Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm những nghề gì trong hành trình tìm đường cứu nước?
Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học là Nguyễn Tất Thành, hoạt động cách mạng với tên Nguyễn Ái Quốc) đã làm đủ nghề, hòa mình vào đời sống thợ thuyền trên hành trình tìm đường cứu nước.
1. Nghề đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh làm khi rời Tổ quốc để ra đi tìm đường cứu nước trên tàu Amiral Latouche Tréville là gì?
Thủy thủ
0%
Phụ bếp
0%
Bồi bàn
0%
Thợ máy
0%
Chính xác
Theo Báo Chính phủ, ngày 3/6/1911, Chủ tịch Hồ Chí Minh (khi đó là Nguyễn Tất Thành nhưng lấy tên Văn Ba) xin làm phụ bếp trên tàu Amiral Latouche Tréville, một tàu lớn vừa chở hàng vừa chở khách của hãng Năm Sao đang chuẩn bị rời cảng Sài Gòn đi Marseille, Pháp.
Ngày 5/6/1911, con tàu rời bến cảng Nhà Rồng, mang theo người thanh niên Việt Nam mang hoài bão tìm đường cứu nước. Trong vai trò phụ bếp, Văn Ba phải làm việc từ 4h sáng, quét dọn bếp, đốt lò, khuân vác, nhặt rau, rửa xoong chảo và phục vụ bếp chính.
2. Khi đến Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm công việc gì để kiếm sống và tìm hiểu đời sống người lao động Mỹ?
Đi ở, làm bồi bàn
0%
Làm công nhân xây dựng
0%
Làm công nhân xưởng máy
0%
Thợ đánh giày
0%
Chính xác
Năm 1912, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên tàu đi vòng quanh châu Phi, tận mắt chứng kiến cảnh áp bức ở nhiều thuộc địa, sau đó tiếp tục hành trình sang châu Mỹ và đi ở rồi làm bồi bàn tại một khách sạn ở Brooklyn, Mỹ.
Năm 1966, trong một lần tiếp nhà báo Mỹ David Delingher, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Khi trở về Mỹ ông có thể nói rằng tôi đã đi ở cho người ta ở Brooklyn với lương tháng 40 USD... Tôi làm việc không đến nỗi vất vả lắm và dùng một số thời gian rảnh để học tập và đi thăm những khu vực trong thành phố”.
3. Tại nước Anh, để sinh sống, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm những công việc chân tay vất vả nào trước khi làm phụ bếp ở khách sạn?
Thợ sửa ống nước
0%
Khuân vác ở bến tàu
0%
Đốt lò và cào tuyết
0%
Thợ điện
0%
Chính xác
Khoảng đầu năm 1913, Chủ tịch Hồ Chí Minh theo tàu rời Mỹ đến Havre (Pháp), sau đó sang Anh.
Để sinh sống tại Anh, Người làm công việc cào tuyết cho một trường học, rồi chuyển sang làm thợ đốt lò từ sáng sớm đến tối khuya trong hầm kín, ngột ngạt.
Ngay từ những ngày đầu đặt chân đến Anh, Người đã bắt tay vào việc học tiếng Anh. Hằng ngày, vào buổi sáng sớm và chiều tối - tức là trước và sau giờ lao động - Người đều miệt mài tự học; còn vào ngày nghỉ, học thêm với một giáo sư người Ý.
4. Sau này tại Quảng Châu (Trung Quốc), ngoài công việc phiên dịch và làm báo cho Quốc dân đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn làm thêm công việc nào?
Bán sách và báo
0%
Bán thuốc lá và bán báo
0%
Dạy tiếng Pháp
0%
Sửa chữa ô tô
0%
Chính xác
Cuối năm 1924, Chủ tịch Hồ Chí Minh - lúc này được biết tới với tên gọi Nguyễn Ái Quốc - đến Quảng Châu (Trung Quốc) với danh nghĩa công khai là cán bộ phiên dịch của phái bộ cố vấn Borodin bên cạnh Chính phủ Tôn Dật Tiên. Người đồng thời phụ trách mục tuyên truyền trên Canton Gazette – tờ báo tiếng Anh của Trung ương Quốc dân đảng. Bên cạnh công tác cách mạng, Người còn bán thuốc lá, bán báo để tự lo cho sinh hoạt hằng ngày.
5. Khi hoạt động cách mạng ở Thái Lan, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng cải trang thành ai để che giấu thân phận?
Họa sĩ Việt kiều
0%
Nhà sư
0%
Thầy lang
0%
Thầy đồ
0%
Chính xác
Khi hoạt động cách mạng tại Thái Lan (khi đó gọi là Xiêm) với bí danh Thầu Chín, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng làm nhiều việc như đào giếng, vỡ đất làm vườn, gánh gạch, đắp nền xây trường học cho con em kiều bào.
Tác giả Trần Dân Tiên trong sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch viết: “Ngoài việc cuốc đất, đi buôn, ông Nguyễn còn làm công việc tuyên truyền và tổ chức. 'Hội Thân ái Việt Nam' thành lập, một tờ tuần báo Thân ái được xuất bản. Trước kia ở Trung Quốc, ông Nguyễn từ phương Bắc tuyên truyền về nước. Bây giờ ở Xiêm, ông tuyên truyền về nước từ phương Tây”.
Những hoạt động của Người, dù đã hết sức cẩn thận nhưng vẫn không thể hoàn toàn giữ kín được. Thực dân Pháp sinh nghi, tung mật thám dò tìm. Người bị theo dõi ráo riết. Gặp khi nguy hiểm, Người thậm chí đã phải lánh vào chùa, tạm cắt tóc đi tu để tiếp tục hoạt động.
6. Trong hành trình cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trải qua gần 20 công việc, nghề nghiệp khác nhau, nhưng sau này Người chỉ nhận mình làm một nghề là chuyên nghiệp. Đó là nghề gì?
Nhà báo
0%
Nhà cách mạng, người yêu nước
0%
Nhà giáo
0%
Nhà văn hóa
0%
Chính xác
Trong hành trình cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trải qua gần 20 công việc, nghề nghiệp khác nhau, gồm cả nhà nông, công nhân, thợ thuyền, trí thức, thương gia... Trong tất cả những danh hiệu từng được vinh danh, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ nhận mình là người yêu nước và nhà cách mạng chuyên nghiệp - công việc Người theo đuổi suốt cuộc đời.