anh bắt đầu đánh bom ngành công nghiệp Đức. Năm sau đó, họ bắt đầu oanh tạc tơi bời các thành phố. Ngày 8/4/1942, khi các điệp viên của Tổng thống Roosevelt đề xuất các kế hoạch trục xuất những gia đình như gia đình Lorenz về Đức, đã có 272 máy bay Anh trút bom xuống thành phố Hamburg. Hai tháng rưỡi sau đó, khi các tù nhân Đức đang chờ đợi lên tàu Drottningholm, 898 máy bay đã đánh phá thành phố Cologne. Đánh phá diễn ra như cơm bữa.

Vào cuối cuộc chiến, vợ chồng Willmar, Lore, cùng các con Jurgen và Heide, đã tình cờ ghé thăm gia đình mà họ đã không gặp suốt nhiều năm vì chuyến đi Nam Mỹ của họ. Có lần khi quân Đồng Minh đang đánh bom dữ dội xuống thành phố, ông Willmar và cha mình phải dập lửa cả đêm trên mái nhà nhằm cứu lấy tính mạng người thân.

Ngôi nhà của họ là duy nhất đứng vững trên núi đổ nát vào sáng hôm sau. Gia đình ông Willmar không quay lại Peru thêm lần nào nữa, thay vào đó họ đã định cư ở Tây Ban Nha sau khi chiến tranh kết thúc. Ông Willmar tiếp tục làm việc tại công ty lốp xe Continental, cũng là công ty mà lần đầu tiên đã đưa ông sang Mỹ Latinh. Hai người con của ông Willmar đã lớn lên trong các cộng đồng kiều dân Đức ở Barcelona và Madrid. Ông bà cố tôi luôn giữ quan điểm cho rằng người Mỹ đã khá tử tế khi giam giữ họ. Đối với họ, hành vi sai trái của việc giam giữ nằm ở chính sách hơn cách thực hiện.

Phan Bình (Tổng hợp)

Nguồn ANTG: https://antg.cand.com.vn/ho-so-mat/chuong-trinh-giam-giu-bi-mat-duoi-thoi-roosevelt-i756334/
Zalo