Chính sách thôi việc đối với công chức, viên chức khi tổ chức lại bộ máy

Ngoài trợ cấp thôi việc, công chức, viên chức còn có thể được hưởng trợ cấp theo số năm công tác, trợ cấp tìm việc...

Theo quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP, cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức; Cán bộ, công chức cấp xã có tuổi đời từ đủ 2 năm trở lên đến tuổi nghỉ hưu (quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP) và không đủ điều kiện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi (quy định tại Điều 7 Nghị định này), nếu nghỉ thôi việc do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp thì được hưởng các chế độ gồm: Trợ cấp thôi việc; Trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng BHXH bắt buộc; Được bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc hưởng BHXH một lần theo quy định của pháp luật về BHXH; Được trợ cấp 3 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm.

Khi thôi việc, công chức, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp theo số năm công tác, trợ cấp tìm việc...

Khi thôi việc, công chức, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp theo số năm công tác, trợ cấp tìm việc...

Trợ cấp thôi việc đối với người nghỉ thôi việc trong thời hạn 12 tháng đầu tiên kể từ khi có quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền thì được hưởng trợ cấp bằng 0,8 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với số tháng tính hưởng trợ cấp thôi việc. Đối với người nghỉ thôi việc từ tháng thứ 13 trở đi kể từ khi có quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền thì được hưởng bằng 0,4 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với số tháng tính hưởng trợ cấp thôi việc.

Đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức; Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm ngày 15-1-2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức.

Viên chức và người lao động có tuối đời từ đủ 2 năm trở lên đến tuổi nghi hưu (quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP) và không đủ điều kiện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi (quy định tại Điều 7 Nghị định này), nếu nghỉ thôi việc thì được hưởng các chế độ gồm: Trợ cấp thôi việc; Trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng BHXH bẳt buộc; Được bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc hưởng BHXH một lần theo quy định của pháp luật về BHXH; Được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.

Đối với người nghỉ thôi việc trong thời hạn 12 tháng đầu tiên kể từ khi có quyết định sắp xếp tố chức bộ máy của cấp có thẩm quyền thì được hưởng trợ cấp thôi việc bằng 0,8 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với số tháng tính hưởng trợ cấp thôi việc.

Đối với người nghỉ thôi việc từ tháng thứ 13 trở đi kể từ khi có quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền thì được hưởng trợ cấp thôi việc bằng 0,4 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với số tháng tính hưởng trợ cấp thôi việc.

Thời gian để tính trợ cấp thôi việc là thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội và lực lượng vũ trang. Trường hợp thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc từ đủ 5 năm trở lên thì thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc tối đa 5 năm (60 tháng). Trường hợp thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc dưới 5 năm thì thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc bằng thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc.

Thời gian để tính trợ cấp theo số năm công tác có đóng BHXH là tổng thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc nhưng chưa hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc làm hoặc chưa hưởng chế độ BHXH một lần hoặc chưa hưởng chế độ phục viên, xuất ngũ. Trường hợp tổng thời gian để tính trợ cấp có tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc: từ 1 tháng đến đủ 6 tháng tính là 0,5 năm; từ trên 6 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 1 năm.

HƯƠNG HUYỀN

Nguồn NLĐ: https://nld.com.vn/chinh-sach-thoi-viec-doi-voi-cong-chuc-vien-chuc-khi-to-chuc-lai-bo-may-196250107082146872.htm
Zalo