Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên các tỉnh thành Việt Nam?

Chữ cái này không có trong tên của 63 các tỉnh thành nước ta, đố bạn tìm được ra.

1. Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của các tỉnh thành Việt Nam là?

A

Ô

B

Ê

C

R

D

X

“X” là chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên gọi của các tỉnh, thành ở Việt Nam. Trong khi đó, các tỉnh, thành ở Việt Nam bắt đầu bằng chữ “B” nhiều nhất. Có đến 10 tỉnh, thành tên bắt đầu bằng chữ cái này, bao gồm: Bà Rịa - Vũng Tày, Bạc Liêu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Dương, Bình Định, Bình Phước, Bình Thuận.

2. Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành có từ “Bình” trong tên gọi?

A

8

“Bình” là chữ xuất hiện nhiều nhất trong tên các tỉnh, thành của nước ta. Hiện có 8 tỉnh, thành chứa chữ “Bình” trong tên, gồm: Bình Dương, Bình Định, Bình Phước, Bình Thuận, Thái Bình, Hòa Bình, Quảng Bình, Ninh Bình. Ngoài ra, tên tỉnh, thành ở Việt Nam cũng chứa nhiều các chữ như “Hà”, “Giang”, “Quảng”, “Hải”.

B

9

C

10

D

11

3. Có bao nhiêu tỉnh thành không có chữ 'A' trong tên gọi?

A

10

B

11

C

12

Trong số 63 tỉnh thành, có 12 tỉnh không có chữ A trong tên gọi gồm: Bến Tre, Bình Dương, Bình Định, Bình Phước, Điện Biên, Hưng Yên, Kon Tum, Ninh Bình, Phú Thọ, Phú Yên, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc.

D

13

4. Mấy tỉnh có tên gọi ngắn nhất Việt Nam?

A

4

Trên cả nước có 4 địa phương với tên gọi chỉ gồm 5 chữ cái, gồm: Hà Nội, Hà Nam, Sơn La và Cà Mau. Đây đều là các tỉnh thành có tên gọi ngắn nhất Việt Nam. Các tỉnh này hầu hết thuộc khu vực phía Bắc, riêng Cà Mau là tỉnh cực Nam của Việt Nam.

B

5

C

6

D

7

5. Có bao nhiêu tỉnh thành có từ “Giang” trong tên gọi?

A

5

B

6

Hiện nay, nước ta có 6 tỉnh có chứa từ “Giang” trong tên gọi, bao gồm 4 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long là An Giang, Kiên Giang, Tiền Giang, Hậu Giang và 2 tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc là Bắc Giang và Hà Giang.
Ngoài ra, có 5 tỉnh nước ta chứa từ “Quảng”, 4 tỉnh chứa từ “Hà” trong tên gọi.

C

7

D

8

6. Tên gọi Việt Nam ra đời năm bao nhiêu?

A

1802

B

1803

C

1804

Sau khi vua Gia Long lên ngôi năm 1802, ngoài việc ổn định về mặt tổ chức của vương triều, ông quan tâm tới việc đặt quốc hiệu đất nước để khẳng định sự thống nhất của một triều đại mới.
Năm 1803, vua Gia Long có ý định xin nhà Thanh đặt quốc hiệu là Nam Việt nhưng không được đồng ý do dễ gây nhầm lẫn với nước Nam Việt của Triệu Đà xưa. Vua Gia Long nhiều lần gửi thư biện giải, sau đó được đồng ý đổi tên nước là Việt Nam.
Tháng 2 năm Giáp Tý 1804, vua Gia Long ban chiếu đặt quốc hiệu mới là Việt Nam.

D

1805

Lâm Hoàng

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/chu-cai-duy-nhat-khong-xuat-hien-trong-ten-cac-tinh-thanh-viet-nam-ar916746.html
Zalo