Chùa Tam Chúc: Điểm đến mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Khu du lịch Tam Chúc nằm ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng (Hà Nam), cách trung tâm Hà Nội khoảng 60 km, cách TP Phủ Lý khoảng 12 km, trên quốc lộ 21A tiếp giáp với tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình và Hà Nội.

Tam Chúc là vùng núi đá vôi ngập nước với phong cảnh hùng vĩ. Nhìn từ trên cao, khu du lịch tâm linh Tam Chúc như một bức tranh thủy mặc. Quần thể danh thắng tâm linh có chùa Tam Chúc là điểm nhấn, cũng là một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới. Ngoài cảnh quan đẹp, Tam Chúc còn là nơi nuôi dưỡng, phát triển, truyền bá những giá trị văn hóa Phật giáo mang tầm quốc tế.

Khu du lịch tâm linh cao trên 40m so với mặt hồ, với các hạng mục cổng Tam quan, vườn Cột Kinh, điện Quan Âm, điện Pháp chủ và điện Tam Thế.. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Khu du lịch tâm linh cao trên 40m so với mặt hồ, với các hạng mục cổng Tam quan, vườn Cột Kinh, điện Quan Âm, điện Pháp chủ và điện Tam Thế.. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Hồ Tam Chúc nằm cách hữu ngạn sông Đáy không xa, lòng hồ có diện tích mặt nước rộng 600ha và là một trong những hồ nước ngọt tự nhiên rộng nhất cả nước, nổi tiếng là vùng đất địa linh gắn liền với các câu chuyện huyền thoại. Trong đó có giai thoại “Tiền Lục Nhạc, Hậu Thất Tinh”. Lục nhạc nghĩa là 6 quả núi nhô lên giữa lòng hồ, tạo ra những hình thế rất kỳ vĩ. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Hồ Tam Chúc nằm cách hữu ngạn sông Đáy không xa, lòng hồ có diện tích mặt nước rộng 600ha và là một trong những hồ nước ngọt tự nhiên rộng nhất cả nước, nổi tiếng là vùng đất địa linh gắn liền với các câu chuyện huyền thoại. Trong đó có giai thoại “Tiền Lục Nhạc, Hậu Thất Tinh”. Lục nhạc nghĩa là 6 quả núi nhô lên giữa lòng hồ, tạo ra những hình thế rất kỳ vĩ. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Tam Chúc đã được quy hoạch và trở thành khu du lịch quốc gia với tổng diện tích trên 5000ha, trong đó bao gồm nhiều hạng mục như cảnh quan hồ Tam Chúc, chùa Tam Chúc, đền Tứ Ân… Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Tam Chúc đã được quy hoạch và trở thành khu du lịch quốc gia với tổng diện tích trên 5000ha, trong đó bao gồm nhiều hạng mục như cảnh quan hồ Tam Chúc, chùa Tam Chúc, đền Tứ Ân… Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Để di chuyển tới chùa Tam Chúc có thể lựa chọn xe điện hoặc đi thuyền trên hồ. Đi thuyền trên hồ sẽ giúp du khách được thưởng lãm cảnh đẹp thiên nhiên của Tam Chúc dễ dàng hơn. Ngoài ra, nếu như du khách ghé thăm Tam Chúc vào mùa sen nở sẽ thấy một biển sen hồng mênh mông trong sóng nước. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Để di chuyển tới chùa Tam Chúc có thể lựa chọn xe điện hoặc đi thuyền trên hồ. Đi thuyền trên hồ sẽ giúp du khách được thưởng lãm cảnh đẹp thiên nhiên của Tam Chúc dễ dàng hơn. Ngoài ra, nếu như du khách ghé thăm Tam Chúc vào mùa sen nở sẽ thấy một biển sen hồng mênh mông trong sóng nước. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Đại Giảng Đường là điểm nhấn quan trọng nhất của quần thể, được xem là lớn nhất Việt Nam, có thể chứa tới 10.000 người cùng lúc. Công trình này không chỉ là nơi thực hiện các nghi lễ Phật giáo lớn mà còn là địa điểm tổ chức các sự kiện văn hóa, tâm linh trọng đại. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Đại Giảng Đường là điểm nhấn quan trọng nhất của quần thể, được xem là lớn nhất Việt Nam, có thể chứa tới 10.000 người cùng lúc. Công trình này không chỉ là nơi thực hiện các nghi lễ Phật giáo lớn mà còn là địa điểm tổ chức các sự kiện văn hóa, tâm linh trọng đại. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Không gian của chùa được bố trí hài hòa, từ những hành lang rộng lớn, các sân trong, cho đến những khu vườn Thiền thanh tịnh. Mỗi không gian đều được thiết kế với mục đích tạo ra sự yên tĩnh, giúp du khách và phật tử có thể chiêm nghiệm, tu tập. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Không gian của chùa được bố trí hài hòa, từ những hành lang rộng lớn, các sân trong, cho đến những khu vườn Thiền thanh tịnh. Mỗi không gian đều được thiết kế với mục đích tạo ra sự yên tĩnh, giúp du khách và phật tử có thể chiêm nghiệm, tu tập. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Tam Chúc không chỉ là một ngôi chùa thông thường mà còn là biểu tượng của sự phát triển Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ mới. Nơi đây không chỉ là điểm đến tâm linh mà còn là nơi giao lưu văn hóa, kết nối giữa truyền thống và hiện đại. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Tam Chúc không chỉ là một ngôi chùa thông thường mà còn là biểu tượng của sự phát triển Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ mới. Nơi đây không chỉ là điểm đến tâm linh mà còn là nơi giao lưu văn hóa, kết nối giữa truyền thống và hiện đại. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Đến với chùa Tam Chúc, du khách không chỉ bị hấp dẫn bởi kiến trúc đồ sộ mà còn bởi không gian tĩnh lặng, thanh thoát và sâu lắng. Những du khách đến đây đều có chung trải nghiệm về một không gian thiêng liêng, kết nối con người với tâm linh. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Đến với chùa Tam Chúc, du khách không chỉ bị hấp dẫn bởi kiến trúc đồ sộ mà còn bởi không gian tĩnh lặng, thanh thoát và sâu lắng. Những du khách đến đây đều có chung trải nghiệm về một không gian thiêng liêng, kết nối con người với tâm linh. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Chùa Tam Chúc sáng đẹp lung linh dưới ánh đèn. Chùa Tam Chúc không chỉ là một ngôi chùa, mà còn là biểu tượng của sự kế thừa, phát triển và tôn vinh các giá trị văn hóa, tâm linh của dân tộc. Đây là điểm đến không thể bỏ qua đối với những người yêu thích văn hóa, tâm linh và kiến trúc Phật giáo. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Chùa Tam Chúc sáng đẹp lung linh dưới ánh đèn. Chùa Tam Chúc không chỉ là một ngôi chùa, mà còn là biểu tượng của sự kế thừa, phát triển và tôn vinh các giá trị văn hóa, tâm linh của dân tộc. Đây là điểm đến không thể bỏ qua đối với những người yêu thích văn hóa, tâm linh và kiến trúc Phật giáo. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Nguồn Bnews: https://bnews.vn/chua-tam-chuc-diem-den-mua-tet-nguyen-dan-at-ty-2025/360892.html
Zalo