Chứng khoán tuần 10 - 14/6: VN-Index thiếu động lực có ảnh hưởng mạnh

VN-Index giao dịch tích cực, cổ phiếu công nghệ FPT tăng đỉnh, Chiến lược phát triển TTCK, Lịch trả cổ tức, VN-Index tích lũy hướng tới vùng 1.300 điểm,...

 Chứng khoán tuần 10 - 14/6: VN-Index tích lũy, hướng tới vùng điểm 1.300. Ảnh minh họa

Chứng khoán tuần 10 - 14/6: VN-Index tích lũy, hướng tới vùng điểm 1.300. Ảnh minh họa

VN-Index tăng đầu tuần, giảm cuối tuần

VN-Index tuần qua giao dịch tích cực khi đóng tuần tại mức 1.287,58 điểm, thị trường đã tăng 25,86 điểm (tăng 2%) so với tuần trước. Dòng tiền có sự phân hóa mạnh giữa các nhóm ngành và các cổ phiếu trong nhóm.

Sàn HNX và UPCOM lần lượt đóng cửa tại 244,99 điểm và 98,86 điểm.

Nhóm cổ phiếu blue-chips dẫn dắt thị trường, trong đó nhóm ngân hàng chiếm ưu thế với: STB (Sacombank, HOSE), TCB (Techcombank, HOSE), MBB (MBBank, HOSE),...

Đà tăng chiếm ưu thế, giúp chỉ số VN-Index phục hồi mạnh (Ảnh: SSI iBoard)

Đà tăng chiếm ưu thế, giúp chỉ số VN-Index phục hồi mạnh (Ảnh: SSI iBoard)

Trong đó, xu hướng bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa dừng lại từ đầu năm và bên mua mạnh chủ yếu vẫn là nhà đầu tư cá nhân.

Song, chuyên gia Cao Hoài Thanh Bảo, chuyên viên tư vấn đầu tư cao cấp, CTCP chứng khoán Mirae Asset đánh giá, những gì đã diễn ra trong các phiên vẫn cần lưu ý. Cụ thể thị trường chỉ tăng ở phiên đầu tuần, còn các phiên sau đó thị trường đa phần đều kéo mạnh ở đầu phiên và điều chỉnh lại ở phiên chiều rồi đóng cửa ở mức thấp. Điều này cho thấy thị trường thiếu đi động lực ảnh hưởng mạnh.

Ngoài ra, một yếu tốt khác cần lưu ý là VN-Index đang chạm lại vùng đỉnh cũ 1.290 - 1.300 điểm, nơi mà từ tháng 08/2022 tới nay chưa thể vượt qua dù đã "chạm mặt" vài lần.

Doanh nghiệp dệt may hưởng lợi từ thị trường Mỹ

Theo công bố báo cáo phân tích về ngành dệt may của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), kỳ vọng giai đoạn 2024 – 2030 sẽ tăng trưởng cao hơn mức tăng kép 4% của thế giới, nhờ chiếm được thị phần tại thị trường Mỹ.

Doanh nghiệp dệt may đón tín hiệu khởi sắc (Ảnh minh họa: Internet)

Doanh nghiệp dệt may đón tín hiệu khởi sắc (Ảnh minh họa: Internet)

Cụ thể, nhiều doanh nghiệp đã đạt tỷ trọng doanh thu xuất khẩu sang Mỹ cao như TNG (TNG, HOSE) chiếm thị phần và MSH (May Sông Hồng, HOSE), nhờ vào khả năng sản xuất nhanh và đa dạng.

Theo khảo sát của Hiệp hội thời trang Hoa Kỳ (USFIA) về so sánh lợi thế cạnh tranh giữa các nước tại Mỹ với điểm số càng cao càng tốt. Hiện tại, Việt Nam có tổng điểm số cao hơn Trung Quốc và Bangladesh cho thấy Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cao hơn.

Có thể nói, Việt Nam đang đứng đầu về khả năng sản xuất sản phẩm đa dạng và nhanh chóng nhờ đầu tư máy móc và tay nghề cao. Tuy nhiên, về dài hạn, các doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh đầu tư công nghệ, tối ưu quy trình sản xuất và cung ứng.

Cổ phiếu FPT tăng đỉnh, vốn hóa vươn lên vị trí thứ 5

FPT tăng đỉnh liên tiếp từ đầu năm tới nay (Ảnh: SSI iBoard)

FPT tăng đỉnh liên tiếp từ đầu năm tới nay (Ảnh: SSI iBoard)

Tuần qua, cổ phiếu công nghệ FPT (FPT, HOSE) tiếp đà tăng mạnh, lập đỉnh kỷ lục mới trên 142.000 đồng/cp, vốn hóa cũng từ đó tăng trên 180.000 tỷ đồng (khoảng 7,4 tỷ USD), cao hơn gần 50% so với đầu năm 2024.

Nhờ vào đó, FPT vươn ên vị trí thứ 5 các công ty niêm yết lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

Được biết, từ đầu năm đến nay, FPT đã có 27 lần tăng "đỉnh". Theo báo cáo phân tích của VNDirect, diễn biến này của cổ phiếu FPT đến từ tin tức về mối quan hệ hợp tác với NVIDIA.

Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết định số 624/QĐ-UBCK ngày 3/6/2024 phê duyệt Chương trình hành động triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030.

Các mục tiêu chính gồm:

(1) Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP năm 2025 và đạt 120% GDP năm 2030,…

(2) Số lượng tài khoản giao dịch đạt 9 triệu đơn vị năm 2025 và 11 triệu năm 2030, tập trung phát triển nhà đầu tư có tổ chức, chuyên nghiệm, thu hút sự tham gia nhà đầu tư nước ngoài,…

(3) Nâng cao chất lượng quản trị công ty niêm yết trên mức bình quân khu vực Đông Nam Á, áp dụng thông lệ tốt về tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị công ty,…

(4) Hoàn thành việc phân bảng cổ phiếu niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán năm 2025. Phấn đấu đến năm 2025 nâng hạng TTCK Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi theo tiêu chuẩn phân hạng TTCK của các tổ chức quốc tế,…

Nhận định và khuyến nghị

Chuyên gia Cao Hoài Thanh Bảo, chuyên viên tư vấn đầu tư cao cấp, CTCP chứng khoán Mirae Asset nhận định, tuần qua thị trường đã có động thái tốt, vượt khỏi vùng đi ngang ngắn hạn 1.255 - 1.285, đây vẫn là giai đoạn tích lũy sức mạnh cho việc vượt 1.300 điểm. Việc thị trường phân hóa mạnh đang tạo nên bức tranh nhiều màu sắc cho thị trường và tâm lý của nhà đầu tư đang trở nên lạc quan hơn khi luân phiên các nhóm cổ phiếu thay nhau tăng qua từng phiên.

Do vậy, tuần tới, thị trường có thể điều chỉnh lại một vài phiên "lấy đà" trước khi tiến về vùng kháng cự 1.300, vùng mục tiêu điều chỉnh nhẹ quanh 1.275 - 1.280 điểm, đây sẽ là cơ hội để gia tăng tỷ trọng hoặc vị thế mới với các nhóm ngành thu hút được dòng tiền vào mạnh ở thời gian qua. Các nhóm cổ phiếu có thể gia tăng Ngân hàng (STB, OCB, EIB) Dệt may (VGT, TNG, TCM), Thủy sản (ANV, VHC, MPC), Phân bón (DCM, DPM).

Chứng khoán Asean cho biết, thị trường có sự phân hóa dòng tiền mạnh, động lực thanh khoảnt hấp nên nhiều khả năng thị trường cần tích lũy thêm, quanh biên độ 1.260 – 1.280 điểm.

Chứng khoán TPS cho biết, việc giữ số điểm ở vùng 1.280 điểm là nhiệm vụ quan trọng để tạo ngưỡng hỗ trợ cho VN-Index. Thị trường tuần tới có thể tích lũy quanh vùng giá hiện tại, tìm kiếm thêm động lực để bứt phá lên vùng giá cao hơn. Nhà đầu tư có thể tận dụng thời điểm thị trường đi ngang để mua cổ phiếu cho giai đoạn tới.

Lịch trả cổ tức trong tuần

Theo thống kê, có 41 doanh nghiệp chốt quyền cổ tức tuần này, trong đó, 35 doanh nghiệp trả bằng tiền mặt, 4 doanh nghiệp trả bằng cổ phiếu, 1 doanh nghiệp chia cổ tức quỹ và 1 doanh nghiệp trả cổ tức kết hợp.

Tỷ lệ cao nhất là 47%, thấo nhất là 2,2%.

CTCP FPT (FPT, HOSE) trả cổ tức kết hợp bằng tiền mặt và phát hành thêm cổ phiếu. Với phát hành thêm cổ phiếu, ngày giao dịch không hưởng quyền là 12/6, tỷ lệ 15%.

CTCP Tập đoàn KIDO (KDC, HOSE) chia cổ phiếu quỹ, ngày giao dịch không hưởng quyền là 13/6, tỷ lệ 8,4%.

CTCP Tập đoàn COTANA (CSC, HNX) trả bằng cổ phiếu, ngày giao dịch không hưởng quyền là 13/6, tỷ lệ 20%.

Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VCG, HOSE) trả bằng cổ phiếu, ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/6, tỷ lệ 12%.

CTCP Đầu tư Phát triển Thành Đạt (DTD, HNX) trả bằng cổ phiếu, ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/6, tỷ lệ 15%.

CTCP Chứng khoán Tiên Phong (ORS, HOSE) trả bằng cổ phiếu, ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/6, tỷ lệ 12%.

Lịch trả cổ tức bằng tiền tuần này

*Ngày GDKHQ: là ngày giao dịch mà người mua khi xác lập sở hữu cổ phiếu sẽ không được hưởng các quyền có liên quan như quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm nhưng vẫn hưởng quyền tham dự đại hội cổ đông.

Minh Anh

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/chung-khoan-tuan-10-14-6-vn-index-thieu-dong-luc-co-anh-huong-manh-20240610065312053.htm
Zalo