Chính luận nghệ thuật kỷ niệm 50 năm giải phóng Trường Sa

Tối 29-4, Chương trình Chính luận nghệ thuật 'Sức sống Trường Sa' đã diễn ra nhằm kỷ niệm 50 Giải phóng Trường Sa diễn ra tại quân cảng Cam Ranh

Chương trình "Sức sống Trường Sa" được UBND tỉnh Khánh Hòa giao cho Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa thực hiện, nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Theo đó, trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, chiến công giải phóng quần đảo Trường Sa có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần vào chiến thắng vĩ đại của toàn dân tộc, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Các chiến sĩ trẻ hải quân mừng 50 năm giải phóng Trường Sa

Các chiến sĩ trẻ hải quân mừng 50 năm giải phóng Trường Sa

Chương trình chính luận "Sức sống Trường Sa"

Chương trình chính luận "Sức sống Trường Sa"

Hơn 50 năm qua, với sự quan tâm, đầu tư toàn diện của Đảng, Nhà nước, của Khánh Hòa và sự hỗ trợ của mọi miền Tổ quốc, cùng những nỗ lực không ngừng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo, Trường Sa hôm nay đang mang một diện mạo mới, không ngừng lớn mạnh, giàu đẹp.

Chương trình được thể hiện dưới hình thức chính luận nghệ thuật, với sự góp mặt của các khách mời đặc biệt như: Cựu chiến binh Đào Mạnh Hồng - nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 161 Lữ đoàn Đặc công Hải Quân 126; ông Lê Văn Tấn - Nguyên đảo trưởng Trường Sa từ 1975 - 1987.

Cựu chiến binh Đào Mạnh Hồng - nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 161 Lữ đoàn Đặc công Hải Quân 126; ông Lê Văn Tấn - Nguyên đảo trưởng Trường Sa từ 1975 - 1987, kể lại những ngày đầu giải phóng Trường Sa

Cựu chiến binh Đào Mạnh Hồng - nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 161 Lữ đoàn Đặc công Hải Quân 126; ông Lê Văn Tấn - Nguyên đảo trưởng Trường Sa từ 1975 - 1987, kể lại những ngày đầu giải phóng Trường Sa

Cựu chiến binh Đào Mạnh Hồng cho biết đúng ngày 29-4 cách đây 50 năm, lực lượng đặc công hải quân với phiên hiệu C75 nằm trong đội hình chiến đấu của Trung đoàn 126 đặc công hải quân (nay là Lữ đoàn đặc công Hải quân 126) đã chiến đấu để giải phóng Trường Sa. "Chúng tôi đã có những đồng đội đã ngã xuống để bảo vệ vùng biển, vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc. Những ngày đấy trong tôi cảm xúc, kỷ niệm này mãi mãi trong tôi không bao giờ phai mờ được" - cựu chiến binh Đào Mạnh Hồng xúc động

Trận chiến đấu giải phóng quần đảo Trường Sa không đơn giản là chúng ta giải phóng được quần đảo, bảo vệ được Tổ quốc mà hơn thế nữa nó còn là một trận chiến đấu mang tính thời cơ chiến lược.

Đây là một trong những quyết định rất sáng suốt của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng cũng như Quân Quân chủng Hải quân đã dùng một lực lượng đặc công hải quân cùng với lực lượng đặc công của Quân khu V hành quân thần tốc. Hai cánh quân động viên nhau qua các khí thế của trận đánh trên chiến trường để hoàn thành nhiệm vụ cùng với cả nước làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975.

Hai cựu chiến binh giải phóng Trường Sa trao lại chiếc đài của đồng đội để nghe tin tức về cuộc Tổng tiến công, đại thắng mùa xuân 1975 cho Bảo tàng Trường Sa

Hai cựu chiến binh giải phóng Trường Sa trao lại chiếc đài của đồng đội để nghe tin tức về cuộc Tổng tiến công, đại thắng mùa xuân 1975 cho Bảo tàng Trường Sa

Cựu chiến binh Lê Văn Tân, một trong những người đầu tiên được phân công lên đảo và tiếp quản đảo sau ngày giải phóng, cho biết: "Tôi từng là chiến sĩ chiến đấu trên chiến trường rừng núi của các tỉnh Tây Nguyên. Trước tình hình nhiệm vụ của Hải quân phải đảm nhiệm một vùng biển vô cùng rộng lớn, chúng tôi được điều động về Lữ đoàn 126 Hải quân và trực tiếp được giao nhiệm vụ ra đảo Sinh Tồn để xây dựng và bảo vệ đảo.

Trong lòng tôi cảm thấy rất là bồi hồi, làm nhiệm vụ với tinh thần của tuổi trẻ vì lúc đấy tôi mới 25 tuổi. Khi đó, bất kì nhiệm vụ gì mà tổ chức giao chúng tôi đều hồ hởi, phấn khởi với tinh thần sẵn sàng, có tàu là ra đảo, sẵng sàng nhận nhiệm vụ".

Một số hình ảnh tư liệu về giải phóng Trường Sa:

Lực lượng Đặc công Hải quân tiến công giải phóng đảo Song Tử Tây ngày 14-4-1975. Ảnh: TL

Lực lượng Đặc công Hải quân tiến công giải phóng đảo Song Tử Tây ngày 14-4-1975. Ảnh: TL

Bộ đội hải quân trên đảo Trường Sa được giải phóng, ngày 29-4-1975. Ảnh: TL

Bộ đội hải quân trên đảo Trường Sa được giải phóng, ngày 29-4-1975. Ảnh: TL

Bộ đội Đặc công hải quân Đoàn 126 trên đảo Trường Sa được giải phóng, ngày 29-4-1975.

Bộ đội Đặc công hải quân Đoàn 126 trên đảo Trường Sa được giải phóng, ngày 29-4-1975.

Bộ đội đặc công Hải quân làm chủ quần đảo Trường Sa tháng 4/1975. Ảnh Tư liệu

Bộ đội đặc công Hải quân làm chủ quần đảo Trường Sa tháng 4/1975. Ảnh Tư liệu

Kỳ Nam

Nguồn NLĐ: https://nld.com.vn/chinh-luan-nghe-thuat-ky-niem-50-nam-giai-phong-truong-sa-196250429214053061.htm
Zalo