Chiêm ngưỡng vẻ đẹp Cây di sản Việt Nam duy nhất ở Quảng Bình

Cây gạo hoa cam có tuổi đời hàng trăm năm tại xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa, là Cây di sản Việt Nam đầu tiên và duy nhất ở Quảng Bình.

 Cây gạo cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm nằm trong Khu bảo tồn voọc gáy trắng ở thôn 3 Thiết Sơn, xã Thạc Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Ảnh: B.T

Cây gạo cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm nằm trong Khu bảo tồn voọc gáy trắng ở thôn 3 Thiết Sơn, xã Thạc Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Ảnh: B.T

 Cây gạo mọc dưới một ngọn núi đá vôi, cây cao khoảng 30 m, tán vươn rộng khoảng 20 m. Đường kính thân cây ở gốc từ 4,5 m-6 m. Thân cây trụ thẳng, xù xì với những u bướu như đầu rồng. Ảnh: B.T

Cây gạo mọc dưới một ngọn núi đá vôi, cây cao khoảng 30 m, tán vươn rộng khoảng 20 m. Đường kính thân cây ở gốc từ 4,5 m-6 m. Thân cây trụ thẳng, xù xì với những u bướu như đầu rồng. Ảnh: B.T

 Bên ngoài, vỏ của cây có màu nâu xám, lá cây có hình lưỡi mác, nhẵn bóng màu xanh. Đặc biệt, thông thường cây gạo thường có hai màu hoa là đỏ và trắng, riêng cây gạo ở xã Thạch Hóa hoa lại là màu vàng cam. Ảnh: B.T

Bên ngoài, vỏ của cây có màu nâu xám, lá cây có hình lưỡi mác, nhẵn bóng màu xanh. Đặc biệt, thông thường cây gạo thường có hai màu hoa là đỏ và trắng, riêng cây gạo ở xã Thạch Hóa hoa lại là màu vàng cam. Ảnh: B.T

 Theo các cao niên trong làng, cây gạo này luôn được người dân xem như báu vật vô giá, gắn với bao thăng trầm lịch sử của vùng đất Tuyên Hóa nói chung và xã Thạch Hóa nói riêng. Cạnh cây gạo có một miếu thờ nên đối với người dân ở người dân nơi đây, cây gạo không chỉ là biểu tượng cho sự trường tồn, mà còn gắn liền với đời sống tâm linh, với hình ảnh làng quê thân thuộc. Ảnh: B.T

Theo các cao niên trong làng, cây gạo này luôn được người dân xem như báu vật vô giá, gắn với bao thăng trầm lịch sử của vùng đất Tuyên Hóa nói chung và xã Thạch Hóa nói riêng. Cạnh cây gạo có một miếu thờ nên đối với người dân ở người dân nơi đây, cây gạo không chỉ là biểu tượng cho sự trường tồn, mà còn gắn liền với đời sống tâm linh, với hình ảnh làng quê thân thuộc. Ảnh: B.T

 “Cây gạo có từ bao giờ thì không ai biết nhưng nhiều thế hệ người dân nơi đây lớn lên đã có cây gạo rồi. Từ thời ông nội tôi, rồi chiến tranh, bom đạn ác liệt, cây gạo vẫn đứng sừng sững, mang một sức sống mãnh liệt. Qua bao đời, cây gạo luôn là biểu tượng của quê hương, là bóng mát chở che, ôm ấp dân làng Thạch Hóa nên luôn được bà con yêu quý, bảo vệ" - ông Mai Xuân Thưởng (92 tuổi, ngụ tại xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa) chia sẻ.

“Cây gạo có từ bao giờ thì không ai biết nhưng nhiều thế hệ người dân nơi đây lớn lên đã có cây gạo rồi. Từ thời ông nội tôi, rồi chiến tranh, bom đạn ác liệt, cây gạo vẫn đứng sừng sững, mang một sức sống mãnh liệt. Qua bao đời, cây gạo luôn là biểu tượng của quê hương, là bóng mát chở che, ôm ấp dân làng Thạch Hóa nên luôn được bà con yêu quý, bảo vệ" - ông Mai Xuân Thưởng (92 tuổi, ngụ tại xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa) chia sẻ.

 Vào tháng 8-2024 vừa qua, tại lễ đón Bằng công nhận xã Thạch Hóa đạt chuẩn nông thôn mới, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã công bố và trao quyết định công nhận cây gạo tại thôn 3 Thiết Sơn, xã Thạch Hóa là Cây di sản Việt Nam. Đến thời điểm hiện tại, cây gạo cũng là cây đầu tiên và duy nhất ở Quảng Bình được công nhận là Cây di sản Việt Nam. Ảnh: CTV

Vào tháng 8-2024 vừa qua, tại lễ đón Bằng công nhận xã Thạch Hóa đạt chuẩn nông thôn mới, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã công bố và trao quyết định công nhận cây gạo tại thôn 3 Thiết Sơn, xã Thạch Hóa là Cây di sản Việt Nam. Đến thời điểm hiện tại, cây gạo cũng là cây đầu tiên và duy nhất ở Quảng Bình được công nhận là Cây di sản Việt Nam. Ảnh: CTV

 Theo ông Trần Văn Bằng, Chủ tịch UBND xã Thạch Hóa, cây gạo không chỉ tô đẹp thêm cho bức tranh làng quê mà còn góp phần phát triển du lịch, giáo dục truyền thống yêu nước, đạo hiếu cho người dân. Để bảo vệ, chăm sóc cây gạo, các tổ bảo vệ rừng, bảo vệ đàn voọc gáy trắng của địa phương thường xuyên phát quang quanh gốc, ngăn chặn các hành vi xâm hại cây, hướng dẫn khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu về cây gạo, động vật hoang dã trên địa bàn. Ảnh: B.T

Theo ông Trần Văn Bằng, Chủ tịch UBND xã Thạch Hóa, cây gạo không chỉ tô đẹp thêm cho bức tranh làng quê mà còn góp phần phát triển du lịch, giáo dục truyền thống yêu nước, đạo hiếu cho người dân. Để bảo vệ, chăm sóc cây gạo, các tổ bảo vệ rừng, bảo vệ đàn voọc gáy trắng của địa phương thường xuyên phát quang quanh gốc, ngăn chặn các hành vi xâm hại cây, hướng dẫn khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu về cây gạo, động vật hoang dã trên địa bàn. Ảnh: B.T

 Hiện nay, địa phương cũng đã mở đường vào khu vực cây gạo - Cây di sản Việt Nam. Xung quanh cây đã được phát quang, dọn dẹp thực bì, làm hàng rào bao quanh và có cổng ra vào để thuận tiện cho người dân cũng như du khách đến tham quan. Ảnh: B.T

Hiện nay, địa phương cũng đã mở đường vào khu vực cây gạo - Cây di sản Việt Nam. Xung quanh cây đã được phát quang, dọn dẹp thực bì, làm hàng rào bao quanh và có cổng ra vào để thuận tiện cho người dân cũng như du khách đến tham quan. Ảnh: B.T

BẢO THIÊN

Nguồn PLO: https://plo.vn/chiem-nguong-ve-dep-cay-di-san-viet-nam-duy-nhat-o-quang-binh-post833610.html
Zalo